Thành tựu đạt được.

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược Marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ tín dụng của Ngân hàng No& PTNT Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội (Trang 41)

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu tác động không nhỏ của lạm phát, lãi suất bất ổn định, kèm theo đó là việc tăng giá xăng dầu, giá vàng và một số mặt hàng hực phẩm thiết yếu khác… Nhưng nhờ có sự điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và định hướng đúng đắn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh trì vẫn tiếp tục phát triển vững chác góp phần ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

- Thực hiện hiệu quả chiến lược phục vụ cho toàn bộ thị trường, chi nhánh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng thị phần khách hàng ổn định. Điều này thể hiện qua số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng trưởng đều đặn qua các năm, tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn duy trì và tăng trưởng, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tính đến 31/12/2009, số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng chiếm 10% tổng số doanh nghiệp đóng trên địa bàn, thị phần khách hàng của chi nhánh chiếm 40%

- Lựa chọn marketing phân biệt để đáp ứng lại thị trường, chi nhánh đã thực hiện khá tốt marketing mix cho các phân đoạn thị trường khác nhau nhờ đó chi nhánh nâng cao được uy tín trong tâm trí khách hàng, duy trì khách hàng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Thông qua hệ thống chẩm điểm khách hàng, chi nhánh đã phân loại được khách hàng theo mức độ tín nhiệm theo các mức khác nhau từ cao đến thấp, từ đó có các chính sách phù hợp như mức độ ưu tiên về nguồn vốn, cho vay không đảm bảo tài sản, các chính sách ưu đãi về lãi suất và phí dịch vụ hỗ trợ…. Nhờ vậy, trong số khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng có tới gần 80% là những khách hàng có chất lượng tín nhiệm cao, các nhóm khách hàng có chất lượng tín nhiệm thấp hơn cũng có những chương trình chăm sóc riêng để nâng cao chất lượng tín nhiệm hơn nữa nhằm mở rộng đoạn thị trường nhóm A đồng thời thu hút thêm những khách hàng mới đến giao dịch tại ngân hàng. Bên cạnh đó, trong đối

xuất, chế biến kinh doanh hàng xuất khẩu có bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nông nghiệp được ưu đãi hơn cũng thu hút được thêm một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

- Ngoài những biện pháp nhằm thu hút khách hàng nhờ những ưu đãi về giá, chi nhánh đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng nhằm mang đến cho khách hàng nhiều giá trị gia tăng. Điều đó được thể hiện thông qua: thái độ của nhân viên với khách hàng, sự giúp đỡ thân thiện, nhiệt tình của cán bộ, nhân viên ngân hàng, các chính sách ưu đãi, chăm sóc, hoạt động hỗ trợ khách hàng trước trong và sau mua luôn được quan tâm; nhờ hệ thống mạng nội bộ IPCAS mà thời gian xử lý hồ sơ vay vốn nhanh gọn và khá hiệu quả giúp thỏa mãn kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp… Do vậy, hình ảnh của chi nhánh là Ngân hàng uy tín và đáng tin cậy cũng ngày càng được khẳng định. Điều này làm gia tăng mức độ thâm nhập vào các phân đoạn thị trường hiện tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược Marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ tín dụng của Ngân hàng No& PTNT Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội (Trang 41)