Cơ sở di truyền học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ của VĐV nam 1213 tuổi các lớp Bóng rổ nghiệp dư Thành phố Thanh Hóa (Trang 39 - 41)

Như chúng ta đã biết di truyền học của loài người là khoa học nghiên cứu về di truyền và biến dị. Tức là nghiên cứu hiện tượng giống nhau về tính trạng đặc trưng giữa con cái và bố mẹ đồng thời cũng nghiên cứu về hiện tượng khác biệt về tính trạng giữa con cái và bố mẹ. Khoa học di truyền học được phát triển một cách vũ bão từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20.

Hiện nay di truyền học đã được các nhà khoa học tuyển chọn và đo lường, đánh giá thể thao vận dụng rộng rãi vào khoa học tuyển chọn và đánh giá thể thao. Thực tiễn và lý luận cũng đã đều chứng tỏ rằng: Trên 5 tỷ người của hành tinh chúng ta chỉ có 1 người giành được chức vô địch. Người đó phải là nhân tài và chứa đựng trong họ các loại tính trạng cơ thể thuộc năng lực thể thao của nhà vô địch mà những năng lực ấy phân lớn lại chịu ảnh hưởng của nhân tố di truyền. Vì vậy hiện nay ứng dụng di truyền học làm cơ sở cho việc xây dựng

tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện thể thao đã trở thành một xu thế tất yếu.

Trong quá trình tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện các nhà khoa học quan tâm nhiều tới các lý luận di truyền cơ bản sau:

Thứ nhất là độ di truyền (hoặc còn gọi là sức di truyền) (quốc tế gọi là Heritability)

Trong quá trình nghiên cứu ứng dụng về độ di truyền các nhà khoa học TDTT lại quan tâm nhiều tới độ di truyền của các yếu tố thành phần của năng lực thể thao như hình thái cơ thể, chức năng, tố chất, tâm lý ...

1. Về độ di truyền của một số chỉ tiêu đặc trưng về hình thái cơ thể. Qua nghiên cứu các nhà di truyền học thể thao đã thu được các số liệu ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Độ di truyền của các chỉ tiêu đặc trưng về thể hình (%)

Chỉ tiêu Nam Nữ Chỉ tiêu Nam Nữ

CC đứng 75 92 Vòng ngực 54 55

CC ngồi 85 85 Vòng cánh tay 65 60

Dài tay 80 87 Vòng đùi 60 65

Dài chân 77 92 TL cơ thể 68 72

Dài bàn chân 82 82 TL trừ mỡ 87 78

Rộng đầu 95 76 Hình dạng tim 82 82

Rộng vai 77 70 Diện tích phổi 52 52

Rộng lườn 79 63 Hình dáng lồng ngực 90 90

Rộng hông 75 85 Hình thái cơ hoành cách 83 83

Vòng đấu 90 72

Trích từ "Tuyển chọn khoa học VĐV thể thao" 2. Độ di truyền về một số chỉ tiêu sinh lý sinh hoá.

Các nhà sinh lý, sinh hoá thể thao cũng đã nghiên cứu về để di truyền của một số chỉ tiêu sinh lý sinh hoá quan trọng liên quan tới năng lực vận động của cơ thể. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Các chỉ tiêu sinh lý Các chỉ tiêu sinh hoá

Chỉ tiêu Độ di truyền % Chỉ tiêu Độ di truyền

%

Mạch yên tĩnh 33 Hàm lượng ATHÀNH PHố CP

67 - 89Tần số mạch tối đa 85,9 Số lượng Anbumin 70 - 92

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ của VĐV nam 1213 tuổi các lớp Bóng rổ nghiệp dư Thành phố Thanh Hóa (Trang 39 - 41)