Nguồn lực của công ty.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương (Trang 63)

Chương 2 Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh

2.4.2. Nguồn lực của công ty.

Để thực hiện được các giải pháp trên thì công ty cần có các điều kiện về nguồn lực :

Thứ nhất, về nguồn lực vốn: Để nâng cao khả năng tài chính thì công ty có thể áp dụng các biện pháp sau: Đẩy mạnh khối lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra, nâng cao năng suất chất lượng hàng hoá, dịch vụ để dòng vốn quay vòng nhanh phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Giảm đến mức thấp nhất những chi phí trong hoạt động kinh doanh, chi phí vận chuyển, bảo quản, hao

hụt hàng hoá để thu được lợi nhuận cao hơn. Tăng cường công tác quản lý tài chính ở công ty như: theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán; phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản và vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để giảm mức đột thiệt hại về vốn. Công ty huy động vốn bằng cách: vay ngân hàng thương mại, vốn liên doanh liên kết, vốn góp của các cổ đông và sử dụng tiền ứng trước của khách hàng để tăng tiềm lực vốn cho công ty. Ngoài ra, công ty cũng có thể huy động vốn từ các nguồn như mua hàng trả chậm, nhận bán hàng đại lý, ký gửi, uỷ thác …từ nguồn khách hàng như nhận từ tiền đặt cọc, nhận mua hộ, huy động từ người thân, cán bộ công nhân viên trong công ty. Tất cả các nguồn này có thể không nhiều nhưng cũng giúp cho công ty huy động được số vốn nhất định phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, nguồn nhân lực: Công ty phải có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên am hiểu về luật thương mại, các điều luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có mục tiêu đúng đắn và hợp pháp; Đội ngũ nguồn nhân lực trong các phòng ban, bộ phận của công ty cần am hiểu và chuyên môn sâu về từng lĩnh vực mà mình làm để có thể thực hiện tốt được các nhiệm vụ của mình; Công ty phải am hiểu thị trường, nắm bắt được cơ hội kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ, rủi ro có thể đến với công ty; Để nâng cao vào trình độ nhân lực công ty phải thực hiện tốt các công tác sau: Liên tục đào tạo và tuyển chọn đội ngũ nhân viên mới có trình độ chuyên môn cao; Tiến hành đào tạo, nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty; Tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, sáng tạo để cho nhân viên phát huy được hết khả năng của mình; Thực hiện tốt việc chi trả lương, thưởng, phúc lợi đối với nhân viên để khuyến khích họ làm việc; Thường xuyên cử các cán bộ có đủ năng lực đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ. Để thưc hiện tốt các

điều kiện công ty phải giải quyết ba vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, xây dựng chiến lược về nhân sự và kế hoạch hoá nhân sự; Thứ hai, tổ chức tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo và phát triển nhân sự; Thứ ba, thực hiện chế độ đãi đối với nhân sự.

Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật trong công ty cần được thay đổi phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ trong nước và quốc tế; Cơ sở hạ tầng và các điều kiện vật chất công cộng cần được hoàn thiện, nâng cấp để phục vụ tốt cho công tác vận chuyển, giao dịch với khách hàng của công ty.

Kết luận

Hoạt động kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng và phức tạp, chịu tác động rất lớn của các yếu tố bên ngoài. Vì thế, các doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp đã tận dụng được tối đa nguồn lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh như con người, các nguồn lực vô hình và hữu hình. Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sự kiện này đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào sân chơi quốc tế, phá bỏ các rào cản thương mại, tạo nhiều áp lực cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương. Hiện nay, công ty đã tận dụng tất cả các nguồn lực để huy động vào hoạt động kinh doanh, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và khắc phục những hạn chế, yếu kém để hoàn thiện nâng công ty lên một vị thế mới trên thương trường. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt và xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay đã đưa doanh nghiệp vào vị thế có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro. Vì vậy, Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương nói riêng và các doanh nghiệp thương mại nói chung phải luôn nhanh nhạy với những biến động của thị trường, nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh để có thể đứng vững và duy trì tốt hoạt động kinh doanh của mình.

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên bản báo cáo chuyên đề thực tập cuối khó còn nhiều thiếu xót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Đinh Lê Hải Hà, các thầy

cô và các anh chị trong Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương đã hướng dẫn vào tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản báo cáo này.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư kỹ thuật Ánh Dương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w