Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ của VĐV nam 1213 tuổi các lớp Bóng rổ nghiệp dư Thành phố Thanh Hóa (Trang 31)

Phương pháp kiểm tra sư phạm còn được gọi là phương pháp sử dụng test. Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành kiểm tra sư phạm đối với các chỉ tiêu sau:

1. Chiều cao cơ thể: Chiều cao cơ thể là một trong những chỉ tiêu tuyển chọn quan trọng trong Bóng rổ. Chỉ số này có quan hệ chặt chẽ với thành tích thi đấu Bóng rổ của VĐV.

Dụng cụ đo: Dùng thước đo Máctim hoặc thước đo chiều cao kiêm đo trọng lượng cơ thể của Trung Quốc có độ cao 2mét.

Phương pháp đo: Người bị đo (Vận động viên bước lên bàn củ thước đo góc 2 bàn chân chạm vào mép trước của thước, mông và đầu chạm áp sát vào thân thước tạo ra 3 điểm tiếp xúc thước…Người đo di chuyển thẳng nằm ngang của thước. Khi thước ngang vừa chạm đỉnh đầu thì cố định và xác định trị số trên thước đo. Trị số đó chính là chiều cao của VĐV.

2. Chiều dài sải tay: Thực tiễn thể thao cho thấy VĐV Bóng rổ xuất sắc thường có chiều dài sải tay lớn hơn chiều cao cơ thể. Hiệu số “chiều dài sải tay - chiều cao cơ thể” càng lớn càng tốt.

Dụng cụ đo chiều dài sải tay: Trên 1 bức tường phẳng có độ cao khoảng 1,5 – 1,7. Kẻ 1đường thẳng dài khoảng 2m và có phân chia độ dài từ 0 đến 200m (chia cm chỉ ở khoảng từ 1m2 đến 2m).

Cách đo: Người bị kiểm tra đứng áp ngực vào tường 1 tay ngón giữa chạm vào điểm số “0” còn tay kia với ra phía đầu còn lại của thước đo trên tường. Người kiểm tra xác định khoảng cách giữa 2 đầu ngón giữa khi dang tay hết cỡ. Khoảng cách đó chính là chiều dài sải tay.

Cho VĐV đứng lên ngồi xuống 30 lần trong 30” (mỗi giây một lần) sau đó đo mạch lần 1 ngay sau dừng vận động lần 2 sau khi nghỉ 1 phút và lần 3 sau khi nghỉ 5 phút. Mỗi lần đo chỉ để mạch trong 15” sau đó nhân với 4 để tìm ra mạch đập 1 phút của mỗi lần. Cuối cùng dùng công thức sau để tính chỉ số công năng tim:

Công năng tim =

10 200 200 3 2 1+P +PP

Trong đó P1, P2, P3 là mạch đập 1 phút của 3 lần đo, 200 và 10 là hằng số. Kết quả tính công năng tim sẽ được đánh giá như sau:

Nhỏ hơn 1 là xuất sắc 1~5 là tốt 6~10 là trung bình khá 11~15 là trung bình yếu >16 là kém 4. Thị trường mắt

Thị trường mắt là chỉ phạm vi phát hiện thấy sự vật khi hai tròng mắt cố định. Do VĐV Bóng rổ cần phải quan sát nhanh và rộng để kịp thời có các hành động chuyền bắt bóng hoặc tấn công 1 cách hợp lý chính xác và nhanh chóng nên thị trường mắt phải lớn.

Phương pháp đo thị trường mắt: Dùng máy đo thị trường ở các bệnh viện mắt vẫn sử dụng. Cách đo cho VĐV ngồi đúng tư thế của đầu và nhìn thẳng vào 1 điểm sau đó cho điểm sáng di động ở phía 2 bên. Khi VĐV phát hiện được điểm sáng và phát ra tín hiệu thì ghi lại góc độ và phạm vi của thị trường mắt phải và trái.

