Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trong khay chậu

Một phần của tài liệu Xác định liều lượng bón phân giun quế cho rau cải và xà lách trồng trên giá thể sản xuất từ bã nấm (Trang 33)

Theo các nhà khoa học của Trung tâm nhà vườn, trường đại học Maryland (Hoa Kỳ) bón phân cho cây trồng trong khay chậu với liều lượng bao nhiêu và cách bón như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân, nhu cầu của cây, loại giá thể, loại khay chậu,Ầ Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây rau có yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Vào thời kỳ nảy mầm cây sống nhờ vào năng lượng dự trữ trong hạt, không cần lấy dinh dưỡng từ ựất, nhu cầu dinh dưỡng của cây trong giai ựoạn này không cao. Sau ựó cùng với sự phát triển của rễ, thân lá, sự hấp thu dinh dưỡng trong ựất tăng lên. Và vào cuối thời kỳ phát triển các cơ quan tắch lũy dinh dưỡng ựã hoàn thiện thì ở tất cả các loại rau nhu cầu dinh dưỡng giảm mạnh. Các loại rau ngắn ngày như rau dền, rau cảiẦcó thời gian sinh trưởng từ lúc gieo trồng tới thu hoạch khoảng 30 ngày thì trong suốt quá trình sinh trưởng chỉ bón 1 - 2 lần. Còn các loại rau dài ngày như cà chua, dưa chuột, ớtẦthì cần phải bón nhiều hơn có thể là 2 tuần/lần hoặc hơn. Phân bón dạng dung dịch hoặc dạng bột thì sử dụng thuận tiện và hiệu quả vì dinh dưỡng ựược cung cấp nhanh chóng. Phân bón cho cây trồng có thể chia làm 2 loại là phân chậm tan và phân dễ tan (Ho và Adam, 2001) [37].

Theo Karen và CS [38], cả 2 loại phân bón này ựều cần thiết cho cây trồng trong khay chậu bởi vì hầu hết các loại giá thể ựều không chứa ựầy ựủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Các tác giả cũng giới thiệu một số loại phân có thể sử dụng như: phân chậm tan Osmocote có tỷ lệ 14-

T r ư ờ n g đ ạ i h ọ c N ô n g n g hi ệ p H à N ội Ờ L u ậ n v ă n t h ạc s ĩ k h o a h ọc n ô n g n g h i ệ p Ầ Ầ Ầ Ầ 22 14-14, 10-10-10 hay 13-13-13, phân dễ tan như Peter 20-20-20, Miracle Gro 15- 30-15. Phân chậm tan nên sử dụng ngay từ ựầu khi phối trộn giá thể, phân dễ tan sử dụng khi cây bắt ựầu sinh trưởng cho sản phẩm với lượng 1-2 tuần/lần (Guzman và Sanchez, 1987; George et al., 2003) [34], [33].

Theo Bunt (1965) [41], hỗn hợp bầu gieo hạt (tắnh theo thể tắch) 1 than bùn rêu nước + 1 cát bổ sung 2,4 kg ựá vôi nghiền + 0,6 kg supephotphat 20% + 285g KNOP3. Nhưng ở hỗn hợp bầu trồng cây 3 than bùn rêu nước + 1 cát thì bổ sung 1,8 kg ựá vôi nghiền + 1,5 kg supephotphat 20% + 740 g KNOP3 + 1,2 g NH4NO3. Lawrence và Neverell (1950) [39] cho biết ở Anh bổ sung 1,5 kg ựá vôi nghiền và 3 kg supephotphat 20% P2O5 vào 1m3 hỗn hợp giá thể là hợp lắ. Nhưng khi sử dụng cho hỗn hợp trồng cây là 1,5 kg ựá vôi nghiền + 8,5 kg phân bazơ + 12 kg phân N-P-K dạng 5-10-10 cho 1m3 hỗn hợp bầu.

Theo George và CS (2003) [33], hỗn hợp làm bầu cho bắp cải, cải xanh và dưa chuột ựược bổ sung 1 g N, 4g P2O5, 1 g K2O cho 1 kg hỗn hợp giá thể cho cây con sinh trưởng, phát triển tốt hơn trồng cây trực tiếp từ hạt. Ngoài ra tác giả còn cho biết vai trò của chất khoáng có ảnh hưởng trực tiếp ựến tốc ựộ sinh trưởng của cây con. Có thể trộn thêm 0,5 kg supe lân cho 10 kg hỗn hợp giá thể nhằm xúc tiến quá trình hình thành và phát triển của hệ rễ.

Theo tác giả Beverly và Guzman (1985) [30], lượng ựạm bón cho cây rau diếp lên ựến 50 : N ựối với thời vụ thắch hợp, nhưng không ựược bón quá nhiều vì dư thừa ựạm có thể làm giảm chất lượng cũng như ựộ cứng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Xác định liều lượng bón phân giun quế cho rau cải và xà lách trồng trên giá thể sản xuất từ bã nấm (Trang 33)