Đối với chính quyền Trung ương

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 81)

Một là, cần xây dựng chiến lược FDI và quy hoạch thu hút FDI chung cho cả nước. Đây là yêu cầu cấp thiết, bởi việc xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng FDI sẽ là cơ sở định hướng thu hút, sử dụng FDI theo ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương, đối tác... cũng như định hướng chính sách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh và đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững.

Quy hoạch FDI phải đặt trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực cả nước, gắn kết với các nguồn lực trong nước và nước ngoài khác để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế sâu rộng. Quy hoạch FDI phải cụ thể hóa các chiến lược liên quan theo ngành, vùng lãnh thổ, phù hợp với các quy hoạch ngành và sản phẩm chủ yếu, cũng như các cam kết quốc tế và đòi hỏi của các nhà đầu tư.

Trên cơ sở quy hoạch FDI, cần xây dựng Danh mục quốc gia ưu tiên thu hút FDI với các dự án theo ngành, lĩnh vực quan trọng cùng các thông số kỹ thuật cụ thể để cung cấp những thông tin cơ bản cho các nhà đầu tư quan tâm.

Hai là hoàn thiện luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động FDI trong đó tập trung khắc phục sự chồng chéo giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp về hình thức đầu tư và hình thức doanh nghiệp, thủ tục đầu tư và thủ

tục đăng ký doanh nghiệp, giữa chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng cổ phần. Giải quyết sự chồng chéo giữa Luật Đầu tư và luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư, về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư.

Tăng cường rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư đã ban hành để giải quyết những bất cập liên quan gây cản trở cho các hoạt động xúc tiến và đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Tiến hành sửa đổi đồng bộ những nội dung không phù hợp, bổ sung các quy định mới, bảo đảm tính thống nhất, nhất quán, minh bạch, công khai của luật pháp. Nhất là việc phải bổ sung quy định chi tiết về quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư và triển khai thực hiện dự án đầu tư, làm cơ sở cho công tác hậu kiểm. Hoàn thiện các quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư, nhất là thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam; khung pháp lý về thanh lý, giải thể, phá sản doanh nghiệp. Xây dựng một mô hình đầu tư bền vững đồng thời có những chính sách riêng biệt nhằm ưu tiên cho các tập đoàn TNC đầu tư vào quốc gia cũng như từng vùng, tận dụng được sự chuyển giao công nghệ hiện đại và các nguyên tắc quản lý hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ để tăng cường thu hút dự án công nghệ cao vào Việt Nam, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Sửa đổi pháp luật về đất đai, xây dựng, đấu thầu... để triển khai nhanh và hiệu quả các dự án FDI; hoàn thiện khung pháp luật về môi trường, quy định tiêu chuẩn môi trường và cơ chế giám sát để hạn chế những tác động tiêu cực của dự án đầu tư đến môi trường…

Sớm xem xét, điều chỉnh, khắc phục những bất cập liên quan đến lao động (Nghị định 46/2011/NĐ-CP về vấn đề cấp Giấy phép và gia hạn Giấy

phép lao động cho người nước ngoài) theo Bộ Luật Lao động mới, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013.

Bốn là, sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư:

- Ưu đãi cao nhất đối với dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, đào tạo và giáo dục, bệnh viện, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

- Cho phép các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao được hưởng ưu đãi, đồng thời điều chỉnh thích ứng với định hướng ngành, lĩnh vực trong các khu này.

- Bên cạnh hệ thống ưu đãi chuẩn, cần quy định thêm cơ chế ưu đãi linh hoạt, đặc biệt đối với các nhà đầu tư mang tính chiến lược lâu dài, hoặc đối với những dự án, lĩnh vực có tác động lớn đến kinh tế - xã hội và có tính lan tỏa cao hoặc đối với những vùng lãnh thổ và địa phương cần tập trung để phát triển làm động lực cho cả khu vực.

Năm là, nâng cao hiệu quả công tác phân cấp đầu tư và xây dựng mô hình kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động FDI phù hợp và hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với FDI.

Đề nghị Chính phủ và các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm và trợ giúp tỉnh trong việc tiếp cận thông tin về thị trường trong và ngoài nước, về các đối tác nước ngoài tiềm năng đến Việt Nam đầu tư và tư vấn tổ chức xúc tiến đầu tư.