5. Chạy 30m XPC

Nhằm đánh giá tố chất sức nhanh. Cách đo: Nếu có sẵn đường chạy 100m thì tốt. Nếu không chọn 1 quãng đường thẳng có chiều dài tối thiểu trên 40m. Một đầu kẻ vạch xuất phát, sau đó từ vạch xuất phát đo đúng 30m sẽ kẻ

vạch đích. Khi kiểm tra dùng đồng hồ bấm giờ có độ chính xác 1%/s 1 người phát lệnh. 1-2 người bấm giờ, mỗi lần kiểm tra có thể cùng lúc kiểm tra 1-2 VĐV.

6. Chạy 800m dùng sức.

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá sức bền chung của VĐV.

Cách đo: Có thể chạy trên sân Điền kinh hoặc trên đường quốc lộ đã được xác định đủ cự ly bằng 2 vạch xuất phát và đích. Cách tiến hành kiểm tra cũng giống như kiểm tra chạy 100m. Yêu cầu VĐV tùy sức chạy tốt nhất cự ly và không được phạm quy như chạy tắt ( nếu chạy trên sân).

7. Chạy đà bật cao với.

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá sức mạnh bột phát trong bật nhảy cao của VĐV.

Cách đo: Trên vùng đất phẳng dựng 1 cột có gắn bảng chia sẵn độ cao từ 2m50 đến 3m50. Với độ cách quãng 1cm. Khi kiểm tra, VĐV đứng cách đường chiếu của bảng khoảng 3-4m. Sau đó chạy đà 3 bước bật nhảy hai chân với tay lên điểm cao nhất của bảng. Người kiểm tra sẽ xác định trị số chiều cao với được trên bảng. Mỗi VĐV được nhảy 3 lần lấy thành tích tốt nhất.

8. Nằm ngửa gập bụng đá chân 30”

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá sức mạnh cơ bụng lườn. Cách tiến hành: VĐV nằm ngửa duỗi thẳng tay chân trên đệm. Sau đó dùng sức gập bụng để nâng đầu và chân lên, khi nào tay chạm được vào bàn chân thì hạ xuống và lặp lại động tác gập bụng nâng chân. Cứ như vậy thực hiện nhanh nhất trong 30” thì dừng. Người kiểm tra đếm số lần gập bụng nâng chân đúng yêu cầu trong 30”. ( Chú ý: Trước khi kiểm tra thật có thể cho VĐV tập thử 1 lần).

9. Nhảy chữ thập 10” (còn gọi là thử nghiệm Adam)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá năng lực phối hợp vận động và tính nhịp điệu, bật nhảy đổi hướng của VĐV. Cách đo: Trên khoảng đất phẳng có diện tích khoảng 16m2 trở lên. Kẻ 2 đường vuông góc tạo thành 4 ô như hình bên.

Khi bật nhảy VĐV dùng sức bật nhảy của 2 chân lần lượt nhảy theo thứ tự 4 ô là 1-2-3-4-1 rồi lặp lại như trên, thực hiện trong 10” tốc độ nhanh.

4 2

3 1

10. Ném rổ hai phút.

Chỉ tiêu này đánh giá trình độ chuẩn xác của kỹ thuật ném rổ , một trong những kỹ thuật tấn công quan trọng của VĐV Bóng rổ trong điều kiện hạn chế thời gian phải tăng số lần ném tạo ra áp lực tâm lý nhất định.

Cách kiểm tra: VĐV đứng ở vạch ném phạt 5m8 tay giữ bóng trên vai bên cạnh có rổ bóng dự trữ, khi nghe thấy hiệu lệnh “bắt đầu” thì phải nhanh chóng ném bóng vào rổ rồi lấy bóng ở rổ bóng dự trữ ném tiếp. Làm thế nào để trong vòng 2 phút ném được vào rổ số bóng nhiều nhất. Người kiểm tra đứng bên cạnh theo dõi thời gian và số lần ném trúng rổ trong hai phút.

