Dự báo những thay đổi về môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược Marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ tín dụng của Ngân hàng No& PTNT Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội (Trang 44)

 Nhu cầu vay vốn của khách hàng gia tăng

Sau 4 tháng năm 2010, tổng phương diện thanh toán tăng 5.8%, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống Ngân hàng tăng 5.5%. Như vậy, so với mức tăng trưởng tín dụng chỉ 1% hồi tháng 1/ 2010, con số này cho thấy, lãi suất cho vay của các ngân hàng đang về mức doanh nghiệp có thể chịu đựng được. Đến nay, mức lãi suất cho vay đã phổ biến ở mức14%. Với các đối tượng cần được ưu đãi như nông nghiệp, xuất nhập khẩu… các mức lãi suất được thống nhất cho vay là 13%, vay trung dài hạn là 14%, lãi suất huy động cũng được kéo xuống là 11%. Theo NHNN, việc đưa mức lãi suất xuống mức như vậy là phù hợp với thị trường cũng như các mục tiêu ngắn và dài hạn. Chính sách lãi suất là chính sách linh hoạt, phù hợp quan hệ cung cầu về vốn cũng như

mục tiêu về kiểm soát lạm phát và tăng trưởng. Nếu đặt mục tiêu lạm phát 7% thì lãi suất huy động lẫn cho vay như hiện nay vẫn ở mức cao và có thể tiếp tục hạ xuống. Với xu hướng hạ lãi suất cho vay như vậy, tức là chí sử dụng vốn giảm xuống sẽ kích thích nhu cầu vay vốn từ khách hàng. Dự báo trong thời gian tới ngân hàng sẽ thu hút thêm nhiều khách vay. Đồng thời, các ngân hàng buộc phải chạy đua cạnh tranh về lãi suất và các điều kiện cho vay ưu đãi nên các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn có giá tối ưu nhất.

 Khả năng huy động nguồn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì.

Tâm lý của người gửi tiền đòi hỏi mức lãi tiết kiệm cao, trong khi doanh nghiệp muốn vay lãi suất thỏa thuận ở mức thấp (mặt bằng chung tại các ngân hàng hiện nay là mức thấp hơn so với mức 16 - 17%/năm). Mặc dù, trong bối cảnh cạnh tranh huy động vốn trên thị trường ngày một gay gắt, việc tiết giảm lãi suất huy động đầu vào là điều hết sức khó khăn, song để phát triển được tín dụng thì lãi suất cho vay thỏa thuận phải được điều chỉnh về mức hợp lý. Vì thế, ngân hàng từng bước giảm chi phí đầu vào để có thêm điều kiện hạ lãi suất cho vay. Trên địa bàn hoạt động, mặc dù lãi suất huy động tiền gửi không cao bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng khác trong khu vực nhưng chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì là ngân hàng có bề dày hoạt động lâu năm, có uy tín và đáng tin cậy, có được sự tin tưởng của người dân nên ngân hàng có lợi thế trong việc thu hút các khoản tiền gửi trong dân cư. Thực tế là, tại chi nhánh, trong các năm qua tỷ trọng nguồn vốn huy động trong dân cư là chủ yếu, khá ổn định (trên dưới 80% tổng nguồn vốn huy động) và chủ động được vốn trong thanh toán. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động có thời gian ≤ 12 tháng chiếm tỉ trọng khá lớn (>65%) trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động trong khoảng thời gian này có ưu điểm là lãi suất thấp và tiết kiệm được chi phí. Trong 2 tháng đầu năm, nguồn vốn huy động có tăng lên, đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư. Do đó, nếu chi nhánh có các biện pháp khuyến mãi phù hợp với tình hình tài chính tiền tệ nhằm giữ chân được khách hàng truyền thống và thu hút được thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thì trong thời gian tới nguồn vốn huy động tại chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định.

 Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn hoạt động..

Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam kéo theo những thách thức không nhỏ cho các ngân hàng. Đó là sự canh tranh khốc liệt trên thị trường và đặc biệt là các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi các ngân hàng mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ mới. Có thể nói, ba yếu tố cần thiết nhất, chủ chốt nhất cho hoạt động ngân hàng hiện

nay trong việc cạnh tranh của mình là công nghệ cao, sau nữa là dịch vụ tốt, thứ ba là liên tục, luôn luôn giữ được uy tín. Trên địa bàn hoạt động, xuất hiện thêm nhiều điểm giao dịch của các tổ chức tín dụng khác như phòng giao dịch của Ngân hàng Công Thương, ngân hàng TMCP Á Châu, Sacombank… Chính vì vậy, trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt này, để giành giật được thị trường các Ngân hàng buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc mở rộng tuyến sản phẩm, tăng chi phí huy động, giảm phí, giảm lãi suất cho vay, các điều kiện tín dụng thuận tiện, thủ tục hợp lý hiệu quả, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên trong quá trình tác nghiệp. Hiện nay, với 40% thị phần khách hàng doanh nghiệp, mặt khác chi nhánh được các khách hàng đánh giá là một trong những ngân hàng có lãi suất cho vay linh hoạt, đáng tin cậy và phục vụ thân thiện nhất địa bàn. Dự báo trong thời gian tới, cùng với việc đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp mới trong việc quản trị hệ thống, giao dịch, thanh toán nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, chi nhánh sẽ tạo ra cho mình sự khác biệt hóa so với đối thủ để phát triển và thâm nhập những đoạn thị trường hiện tại cũng như thị trường mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược Marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ tín dụng của Ngân hàng No& PTNT Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội (Trang 44)