Thực trạng thu hút FDI giai đoạn 2006-2013 tại Bắc Giang

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 40)

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng vừa tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2006-2010) nhằm đánh giá kết quả thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và đánh giá kết quả huy động, triển khai các nguồn vốn thu hút phát triển từ đó đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (2011-2015), trong đó nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghị quyết nêu rõ, “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI”. Thực hiện đường lối chủ trương này, lãnh đạo chính quyền tỉnh Bắc Giang đã tích cực triển khai hoạt động nhằm thu hút FDI và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

2.2.1.1. Quy mô và số lượng dự án

Về số lượng, kể từ năm 2006 đến nay số lượng các doanh nghiệp FDI quan tâm và đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng đáng kể, trong giai đoạn 2006-2010

và ba năm đầu của giai đoạn 2011-2015 số lượng các dự án đầu tư mới tăng nhanh chóng. Tính chung trong vòng 8 năm tổng số các dự án FDI thu hút trên địa bàn tỉnh tăng gần 3 lần so với kết quả cộng dồn các dự án FDI kể từ khi tách tỉnh tới hết năm 2005. Riêng năm 2013, toàn tỉnh thu hút được 33 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 152 triệu USD; trong đó 12 dự án đầu tự ngoài các KCN với tổng vốn đăng ký 48,6 triệu USD, và 21 dự án đầu tư trong các KCN với tổng vốn đăng ký đạt 103,4 triệu USD. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 16 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đăng ký bổ sung là 60 triệu USD.

Bảng 2.1. Thống kê tổng hợp dự án FDI và lũy kế qua các năm

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, mục Đầu tư phát triển

Trên cơ sở tăng số lượng các dự án FDI, dòng vốn FDI đăng ký đầu tư cũng như vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh cũng tăng qua các năm thể hiện trên số liệu thống kê sau:

Bảng 2.2. Tình hình vốn FDI tại tỉnh qua các năm

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2006 - 2013, mục Đầu tư phát triển

Riêng năm 2013, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư FDI đạt khoảng 175 triệu USD, nâng vốn thực hiện lũy kế lên gần 900 triệu USD.

2.2.1.2. Hình thức và cơ cấu FDI

Các dự án FDI được đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu dưới hai hình thức là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh với các tập đoàn nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trong đó, hầu hết các dự án FDI được đầu tư triển khai hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chiếm khoảng 92% số các doanh nghiệp FDI tại tỉnh; chỉ có một số đơn vị đầu tư theo hướng khai thác tiềm lực lợi thế của tỉnh được triển khai dưới hình thức liên doanh như công ty Lâm sản Việt Nam – Niu Di Lân, công ty vận tải hành khách Bắc Hà, hợp doanh sản xuất Keo AKD, công ty khai thác khoáng sản Á Cường. Cơ cấu theo đối tác đầu tư, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh là các NĐT đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận trong khu vực với các đặc điểm kinh tế, văn hóa khá tương đồng với Việt Nam, trong đó dẫn đầu là các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông. Ngoài ra, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh cũng dành được sự quan tâm đầu tư của các NĐT trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan.

Bảng 2.3. Các đối tác FDI đƣợc cấp phép

Nguồn: Tổng hợp danh mục dự án FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang năm 2012

Tính riêng giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn tỉnh thu hút được thêm 60 dự án FDI trong đó có tới 25 dự án của NĐT Hàn Quốc, đứng thứ 2 là NĐT Trung Quốc với tổng số 11 dự án, tiếp đến là Đài Loan với 10 dự án và Nhật Bản xếp thứ 4 với 4 dự án.

Trong năm 2012, Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu trong tóp các đối tác ĐTNN chủ yếu trên địa bàn tỉnh với tổng số 12 dự án, tiếp đến vẫn là các đối tác truyền thống là Trung Quốc, Hồng Công và cuối cùng là Đài Loan; tuy nhiên hàm lượng vốn đăng ký của các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc tương đối thấp so với các đối tác Đài Loan.

Năm 2013, với tổng 33 dự án FDI thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hàn Quốc lại dẫn đầu về số lượng các dự án đầu tư với sự góp mặt của 14 doanh nghiêp, tuy nhiên quy mô các dự án đầu tư FDI của các NĐT Hàn Quốc rất khiêm tốn với mức bình quân mỗi dự án chỉ trên 1 triệu đô. Trong khi đó NĐT Trung Quốc xếp thứ 3 về số lượng dự án FDI với tổng số 4 dự án đầu tư nhưng hàm lượng vốn đăng ký lên đến 89 triệu đô, trung bình mỗi dự án đầu tư với mức vốn trên 20 triệu đô. Trong khi đó, NĐT Pháp có 1 dự án FDI nhưng vốn đăng ký cũng tương đối lớn, đạt 9,5 triệu.

