Sự phát triển về tri giác: Ở tuổi 12-13, tồn tại 2 loại tri giác là tri giác có chủ định và tri giác không có chủ định, quá trình tri giác có chủ định của các em đã bắt đầu chiếm ưu thế. Tuy vậy, sự nhận thức của các em ở lứa tuổi này vẫn còn vội vàng, thiếu tính toàn diện và sâu sắc, còn nặng về sự nhận thức ở hình thức bên ngoài, chưa chú trọng nhận thức bản chất của sự vật, vì vậy trong nhận thức dễ dẫn tới sai lầm.
Về tri giác không gian và thời gian của các em còn hạn chế. Sự tưởng tượng còn yếu, tính không gian ba chiều trong quan sát còn bị hạn chế.
Năng lực ghi nhớ: Sự phát triển trí nhớ của thiến niên 12-13 tuổi đã có những chuyển biến bước đầu về chất lượng hoạt động. Ở giai đoạn này, đòi hỏi khả năng ghi nhớ những tri thức phức tạp hơn, trừu tượng hơn, đồng thời còn yêu cầu các em phải ghi nhớ một cách mạch lạc, rõ ràng nên trình độ ghi nhớ đã tốt hơn.
Một đặc điểm khác nữa trong việc phát triển năng lực ghi nhớ của các em lứa tuổi 12-13 là tính chất ghi nhớ không chủ đích vẫn chiếm ưu thế, trí nhớ vận động vẫn chưa hoàn thiện, chưa chính xác. Trong tiếp thu kỹ năng vận động thường thiếu tiếp thu có phê phán.
Năng lực tư duy và trí tưởng tượng: Năng lực tư duy của thiếu niên 12- 13 tuổi vẫn chủ yếu là tư duy cụ thể, thiếu năng lực tư duy trừu tượng và tư duy logic. Sự phát triển trí tưởng tượng của học sinh 12-13 tuổi tuy có tiến bộ song trong quá trình tiếp thu tri thức mới trong đó gồm những khái niệm khó hiểu cần phải kết hợp dùng ngôn ngữ và hình tượng các em mới hiểu được. Đặc biệt sự tưởng tượng sáng tạo được thể hiện rất rõ ở những học sinh có năng khiếu về TDTT hoặc văn ,thơ, nhạc, họa.
Về cảm xúc: Lứa tuổi 12-13, cảm xúc của các em dễ biểu hiện ra ngoài do chưa biết kiềm chế cảm xúc. Vì vậy chỉ cần quan sát biểu hiện ở nét mặt và hành vi của các em là ta có thể nắm bắt được cảm xúc và tình cảm, tâm lý của các em. Về tính kiên trì: Do ý thức hoạt động và đặc biệt là do quá trình hưng phấn của hệ thần kinh vẫn chiếm ưu thế nên các em dễ thích song cũng dễ chán hay nói cách khác là tính kiên trì trong mọi hoạt động của thiếu niên 12-13 tuổi còn yếu.
Tóm lại: “ trong quá trình” tìm kiếm các con đường nâng cao hiệu quả và hiệu suất đào tạo nhân tài TDTT. Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu nâng cao tính chính xác của khoa học dự báo nhờ việc nghiên cứu tìm ra độ di truyền
đối với các yêú tố cấu thành thành tích thể thao và các quy luật phát dục trưởng thành các quy luật phát triển tố chất thể lực và năng lực chuyên môn của VĐV. Từ đó xây dựng được các hệ thống test trong tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV các môn thể thao.
Bóng rổ là môn thể thao mang tính kỹ thuật và thể lực. Thành tích thi đấu của VĐV Bóng rổ phụ thuộc vào trình độ phát triển hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý của VĐV. Song VĐV Bóng rổ tuổi đạt thành tích cao là khoảng 20-22 tuổi và thời gian tập luyện phải trải qua ít nhất 8-10 năm. Vì vậy, VĐV cần được đưa vào tập luyện từ 9-10 tuổi. Với tuổi nhỏ như vậy để có thể tuyển chọn ban đầu có hiệu quả cũng như đánh giá một VĐV nào đó có phù hợp với việc tập luyện Bóng rổ hay không nhất thiết phải xây dựng được tiêu chuẩn đaán giá trình độ phù hợp tập luyện đối với môn Bóng rổ.
Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ cũng như tiêu chuẩn tuyển chọn ban đầu phải được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học tuyển chọn, khoa học đánh giá và thực tiễn của đối tượng nghiên cứu thì mới có thể đạt được tính hiệu quả mong muốn.
CHƯƠNG 2