MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn quản trịchất lượng chiến lược Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 69)

NAM GIAI ĐOẠN 2012 –

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN Kiến nghị đối với nhà nước

- Kiến nghị đối với nhà nước

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu cùng với hoạt động xuất khẩu là hai mặt không thể tách rời của hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động nhập khẩu mà đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị và nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước là tiền đề cơ sở cho hoạt động xuất khẩu những thành phẩm.

Hoạt động nhập khẩu không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn đem lại những lợi ích khác như: Thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ những nước tiên tiến sẽ giúp cho những doanh nghiệp trong nước học hỏi kỹ thuật và những phát minh sáng chế đúc kết trong những máy móc đó để phát triển công nghiệp chế tạo trong nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hoạt động nhập khẩu giúp tạo ra những mối quan hệ quốc tế và liên kết quốc tế cho đất nước, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế...Vì vậy nhà nước cần có những ưu tiên hơn nữa cho hoạt động nhập khẩu này.

 Để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thì nhà nước cần phải có những hoạt động đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin liên lạc, hệ thống ga cảng, kho bãi... để quá trình trao đổi thông tin và lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm chi phí.

 Nhà nước cần phối hợp với Bộ Công thương xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa từng giai đoạn một cách đúng đắn đồng thời có lộ trình cụ thể và những nguồn lực để thực hiện chiến lược này. Cần phổ biến để doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nắm rõ và có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

 Nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi về vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu những mặt hàng ưu tiên nhập để họ có thể có thêm khả năng chi trả cũng như quay vòng vốn kinh doanh trong nhập khẩu hàng hóa.

 Cần có thêm nhiều ưu đãi về thuế cho các mặt hàng khuyến khích nhập khẩu

 Nhà nước cũng cần đơn giản hóa thủ tục khai báo hải quan, thông quan hàng để hoạt động nhập khẩu diễn ra dễ dàng, gọn nhẹ hơn.

- Kiến nghị với các cơ quan hữu quan

Vai trò và ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan như: Bộng Công thương, Hiệp hội các doanh nghiệp, hiệp hội các nhóm hàng, cơ quan hải quan, cơ quan thuế, ngân hàng...là vô cùng quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh khẩu của công ty.

 Bộng Công thương với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cần phối hợp với Chính phủ để có chiến

lược suất nhập khẩu đúng đắn đồng thời phải có kế hoạch rõ ràng cộng với những nguồn lực để thực hiện chiến lược này.

Bộ Công thương cần giúp doanh nghiệp nắm rõ chiến lược suất nhập khẩu hàng hóa từng thời kỳ cuả đất nước, quy định về nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa ... để doanh nghiệp nhập khẩu có thể xây dựng kế hoạch nhập khẩu hàng hóa phù hợp.

Bộ cần có những chính sách thúc đấy hoạt động logistics phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu đồng thời có cơ hội giảm chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

Bộ Công thương cũng cần giúp những doanh nghiệp nhập khẩu có thể tiếp cận tốt hơn với những nguồn hàng đảm bảo chất lượng và phù hợp từ nước ngoài bằng cách tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài đến tham dự hội trợ giới thiệu sản phẩm ở Việt Nam. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu trong việc tiêu thụ hàng nhập khẩu tại thị trường nội địa.

 Hiệp hội doanh nghiệp cần phải hoạt động một cách có hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, ví dụ như việc định hướng nhập khẩu cho doanh nghiệp đúng với quy định pháp luật Nhà nước, việc tìm kiếm và tư vấn các thông tin về thị trường nhập khẩu, thuế suất, những quy định cấm hay cho phép nhập khẩu...và cần lên tiếng bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Đồng thời Hiệp hội cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về thị trường nhập khẩu, thiết lập quan hệ với những nhà cung cấp tốt, chia sẻ kinh nghiệm nhập khẩu ... để các doanh nghiệp nhập khẩu nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

 Cơ quan Hải quan, cơ quan thuế: Các chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp và cơ quan thuế nơi giúp doanh nghiệp thực thi nghĩa vụ với nhà nước cần tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Các cơ quan này cũng cần phải hoạt động có hiệu quả, tránh các thủ tục rườm rà, hạn chế tình trạng thiếu đồng bộ trong quy trình, trình tự làm thủ tục nhập khẩu để việc thông quan hàng hóa của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

 Ngân hàng và các tổ chức tài chính cần có những giải pháp tín dụng phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc huy động vốn đưa vào hoạt động nhập khẩu. Các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng cần được nâng cao chất lượng để hoạt động thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, tiện lợi đồng thời giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong thanh toán quốc tế.

 Bộ giao thông vận tải cần phải có những giải pháp hợp lý và thực thi có hiệu quả để hệ thống giao thông liên lạc của đất nước diễn ra thông suốt, xây dựng những cảng biển chuyên dụng cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, cải

tiến và mở mang hệ thống đường bộ, đường thủy, chuyên môn hóa đường hàng không ... để phục vụ hoạt động nhập khẩu hàng hóa có hiệu quả hơn.

- Kiến nghị với ban lãnh đạo Công ty

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là hoạt động vô cùng quan trọng và cấp thiết để Công ty có thể tồn tại và phát triển. Để làm được điều này, ban lãnh đạo Công ty cần phải chú trọng những vấn đề sau:

 Tích cực thực hiện các hoạt động xây dựng uy tín thương hiệu và quảng bá hình ảnh Công ty đối với các khách hàng là những công ty chuyên khai khoáng và chế biến hóa chất trong cả nước. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ và có chế độ chăm sóc khách hàng tốt. Bên cạnh đó cũng cần củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng nước ngoài để có được những nguồn hàng ổn định về giá cả và chất lượng.

 Công ty cần quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ nhân lực tốt, có chuyên môn về hoạt động xuất nhập khẩu, có khả năng nghiên cứu thị trường, dự báo những biến động về giá cả, tỷ giá,... để giúp Công ty khai thác triệt để những cơ hội kinh doanh. Đồng thời cũng cần nâng cao năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp để có thể điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ phận tốt hơn,giảm thiểu được những chi phí và rủi ro trong thực hiện hợp đồng.

 Công ty cần chú trọng hơn đến việc xây dựng chiến lược dài hạn, những hoạt động nghiên cứu, dự báo cung – cầu thị trường, dự báo biến động tỷ giá hối đoái, lãi suất... để có thể tậ dụng triệt để thời cơ kinh doanh.

KẾT LUẬN

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp đã làm gì và thu được gì từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là hoạt động giúp doanh nghiệp gia tăng những lợi ích thu được từ hoạt động nhập khẩu, đồng thời giảm đến mức có thể những nguồn lực phải bỏ ra cho quá trình kinh doanh nhập khẩu của mình. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đã và đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các doanh nghiệp nhập khẩu.

Chuyên đề thực tập “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam” với mục đích nghiên cứu hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 và đề xuất những giải pháp cho giai đoạn kinh doanh tiếp theo 2013 – 2015. Trong khoảng 70 trang viết, chuyên đề đã tập trung giải quyết được một số nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam

- Phân tích và đánh giá việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015

Do những hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy Nguyễn Anh Minh, các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu luận văn quản trịchất lượng chiến lược Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w