Bảng 2.4. Thống kê các doanh nghiệp FDI năm 2013.

Về cơ cấu ngành và lĩnh vực đầu tư, phần lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh theo mô hình sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, hàng may mặc; còn một bộ phận rất ít tập trung vào lĩnh vực xây dựng, thương mại và kinh doanh bất động sản.

Bảng 2.5. Các dự án đầu tƣ lũy kế phân theo lĩnh vực đầu tƣ

Năm 2013, các doanh nghiệp FDI đầu tư mới cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vự công nghiệp chế biến, chế tạo với 28 doanh nghiệp chiếm 84%; 2 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xây dung chiếm 6%; 1 doanh nghiệp bất động sản chiếm 3%, 2 doanh nghiệp tư vấn, thương mại chiếm 6%.

2.2.1.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Phần lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất trên địa bàn tỉnh đều nhanh chóng đi vào hoạt động và thích nghi với môi trường làm việc tại địa phương và tuân thủ luật pháp và các quy định tại địa phương, tuy nhiên đa số các dự án FDI đầu tư với quy mô nhỏ lẻ nên tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký tương đối thấp, hoạt động của các doanh nghiệp ở mức cầm chừng nên cũng không có nhiều chuyển biến về mặt công nghệ.

Biểu đồ 2.1. Tổng quan FDI tỉnh Bắc Giang

Báo cáo FDI của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang hàng năm từ năm 2008-2013

Bên cạnh đó vẫn có một số NĐT đăng ký đầu tư nhưng không triển khai được dự án hoặc hoạt động không đúng ngành nghề được phê duyệt, vi phạm pháp luật về đầu tư đã bị thu hồi giấy phép.

Riêng năm 2010, năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng X, tổng vốn thực hiện tăng lên 61,1 triệu USD, tăng 38,2% so với năm 2009, bằng 31,8% so với tổng vốn đăng ký và đăng ký điều chỉnh năm 2010. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của một số dự án lớn trên địa bàn vẫn chậm, điển hình như các Dự án: Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Vân Trung của Tập đoàn Hồng Hải (nhà đầu tư tạm ngừng triển khai từ cuối năm 2008 đến nay), Dự án sân golf Yên Dũng của CTCP INDICORP (nhà đầu tư chưa triển khai dự án).

Tính chung từ khi tách tỉnh, toàn tỉnh có 94 dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tỉnh Bắc Giang còn hiệu lực. Trong đó có 89 dự

án hoạt động triển khai hoạt động bình thường, không có vướng mắc, còn lại 5 dự án không triển khai, thuộc diện cần phải chấm dứt hoạt động.

Các doanh nghiệp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào địa bàn tỉnh Bắc Giang những năm trước đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, quy mô sản xuất không lớn. Bên cạnh một số doanh nghiệp hoạt động khá, còn một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng và một số doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kinh doanh như: Công ty TNHH ngành giấy Quế Giang, Công ty TNHH Intercosa, Công ty TNHH Twin-tech Việt Nam.

Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI cũng thu được nhiều kết quả tích cực. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI năm 2010 đạt 120,1 triệu USD (tăng 12% so với năm 2009). Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh 6,8 tỷ đồng trong năm 2010 (tăng 0,9% so với năm 2009), đây là một con số còn khiêm tốn so với các tỉnh khác. Đó là do các doanh nghiệp đang trong quá trình được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư trong giai đoạn đầu thực hiện dự án. Trong năm 2010, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo chỗ làm mới cho khoảng 4.076 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tính đến thời điểm này khoảng 19.000 nghìn lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X và đề ra mục tiêu phát triển kinh tế Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, năm 2013 vừa qua tỉnh Bắc Giang tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong việc thu hút vốn FDI. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng thu được những kết quả khả quan, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh năm 2013 ước đạt 1.500 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 1.655 triệu USD; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, máy tính và phụ kiện chiếm 52,7%; hàng dệt

may chiếm 39,3%. Trong năm qua các doanh nghiệp FDI đã đóng góp cho ngân sách tỉnh 195 tỷ đồng. Theo thống kê của Phòng quản lý lao động - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, số lao động đang hoạt động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đạt khoảng 30.000 ngàn lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 40)