Nguyên nhân của những mặt tồn tại.

Một phần của tài liệu luận văn quản trịchất lượng chiến lược Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 57)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG

2.4.3.Nguyên nhân của những mặt tồn tại.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là :

- Năng lực tổ chức và quản lý của Công ty chưa tốt khiến cho việc hoạch định chiến lược dài hạn chưa được chú trọng, quá trình lập kế hoạch kinh doanh và phối hợp hoạt động của các bộ phận chưa hiệu quả.

- Đội ngũ nhân viên của Công ty còn hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm kinh doanh Quốc tế. Công ty còn thiếu những nhân sự có khả năng nghiên cứu tốt thị trường và dự báo những biến động tỷ giá, thời cơ kinh doanh nên những vấn đề này hầu như vẫn còn bỏ ngỏ, do vậy hiệu quả kinh doanh chưa cao.

- Công ty chưa chú trọng đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chưa có biện pháp tốt để giữ chân những nhân viên giỏi, có khả năng tạo ra năng suất lao động cao.

- Quy trình nhập khẩu chưa hoàn thiện và thống nhất giữa các thị trường, quy trình nhập khẩu theo từng đơn hàng khác nhau, với từng nhà cung cấp khác nhau thì khác nhau nên hiệu quả kinh doanh ở mỗi thị trường lại khác nhau. Ví

dụ như thị trường Trung Quốc là thị trường chưa đạt được mức độ chuyên môn hóa cao trong kinh doanh như những thị trường Mỹ và Hàn Quốc dẫn tới việc công ty phải mất thêm một số chi phí khác và khó khăn hơn trong quy trình hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc

- Công ty định giá sản phẩm còn chưa hợp lý. Một số sản phẩm như cần khoan, mũi khoan, con lăn băng tải, phụ tùng máy nghiền cát Công ty định giá thấp nên khả năng tiêu thụ tăng, kim ngạch nhập khẩu tăng nhưng lợi nhuận thấp. Ngược lại, một số sản phẩm như lưỡi cắt, chuôi búa, hộp giảm tốc Công ty dịnh giá cao dẫn đến khả năng tiêu thụ tăng chậm hoặc giảm.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng nội địa còn yếu kém và việc vận chuyển quốc tế còn nhiều khó khăn do những chênh lệch và khác biệt giữa các nước về múi giờ, khoảng cách địa lý nên chi phí cho lưu thông hàng hóa nhập khẩu còn cao.

- Tình trạng khó khăn của nền kinh tế khiến giá cả, lạm phát, lãi suất tăng cao làm tăng các loại chi phí kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh giảm. Mặt khác các doanh nghiệp không mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu luận văn quản trịchất lượng chiến lược Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 57)