Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Trì.
4.3.1 Mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu trọng tâm của hoạt động kinh doanh toàn chi nhánh là nâng cao chất lượng tín dụng, chú ý đánh giá, rà soát cơ chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho phù hợp với định hướng của hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng cụ thể:
Tổng nguồn vốn tăng từ 15% đến 18%/ năm
Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 13% đến 15% / năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm tối đa 80% tổng nguồn vốn. Trong đó dư nợ cho vay trung dài hạn trong các năm tới chiếm tối đa 35 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép. Tỷ trọng cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn chiếm từ 65% đến 70%. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và và nhỏ chiếm 90% đến 100% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Dư nợ cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm từ 60% đến 70% dư nợ cho vay doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%/năm.
Lợi nhuận tăng tối thiểu 10%/năm. 4.3.2 Mục tiêu phát triển thị trường Thâm nhập thị trường.
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các DNNVV, góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội, tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời nâng cao thương hiệu và năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Tuy nhiên so với sự phát triển và nhu cầu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của DNNVV, với những lợi thế về mạng lưới, về cán bộ ... thì thị phần cho vay vốn đối với DNNVV của chi nhánh còn ở mức khiêm tốn. Vì vậy mà ban lãnh đạo ngân hàng đã xác định mục tiêu cần gia tăng mức độ thâm nhập vào các phân đoạn thị trường hiện tại, phát triển cho vay DNNVV nhất là các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thực hiện đầu tư theo hướng khép kín gắn liền giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu đến năm 2015, dư nợ cho vay DNNVV chiếm khoảng 45- 50% thị phần doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm mà chi nhánh muốn thực hiện là làm mới các sản phẩm hiện tại bằng cách tạo cho chúng nhiều giá trị gia tăng hơn thông qua các nỗ lực marketing đồng thời cũng tạo ra sự khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh.