Kim ngạch nhập khẩu

Một phần của tài liệu luận văn quản trịchất lượng chiến lược Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 25)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG

2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu

- Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường

Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực Đá – Thiết bị khai thác và Thiết bị xây dựng. Hoạt động chủ yếu của Công ty là nhập khẩu những thiết bị này từ các thị trường nước ngoài và phân phối tại thị trường Việt Nam.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2012, Công ty tiến hành nhập khẩu thiết bị từ các thị trường : Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Dưới đây là bảng số liệu Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường của Công ty giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty giai đoạn 2008- 2012

Đơn vị : triệu VND

TT

Năm Mỹ Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản

Tổng kim ngạch 2008 8.016,5 6.658 4.723,7 1.005,2 20.403,5 2009 11.261,4 10.031,9 5.025,4 2.195,1 28.513,8 2010 14.352,7 12.602,1 8.965 2.642,3 38.562,2 2011 55.057,9 42.673,5 11.683,7 3.688,2 123.103,3 2012 30.890,1 26.015,3 7.126,2 2.349,6 66.381,3

(6 T)

Nguồn : Phòng Kinh doanh

Từ Bảng 2.1 có thể thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm.

 Năm 2008 là năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 20 tỷ đồng.

 Năm 2009, tổng kim ngạch đã tăng lên hơn 28 tỷ đồng, tức là mức tăng khoảng 39,74 %

 Từ năm 2009 đến năm 2010, kim ngạch nhập khẩu tăng 35,32%, đây là mức tăng trưởng khá cao cho thấy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty được mở rộng một cách nhanh chóng .

 Đặc biệt, năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty có mức tăng trưởng nhảy vọt 219,21% , đạt hơn 123 tỷ đồng. Sở dĩ có mức tăng trưởng này là do công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và tích cực đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm.

 Năm 2012, tuy mới qua 6 tháng kinh doanh nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đã đạt 66,3 tỷ đồng, tăng 10,13% so với cùng kỳ năm trước (T6/2011 tổng kim ngạch đạt 60,2 tỷ đồng ).

 Tóm lại, trong giai đoạn 2008 – 2012, mặc dù mới qua chưa đầy 5 năm hoạt động nhưng Công ty Cổ phần Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2011 đã tăng gấp hơn 6 lần so với năm 2008 khi Công ty mới đi vào hoạt động, đây là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh nói chung của Công ty.

Kim ngạch nhập khẩu trên từng thị trường của Công ty cũng có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm, nó được minh họa rõ hơn ở Hình 2.1 dưới đây.

Từ Hình 2.1 ta thấy, Mỹ và Hàn Quốc là 2 thị trường mà Công ty nhập khẩu nhiều nhất và đây cũng là 2 thị trường mà kim ngạch nhập khẩu có mức tăng trưởng mạnh, tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch trung bình và mức tăng trưởng trung bình, thị trường Nhật Bản là thị trường có kim ngạch nhỏ nhất.

 Thị trường Mỹ luôn dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu vì Mỹ là 1 nước công nghệ nguồn, sản phẩm của Mỹ luôn có chất lượng cao, công nghệ hiện đại, đáp ứng tốt những yêu cầu của khách hàng. Thêm nữa, trong điều kiện thuế nhập khẩu với mặt hàng máy móc thiết bị công nghệ là khá thấp thì giá cả của những sản phẩm nhập từ Mỹ cũng rất cạnh tranh. Vì vậy, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Công ty đã xác định Mỹ là thị trường chính yếu của mình.

Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mỹ năm 2008 là hơn 8 tỷ VNĐ, đến năm 2011 đã là hơn 55 tỷ VNĐ, tăng gấp gần 7 lần. Mức tăng trưởng kim ngạch khá đều qua các năm 2009 và 2010 là 39,67% và 27,54 %. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mỹ cũng đạt mức tăng trưởng nhảy vọt là 283,61%. Nhìn chung mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Mỹ luôn cao hơn mức tăng trưởng tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn Công ty, do vậy, đây có thể coi là thị trường tác động nhiều nhất đến việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty.

Hình 2.1 Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường của Công ty giai đoạn 2008 – 2012

Nguồn : Tác giả tổng hợp

 Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Công ty. Cũng tương tự như thị trường Mỹ, thị trường Hàn Quốc có mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu rất cao, năm 2009 là 51,51%, năm 2010 là 25,92% và năm 2011 là 238,62%, những mức tăng trưởng này đều cao hơn mức tăng trưởng tổng kim

ngạch nhập khẩu của toàn Công ty và đây cũng được coi là một thị trường mà hoạt động kinh doanh có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty.  Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Công ty. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt trên 4 tỷ VNĐ thì đến năm 2011, kim ngạch nhập khẩu cũng đã lên đến gần 12 tỷ VNĐ. Mức tăng trường kim ngạch qua các năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 6,4%, 78,34% và 30,33%. Tuy mức tăng trưởng kim ngạch qua các năm trên không cao bằng mức tăng trưởng tổng kim ngạch của toàn Công ty cũng như mức tăng trưởng của các thị trường Mỹ và Hàn Quốc nhưng thị trường Trung Quốc lại có mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2012 là xấp xỉ 30%, cao nhất trong số các thị trường và cao hơn mức tăng trưởng của tổng kim ngạch nhập khẩu. Điều đó có thể lý giải bởi sự lớn lên nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc nói chung và của thị trường máy móc thiết bị công nghệ Trung Quốc nói riêng.

 Thị trường Nhật Bản xếp cuối cùng trong số 4 thị trường nhà cung cấp chính yếu cho doanh nghiệp nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng dần qua các năm. Hơn nữa, thị trường Nhật Bản lại rất tiềm năng khi mà mức tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu cũng lớn dần qua các năm, năm 2009 mức tăng trưởng là 10,15% thì năm 2010 là 22,37%, năm 2011 là 39,59% và 6 tháng đầu năm 2012 có mức tăng so với cùng kỳ năm 2011 là 27,39%.

- Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng

Mặt hàng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam thuộc 2 nhóm chính, đó là Thiết bị phục vụ khai thác khoảng sản bao gồm máy khoan và phụ tùng máy khoan, máy cắt, … và Thiết bị phục vụ công nghiệp xây dựng như máy nghiền, phụ tùng máy nghiền … Kim ngạch nhập khẩu từng loại mặt hàng giai đoạn 2008 – 2012 được thể hiện trong Bảng 2.2 dưới đây.

Từ Bảng 2.2 ta thấy :

 Về cơ bản, kim ngạch nhập khẩu từng mặt hàng của Công ty đều có sự tăng trưởng ổn định qua các năm, đặc biệt là sự tăng vọt vào năm 2011 do việc mở rộng hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty vào năm này.

 Nhóm mặt hàng Thiết bị khai thác có kim ngạch nhập khẩu lớn hơn nhóm mặt hàng Thiết bị xây dựng trong giai đoạn 2008 – 2010 nhưng đến giai đoạn 2011 - 2012 thì ngược lại, kim ngạch nhập khẩu Thiết bị xây dựng lại tăng vọt và lớn hơn. Sở dĩ có điều này là do từ năm 2011, Công ty bắt đầu nhập khẩu thêm mặt hàng máy nghiền cát tại thị trường Mỹ, đây là mặt hàng có giá trị lớn nên đã làm thay đổi tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng.

 Những mặt hàng có tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Công ty là cần khoan, máy nghiền cát, van thủy lực, mô tơ thủy lực, lưỡi dao nghiền… Đây là những mặt hàng chủ chốt của Công ty, chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ và Hàn

Quốc vì các thị trường này đặc biệt là thị trường Mỹ được coi là những thị trường công nghệ nguồn, luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, công nghệ hiện đại và đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất. Việc nhập khẩu và cung cấp những sản phẩm này giúp đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu mọi đơn hàng của Công ty, đem lại sự tin tưởng cho khách hàng.

 Những mặt hàng khác như phụ tùng máy khoan, phụ tùng máy nghiền cát… được nhập khẩu rải rác từ các thị trường còn lại hoặc ở cả 4 thị trường. Sở dĩ như vậy vì đây là những chi tiết nhỏ hơn của các loại máy móc trên, có giá trị thấp, không đòi hỏi khắt khe về công nghệ và nhiều nước có khả năng sản xuất tốt. Việc nhập khẩu những phụ tùng này từ nhiều nước giúp chủng loại và mẫu mã sản phẩm của Công ty phong phú hơn, khách hàng có cơ hội lựa chọn sản phẩm và so sánh giá cả.

Một phần của tài liệu luận văn quản trịchất lượng chiến lược Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w