Đánh giá theo các tiêu chí

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 65)

2.4.1.1. Tính hiệu lực của các mục tiêu mà chính quyền tỉnh đã đặt ra trong thu hút FDI

Nhìn chung, hoạt động của chính quyền tỉnh nhằm tăng cường thu hút và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân trong vùng do vậy đã cơ bản đáp ứng được một số mục tiêu đề ra như việc quy hoạch giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hệ thống giao thống và các mạng lưới cung cấp điện nước, dịch vụ viễn thông về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu thực tế đề ra. Nhờ vậy tỉnh đã thu hút được sự quan tâm tìm hiểu và đầu tư của nhiều NĐT nước ngoài đến từ nhiều vũng lãnh thổ khác nhau như các nước châu Âu như Anh, Úc, Pháp, hay các nước và vùng lãnh thổ phát triển trong khu vực và các vùng lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapore…

Tình hình của các doanh nghiệp FDI hoạt động tương đối ổn định và thích nghi tương đối nhanh với môi trường sản xuất tại địa phương đã góp phần hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động địa phương

giúp họ có thu nhập bền vững, là cơ sở để cải thiện mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp về cơ bản cũng được đáp ứng. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng góp phần tăng dòng vốn phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và đóng góp vào nguồn thu ngân sách của địa phương.

2.4.1.2. Tính hiệu quả của các hoạt động điều hành của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI

Hoạt động điều hành của chính quyền tỉnh trong lĩnh vực thu hút FDI cũng đạt được những kết quả tương đối khả quan. Điều này được thể hiện trong kết quả thu hút dòng vốn FDI và đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với kinh tế xã hội của tỉnh điển hình là việc đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên so với tiềm năng và sự đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở tại địa phương, kết quả thu hút FDI cũng như đóng góp của các doanh nghiệp này chưa thực sự xứng tầm và mang lại hiệu quả tối ưu cho nền kinh tế. Trong số 5 KCN được đầu tư quy hoạch xây dựng chỉ có duy nhất KCN Đình Trám về cơ bản lấp đầy diện tích sử dụng còn các KCN khác phần lớn diện tích quy hoạch vẫn đang trong quá trình san lấp mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn đăng ký đầu tư hạn chế tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực lắp ráp, may mặc cần lượng lao động phổ thông lớn nhằm tận dụng nhân công phổ thông giá rẻ của địa phương lại đang đối mặt với thực tế là vốn thực hiện và giải ngân kém, sản xuất trì trệ và đóng góp cho ngân sách nhà nước tương đối hạn chế.

Bên cạnh đó, chính quyền đã dành nhiều ưu tiên ngân sách cho công tác hỗ trợ và xúc tiến đầu tư, xây dựng market, thông tin quảng bá tiềm năng thế mạnh của tỉnh nhưng trên thực tế hoạt động này diễn ra tràn lan, chưa xác định

được trọng tâm, trọng điểm, nên hiệu quả không cao, không đạt được mục tiêu đề ra gây lãng phí nguồn ngân sách mà hiệu quả kinh tế mang lại thấp.

2.4.1.3. Tính tương thích của các hoạt động chính quyền tỉnh thực hiện

Nhìn chung các hoạt động của chính quyền tỉnh đề ra nhằm thu hút FDI đang đi đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của nhà nước cũng như các mục tiêu kinh tế xã hội mà tỉnh đề ra. Tuy nhiên các chính sách về xúc tiến đầu tư chưa được hiệu quả do chưa phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của địa, cần có sự đánh giá, xây dựng lại các kế hoạch xúc tiến phù hợp để tận dụng được các thế mạnh thực sự của địa phương. Ngoài ra quá trình thực hiện, triển khai các chủ trương chính sách chưa được giám sát chặt chẽ, gây mâu thuẫn và tạo sức ép đối với các doanh nghiệp FDI như việc triển khai cơ chế phối hợp liên ngành trong kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp còn chưa thống nhất làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quy định quy chế phối hợp giữa các sở, ngành trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI chưa thống nhất khiến cho quá trình phát hiện và xử lý sai phạm của các doanh nghiệp bị cản trở gây lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách và ô nhiễm môi trường.

Về mặt pháp luật, các quy định của chính quyền địa phương luôn tuân theo các chuẩn mực nguyên tắc của văn bản cấp trên, tuy nhiên chưa chú tâm vào khắc phục những yếu điểm mà sự chồng chéo trong các quy định nên tính tương thích khi thực hiện kém hiệu quả.

2.4.1.3. Tính bền vững

Các hoạt động của chính quyền tỉnh trong việc thu hút FDI được xây dựng khá chuyên nghiệp theo định hướng chung của xã hội, công tác quy hoạch hạ tầng các KCN, CCN và chiến lược ưu tiên đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội là cần thiết tuy nhiên chưa xác định rõ được mục tiêu ưu

tiên thu hút đầu tư và xây dựng được kế hoạch xúc tiến đầu tư phù hợp do vậy tính bền vững chưa được ổn định. Tỉnh chưa thực sự đưa ra được những hoạt động nổi bật để thu hút được các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường dù tỉnh có nhiều thế mạnh về nhân lực, địa lý và kết cấu hạ tầng.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 65)