Nhằm kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động.
Kích thích, động viên nhân viên gồm các hoạt động:
+ Xây dựng và quản lý hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng
+ Thiết lập và áp dụng các chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng, thăng tiến, kỷ luật, phúc lợi, phụ cấp
+ Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên
Các biện pháp kích thích nhân viên làm việc có rất nhiều và rất đa dạng. Nhìn chung, có thể phân làm 2 nhóm chính: Kích thích bằng vật chất và kích thích bằng tinh thần.
- Kích thích vật chất
Kích thích vật chất là một động lực quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất và công tác.
+ Kích thích đối với nhân viên làm việc theo sản phẩm
Áp dụng hệ thống trả lƣơng theo sản phẩm là một hình thức kích thích vật chất có từ lâu đã đƣợc sử dụng rộng rãi, có hiệu quả cao. Nó gắn thu nhập của nhân viên với kết quả sản xuất, lao động trực tiếp của họ. Nhân viên ra sức học tập văn hoá, nâng cao trình độ lành nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật... tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động. Trả lƣơng theo sản phẩm góp phần giáo dục ý thức lao động tự giác, thúc đẩy phong trào thi đua hăng hái sản xuất giữa các nhân viên trong doanh nghiệp.
22
+ Kích thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kích thích chung theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc áp dụng chung cho tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Hình thức này giúp cho mỗi nhân viên hiểu đƣợc mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với kết quả chung của doanh nghiệp. Hệ thống kích thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc chia làm các loại sau: Thƣởng theo năng suất, chất lƣợng; chia lời; bán cổ phần cho nhân viên…..
Các hình thức thưởng theo năng suất và chất lượng:
Thƣởng theo năng suất và chất lƣợng chú trọng đến các đóng góp của nhân viên nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sản xuất kinh doanh cụ thể trong khoảng thời gian ngắn. Cách làm này áp dụng theo mô hình của Scanlon, mô hình của Rucker và mô hình tiết kiệm thời gian.
Mô hình của Scanlon:
Mô hình này đƣợc áp dụng tại công ty Rocky Mountain Data Systems. Sau 5 tháng áp dụng, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 22%, doanh thu tăng 11%, thu nhập của nhân viên tăng 14% và mối quan hệ trong lao động đƣợc cải thiện rất nhiều so với trƣớc. Mô hình của Scanlon kích thích nhân viên giảm chi phí lao động trên tổng doanh thu. Theo mô hình này, trƣớc hết cần xác định Hệ số chi phí lao động chuẩn trong điều kiện sản xuất bình thƣờng.
Hệ số chi phí lao động chuẩn = Chi phí lao động / Doanh thu
Hàng tháng đối chiếu kết quả thực hiện thực tế với hệ số chi phí lao động chuẩn. Sau khi trừ đi một tỷ lệ phần trăm nhất định trong phần tiết kiệm đƣợc để dự phòng cho các tháng sau, phần còn lại sẽ đƣợc chia theo tỷ lệ nhất định cho doanh nghiệp và thƣởng cho nhân viên. Tỷ lệ giữa phần để lại cho doanh nghiệp và phần thƣởng cho nhân viên có thể là 1:2 chia lại cho nhân viên dƣới dạng thƣởng.
Mô hình Rucker:
Mô hình này tƣơng tự nhƣ mô hình Scanlon nhƣng thay thế yếu tố doanh thu bằng Giá trị gia tăng. Công thức của Rucker là:
Hệ số chi phí lao động chuẩn = Chi phí lao động / Giá trị gia tăng
Mô hình này kích thích nhân viên giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và tiết kiệm các yếu tố vật chất khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.
23
Mô hình thưởng do tiết kiệm thời gian:
Xuất phát từ quan điểm cho rằng mọi nhân viên trực tiếp và gián tiếp đều tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, do đó họ đều cần đƣợc khuyến khích, khen thƣởng khi kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là tốt. Mô hình này có điểm tƣơng tự nhƣ cách trả lƣơng theo sản phẩm nhƣng hệ thống tiêu chuẩn và khen thƣởng đƣợc áp dụng chung cho mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Trên cơ sở tính toán giờ chuẩn để thực hiện công việc, lợi ích đem lại do tiết kiệm thời gian thực hiện công việc sẽ đƣợc chia đều cho một bên là toàn bộ nhân viên, một bên là doanh nghiệp. Theo đánh giá của tổ chức US General Accounting Office, có hơn 1000 doanh nghiệp ở Mỹ áp dụng mô hình này.
Chia lời
Nhằm kích thích nhân viên làm việc tốt và gắn bó với doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng kế hoạch chia một phần lợi nhuận cho nhân viên. Nhƣ vậy ngoài tiền lƣơng, thƣởng hàng tháng nhân viên còn đƣợc chia thêm một phần lợi nhuận. Trên thực tế có 3 kiểu chia lời phổ biến:
+ Chia lời trả bằng tiền hàng năm hoặc quí sau khi quyết toán.
+ Chia lời cho nhân viên dƣới dạng phiếu tín dụng và chỉ trả cho nhân viên khi họ không làm việc cho doanh nghiệp nữa, về hƣu hoặc không còn khả năng lao động hoặc chết.
+ Bán cổ phần cho nhân viên hoặc trợ cấp và các khoản thu nhập thêm khác
- Kích thích tinh thần
Lợi ích vật chất giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích nhân viên làm việc. Tuy nhiên các kích thích về tinh thần cũng có vai trò rất lớn, đôi khi thay thế các kích thích vật chất, nhằm thoả mãn các nhu cầu và động cơ ngày càng cao của nhân viên. Dƣới đây là một trong số các phƣơng pháp kích thích tinh thần nhằm nâng cao hiệu quả làm việc ở các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lƣợng trong thời gian làm việc là thể hiện mức độ thoả mãn các nhu cầu cá nhân quan trọng do làm việc trong doanh nghiệp. Bao gồm các nội dung:
24
+ Có cơ hội nhƣ nhau trong phát triển nghề nghiệp;
+ Đƣợc tham gia tích cực vào các quyết định có liên quan đến cá nhân; + Đƣợc ghi nhận và thƣởng khi có thành tích;
+ Môi trƣờng làm việc lành mạnh, an toàn; + Lƣơng đƣợc trả tƣơng xứng, công bằng.
Quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trƣờng làm việc nhƣ:
+ Ký hợp đồng lao động;
+ Giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động; + Bảo hiểm xã hội, y tế và an toàn lao động.
Ba nhóm chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng nhƣ nhau, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hƣởng trực tiếp lẫn nhau, phục vụ cho mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực.