Nhóm giải pháp về phân đoạn thị trường theo quan điểm phát triển thị trường của Ansoff

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược Marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ tín dụng của Ngân hàng No& PTNT Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội (Trang 48)

trường của Ansoff

Ngân hàng có thể phân đoạn thị trường doanh nghiệp theo chất lượng tín nhiệm:

- Khách hàng có chất lượng tín nhiệm cao: là nhóm đạt loại A theo tiêu chí xếp loại khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Đây là nhóm khách hàng hiện tại, có quan hệ thân thiết với Ngân hàng và là đối tượng được ưu tiên nhất. Chất lượng tín nhiệm có được một phần dựa trên kết quả đánh giá các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, đó là là những doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận dương; có khả năng tự chủ về tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền để trang trải các khoản vay tức là mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ tốt; quan hệ vay trả sòng phẳng, không có nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Nông nghiêp; và doanh nghiệp đó không có vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. - Khách hàng có chất lượng tín nhiệm thấp: là nhóm khách hàng đạt loại B và C theo tiêu chí xếp loại khách hàng. Cũng giống như khách hàng loại A nhưng khách hàng thuộc nhóm khách hàng thuộc loại B và C có kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp hơn. Đây cũng là nhóm khách hàng cần được chăm sóc, tạo điều kiện hỗ trợ cho họ về vốn, nhờ đó doanh nghiệp có thể kinh doanh tốt hơn và đạt được mức độ tín nhiệm cao hơn, khách hàng loại A tăng lên.

- Khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: đây là nhóm khách hàng mới nằm trong phân đoạn thị trường tiềm năng có thể khai thác. Hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách hàng như thế nào cũng được hình thành qua lần giao dịch đầu tiên. Vì thế, ngân hàng có thể tạo điều kiện và hỗ trợ tận tình tạo mối quan hệ tốt đẹp ban đầu với khách hàng, từ đó nâng cao mức độ tín nhiệm lẫn nhau tạo bàn đạp thu hút thêm nhiều khách hàng mới hơn nữa.

Đối với chiến lược thâm nhập thị trường: ngân hàng cần tăng cướng các nỗ lực

marketing trên đoạn thị trường hiện tại thông qua các chiến lược về phân phối và xúc tiến nhằm nâng cao dư nợ cho vay trên thị trường hiện tại.

Đối với chiến lược phát triển sản phẩm: chi nhánh có thể làm mới các sản phẩm dịch vụ hiện tại bằng việc tạo ra nhiều hơn giá trị gia tăng cho khách hàng đặc biệt là khách hàng có chất lượng tín nhiệm cao thông qua các chiến lược về giá, xúc tiến thương mại, con người, về bằng chứng vật chất, về quá trình …nhắm đến việc thỏa

mãn và đáp ứng tốt hơn sự mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược Marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ tín dụng của Ngân hàng No& PTNT Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w