11. Dẫn bóng luồn cọc 2x10m

Trên mặt sân kẻ 2 vạch, một là vạch xuất phát, 2 vạch 10m. Hai vạch cách nhau 10m. Giữa 2 vạch đặt 5 cột (hoặc 1 vật làm mốc, mỗi cột cách nhau 2m)

Khi tiến hành kiểm tra VĐV đứng vào sau vạch 2 tay cầm bóng. Khi có hiệu lệnh xuất phát thì nhanh chóng đập bóng và chạy dẫn bóng luồn qua các cọc (như sơ đồ hướng dẫn) khi chạy tới vạch 10m thì dẫn bóng quay trở lại cũng phải luồn cọc như lần dẫn đi. Người kiểm tra xác định thành tích dẫn bóng luồn cọc trong 2 lượt đi và về.

Xuất phát Vạch 10m

12. Chuyền bóng 2 tay trước ngực.

Nhằm đánh giá năng lực sức mạnh và tính nhịp điệu động tác trong các động tác dùng sức mạnh của cơ thể.

Cách tiến hành: Trên sân kẻ 1 vạch giới hạn. Phía trước là khoảng trống khoảng 15m. Người bị kiểm tra đứng sau vạch giới hạn, 2 tay giữ bóng trước ngực. Khi nghe thấy hiệu lệnh thì dùng sức phối hợp toàn thân và 2 cánh tay chuyền bóng mạnh ra trước.

Người kiểm tra: Dùng thước dây đo khoảng cách từ vạch giới hạn đến điểm rơi của bóng. Mỗi VĐV có thể chuyền 3 quả. Lấy thành tích của lần chuyền bóng xa nhất.

13. Tốc độ (thời gian) phản xạ đơn.

Thử nghiệm này để đánh giá tốc độ phản xạ của VĐV. Cách tiến hành: Dùng máy đo tốc độ phản xạ (ánh sáng) đặt trên 1 chiếc bàn. Người bị kiểm tra ngồi trên ghế sát bàn tay đặt lên bàn, ngón tay đặt trên phím bấm, người kiểm tra điều khiển ánh sáng hiện trên máy đo, khi nhìn thấy đèn ở trên máy đo lóe sáng phải nhanh chóng dùng ngón tay ấn phím bấm để tắt đèn. Người kiểm tra đọc thời gian phản xạ hiện trên máy đo. Người bị kiểm tra thực hiện 3 lần lấy thành tích tốt nhất (ít nhất) trong 3 lần bấm.

14. Độ run tay (Test terơmo)

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trạng thái tâm lý và trạng thái cảm xúc tâm lý của VĐV thể thao. Cách tiến hành: Sử dụng dụng cụ đo 9 lỗ của thước đo Terơmo tĩnh lần lượt các lỗ có đường kính từ 2 đến 10ml. Khi đo VĐV ngồi trước dụng cụ đo sau đó dùng 1 chiếc que lần lượt xuyên qua lỗ (từ lỗ lớn lần lượt đến lỗ nhỏ) sau đó rút que ra lại xuyên vào lỗ nhỏ kế đó. Cứ lần lượt xuyên qua các lỗ. Khi nào đến 1 lỗ nào đó mà đèn của dụng cụ đo lóe sáng thì dừng lại. Thành tích chỉ được tính ở lỗ trước đó. Ví dụ chạm vào lỗ có đường kính 3mm đèn lóe sáng thì thành tích chỉ được tính ở lỗ có đường kính 4mm (độ run là 4mm). VĐV có thể tiến hành 3 lần lấy thành tích lần tốt nhất.

15. Đánh giá của huấn luyện viên.

Việc đánh giá của huấn luyện viên chủ yếu là việc đánh giá theo kinh nghiệm của bản thân huấn luyện viên.

Huấn luyện viên dùng thang điểm 10 hoặc dùng cách đánh giá theo 5 loại tốt, khá, trung bình, yếu kém đối với 3 mặt sau của VĐV:

- Hình thái thể chất của VĐV

- Năng lực nắm vững và vận dụng kỹ thuật của VĐV trong đó đánh giá năng lực tiếp thu nhanh, chính xác kỹ thuật và ý thức vận dụng trong tập luyện thi đấu.

- Phẩm chất ý chí chủ yếu đánh giá về tinh thần chịu khó, dũng cảm, ý thức tập thể dám đọ sức. Sự phối hợp với đồng đội….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ của VĐV nam 1213 tuổi các lớp Bóng rổ nghiệp dư Thành phố Thanh Hóa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w