KẾT LUẬN

Luận văn “Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút

đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài” là quá trình nghiên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hoạt động của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút FDI giai đoạn 2006-2013. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút FDI trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI.

Qua phân tích đánh giá các hoạt động của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI dựa trên kết quả thu hút các doanh nghiệp FDI liên quan tới số lượng, quy mô, hình thức và chất lượng các dự án này đồng thời đánh giá tác động của doanh nghiệp FDI đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, luận văn rút ra những ưu điểm và hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế này. Từ đó tác giả luận văn đã chỉ ra được những điểm yếu trong quản lý và thực thi chính sách của chính quyền địa phương để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh trong vấn đề thu hút FDI.

Những giải pháp đưa ra trong luận văn dựa trên kết quả việc phân tích đánh giá kết quả thực tế về thu hút FDI trên địa bàn tỉnh và cơ sở lý luận về thu hút FDI. Do thời gian có hạn và trong phạm vi nghiên cứu không cho phép tác giả đánh giá sâu sắc hơn nữa một số mặt có ảnh hưởng làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI vào Bắc Giang. Hi vọng rằng luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho những đề tài tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bảo Anh (2010), Quản lý và thu hút FDI: Nhìn người ngẫm ta, Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 3/11/2010

2. Bộ kế hoạch đầu tư, Tám nhóm giải pháp thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài, Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, kết quả điều tra sơ bộ cơ sở kinh tế sự nghiệp và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012, mục tiêu và giải pháp cho năm 2013 - ngày 4 tháng 1 năm 2013

3. Triệu Hồng Cẩm (2004), Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh

4. Đặng Thị Kim Chung (2009), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế Đối Ngoại, Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Đặng Trí Dũng (2007), Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lâm Đồng giai đoạn 2007-2015, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế tài chính - ngân hàng, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh

6. Hoàng Châu Giang (2006), Luật Đầu tư và hệ thống câu hỏi - đáp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội

7. Trần Xuân Hải (2006), Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2006 - trang 13 -15

8. Vũ Thị Thu Hằng (2010), Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước số 176/2010 - trang 22 -26

9. Phạm Thị Thành Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh (2011), Tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Đoàn Thị Thu Hương (2012), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - kinh nghiêm của một số nước ASEAN : Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học kinh tế - Đại học quốc gia, Hà Nội

11. Trần Thị Thu Hương (2005), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (10), tr.3- 12

12. Đinh Hà Nhật Lê (2011), Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (FDI) giai đoạn 2010 -2015. Thực trạng và giải pháp, Niên luận, ngành Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

13. Nguyễn Thùy Linh (2006), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ chấu Á, Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

14. Trần Đăng Long (2002), Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh

15. Nguyễn Thị Mão (2001), Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Xây dựng

16. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 17. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội

18. Nguyễn Nội (2012), Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012: thách thức và triển vọng - Kinh tế và sự báo số 514 (t1-2012), tr.51-53

19. Nguyễn Minh Phong, Tác động hai mặt của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của Việt Nam - Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16 (432) tháng 8/2008

20. Võ Hồng Quân (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư 2005, Luật số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005

22. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang (2006-2013), Báo cáo Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Giang

23. Mai Thanh (2002), Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI tại Hà Nội, chuyên mục Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân

24. Khổng Văn Thắng (2012), Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

25. Phan Thị Thùy Trâm (2010), Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước khu vực Đông Á và bài học cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội

26. Nguyễn Xuân Trung (2012), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội

27. Dương Văn Truyền (2012), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Đại học Quốc gia Hà Nội

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2006 - 2013), Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

29. Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

30. Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Phú Thọ , Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tiếng Anh

31. Blerta Dragusha (Spahija), PhD and Elez Osmani, PhD, Some attractive factors to foreign direct investments in Albania, European Scientific Journal - June Edition vol.8, No.12.

32. UNCTAD, World Investment Report 2012

Website: 33. http://bacgiang.gov.vn/ 34. http://www.bacgiangdpi.gov.vn/ 35. http://www.bacgiang-iza.gov.vn 36. http://www.bacninh.gov.vn 37. http://www.chinhphu.gov.vn 38. http://www.indembassy.com.vn 39. http://www.mpi.gov.vn 40. http://pcivietnam.org/ 41. http://www.tapchicongsan.org.vn 42. http://www.tapchitaichinh.vn 43. http://www.thainguyen.gov.vn/ 44. http://www.vietnamplus.vn 45. http://www.vietrade.gov.vn 46. http://www.voer.edu.vn

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 81)