Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 69)

2.4.3.1. Điểm yếu

Trong giai đoạn 2006 - 2013, bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và chính sách thu hút FDI, chính quyền tỉnh Bắc Giang cũng bộc lộ một số điểm hạn chế trong vai trò lãnh đạo, điều hành.

Đầu tiên, công tác quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng phát triển các KCN, CCN diễn ra ồ ạt, gây lãng phí tài nguyên đất và lãng phí ngân sách của nhà nước do công tác dự báo, đánh giá tình hình phát triển thực tế chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó việc lập kế hoạch thu hút dòng vốn FDI chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa xác định được mục tiêu cụ thể cũng như các lĩnh vực dự án FDI cần ưu tiên. Do đó các doanh nghiệp FDI chủ yếu là vừa và nhỏ, không có nhiều đóng góp cho kinh tế xã hội địa phương. cơ sở hạ tầng của địa phương còn tồn tại yếu kém, chưa đồng bộ; một số công trình tiến hành xây dựng dở dang; điều này vừa gây thất thoát, lãng phí ngân sách vừa cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thứ hai là công tác ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách và pháp luật về đầu tư còn nhiều thiếu xót do việc nghiên cứu các văn bản cấp trên cần thời gian mà các văn bản pháp lý này cũng được điều chỉnh liên tục. Ngoài ra việc giám sát thực hiện các chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng cũng chưa được quan tâm sát sao nên gây cản trở cho các đối tượng liên quan.

Thứ ba là thủ tục hành chính trong việc thẩm định, cấp phép, quản lý dự án còn tồn tại nhiều bất cập. Mặc dù chính quyền tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ một cửa, một cửa liên thông nhưng trong quá trình thực hiện

vẫn để xẩy ra tình trạng quan liêu, cửa quyền hách dịch gây cản trở mong muốn đầu tư của các NĐT khi tìm hiểu thông tin về đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư là hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương đặc biệt là hạ tầng các khu công nghiệp và hệ thống giao thông đi lại chưa đáp ứng được tiến độ yêu cầu, và diễn ra không đồng bộ do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây là nguyên nhân gây ra sự lo lắng cho các nhà đầu tư về hiệu quả quản lý và thu hút của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, các công trình an sinh xã hội hỗ trợ người lao động tại các KCN, CCN chưa được quan tâm đầu tư đúng mức ảnh hưởng tới quá trình lao động, cống hiến của người lao động.

Thứ năm là công tác hỗ trợ và xúc tiến đầu tư FDI chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn một phần do tỉnh thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư phù hợp, mặt khác do công tác tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư trong và ngoài tỉnh chưa đúng trọng tâm do vậy chưa xác định được đối tác đầu tư tiềm năng. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI chưa chặt chẽ dẫn đến việc một số doanh nghiệp đăng ký dự án treo, bỏ ngỏ, hoặc hoạt động không đúng lĩnh vực đăng ký, vi phạm các quy định về đầu tư, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực.

2.4.3.2. Nguyên nhân

Xét một cách khách quan, nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của địa phương là do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung làm kìm hãm sự phát triển sản xuất và tiêu dung của toàn xã hội, kết quả là ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô đầu tư của các NĐT trên toàn thế giới nói chung.

Bên cạnh đó, việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật về đầu tư tại địa phương chịu sự chi phối của chính quyền trung ương, trong khi các văn

bản này cũng vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, chồng chéo gây bất lợi nên tất yếu ảnh hưởng tới việc nghiên cứu xây dựng quy định cụ thể tại địa phương. Ngoài ra, dòng vốn phát triển cơ bản của địa phương chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách do Chính phủ cấp, do đó địa phương khó chủ động, kiểm soát được tiến độ công trình xây dựng cơ bản như hệ thống giao thông đi lại, nhà ở xã hội cho lao động.

Cuối cùng, một trong các vấn đề cốt lõi là năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức thừa hành. Mặc dù chính quyền tỉnh đã ban hành các văn bản quy định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI đồng thời ban hành các văn bản liên quan đến đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề bất lợi gây cản trở hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó phải nhắc đến tính tiên phong chủ động của lãnh đạo tỉnh trong các hoạt động chỉ đạo dự báo nắm bắt tình hình phát triển để xấy dựng quy hoạch kế hoạch thu hút FDI phù hợp, hoạt động đánh tác động của công tác xây dựng ban hành và thực thi chính sách pháp luật về đầu tư, công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, công tác hỗ trợ và xúc tiến đầu tư cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI, do vậy chưa đón đầu được các NĐT tiềm năng.

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THU HÚT FDI

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 69)