Dự báo triển vọng phát triển mặt hàng giầy vả

Một phần của tài liệu Quản trị kênh phân phối mặt hàng giầy vải của công ty cổ phần giầy thể thao Động Lực trên thị trường Hà Nội (Trang 48 - 49)

Thị trường giày vải trong nước đang ngày càng mở rộng, với sự phát triển của rất nhiều doanh nghiệp giầy dép trong và ngoài nước. Xác định đây là mặt hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày, mang lại giá trị thặng dư cao cho nền công nghiệp nước nhà nên toàn ngành định hướng dần nâng tỉ trọng của mặt hàng giầy vải trở thành sản phẩm có sức tiêu thụ lớn nhất trong ngành tại thị trường nội địa.

Tại thị trường Hà Nội mặt hàng giầy vải vẫn là sản phẩm được các doanh nghiệp chú trọng phát triển, là sản phẩm mang tính cạnh tranh cao của mỗi doanh ngiệp, hiện tại trên thị trường Hà Nội có một số doanh nghiệp đi đầu về sản xuất giầy vải như giầy Thượng Đình, giầy Động Lực, một số doanh nghiệp nước ngoài như Converse,..và rất nhiều các mặt hàng giầy giá trị thấp đến từ Trung Quốc… Như vậy chỉ trên một thị trường có diện tích địa lý khá hẹp mà tập trung rất nhiều hãng giầy khác nhau làm cho tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với sự tập trung đông đảo các doanh nghiệp như vậy, có thể nói thị trường giầy vải tại Hà Nội đã trở nên bão hòa, đòi hỏi các doanh ngiệp cần có những biện pháp cạnh tranh mang tính đột phá hoặc tìm kiếm thị trường mới.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Ngành Da - Giầy Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới với những định hướng và mục tiêu phát triển vừa bảo đảm phát triển bền vững nhưng cũng kèm theo cả những mục tiêu mang tính đột phá. Mục tiêu chiến lược ngành da giày được phác thảo đến năm 2020 là chiếm lĩnh trên 60% thị trường nội địa, chủ động đến 80% nguyên phụ liệu, và đạt kim ngạch xuất khẩu từ 13-14 tỷ USD sản phẩm giầy dép các loại.

Toàn ngành vẫn duy trì định hướng chiếm lĩnh dần thị trường nội địa và chủ động phục vụ xuất khẩu, phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng của thị trường sản phẩm trên thế giới; phát triển ngành nhằm tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, chủ động hội nhập

kinh tế với khu vực và thế giới, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang tự sản xuất, kinh doanh; gắn việc phát triển nhanh quy mô sản xuất với việc tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực được đào tạo trong đó quan tâm đặc biệt đối với lao động nghèo, lao động nông nghiệp; gắn việc phát triển sản xuất trên cơ sở thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, thân thiện và bảo vệ môi trường; chuyển dịch các cơ sở gia công mũ giầy về các vùng nông thôn, vùng có nhiều lao động; nâng cao năng lực tự thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới, ưu tiên ứng dụng công nghệ tự động hoá trong thực hiện công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất.

Một phần của tài liệu Quản trị kênh phân phối mặt hàng giầy vải của công ty cổ phần giầy thể thao Động Lực trên thị trường Hà Nội (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w