Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 35)

Vị trí địa lý: Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ độ kinh đông; có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội. Nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng hoá tiêu dùng khác.

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Giang là 3.822 km2, trong đó quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, đô thị với diện tích đất chiếm khoảng 14,5% tổng diện tích. Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai 4 khu công nghiệp với diện tích trên 1.112 ha và 34 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố với diện tích trên 734 ha. Đến năm 2020, tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp của tỉnh khoảng 3.000 ha. Đây là một điều kiện thuận lợi trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh.

Khí hậu thủy văn: Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Việt Nam, có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng

ẩm, mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hoà, nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 240C. Độ ẩm không khí trung bình 83%, lượng mưa trung bình năm 1.533 mm, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, các cây ăn quả.

Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được một số nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp như: Than đá tại các huyện Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng trên 100 triệu tấn; quặng sắt ở Yên Thế khoảng 500 nghìn tấn; gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; trên 600 nghìn tấn quặng barit; có tiềm năng về sét làm gạch ngói, cuội kết ở Hiệp Hòa, Lục Nam với tổng trữ lượng trên 8 triệu m3; 4 mỏ vàng và điểm quặng trữ lượng dự báo khoảng 734 kg, …

Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có trên 140 ngàn ha đất lâm nghiệp có rừng và trên 16 nghìn ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng có gần 13.400 ha tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và Khu bảo tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ với hơn 200 loài thực vật, nhiều chủng loại cây hỗn giao phong phú và động vật rừng quý hiếm đang được bảo tồn.

Tài nguyên Du lịch: Với địa hình đồi núi cùng truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, Bắc Giang có nhiều địa điểm tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và tâm linh như hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần (Lục Ngạn), Suối Mỡ (Lục Nam) và khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Bổ Đà (Việt Yên), khu di tích đình chùa và cây Dã Hương ngàn năm tuổi Tiên Lục Lạng Giang.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 35)