Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHABARCO (Trang 48)

IV. Các khoản đầutư tà

a) Phân tích khả năng thanh toán

Bảng 2.17 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

ĐVT: lần

Chỉ tiêu 2010 2011

Khả năng thanh toán hiện hành

TSNH / Tổng nợ ngắn hạn

0,95 1,0

Khả năng thanh toán nhanh

(TSNH-HTK) / Tổng nợ ngắn hạn

0,54 0,45

Khả năng thanh toán tức thời

Vốn bằng tiền / Tổng nợ ngắn hạn

0,08 0,04

- Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn có thể được che chở bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, Mức trung bình ngành 2,28

Khả năng thanh toán hiện hành của công ty có sự chênh lệch so với trung bình ngành là tương đối cao. Nguyên nhân ở đây là do cách thức tài trợ tài sản ngắn hạn của công ty và nó có thể gây các rủi ro về thanh khoản khi các khoản nợ phải thu chưa thu hồi được và hàng tồn kho chưa nhanh chóng chuyển được thành tiền khi có chi tiêu đột xuất

Trong năm 2011, chỉ số trên của công ty đã có tăng lên. Sự tăng lên được giải thích, trong năm 2011 công ty đã sử dụng ít hơn các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn ( giảm lần lượt là 1,9% và 4,54% ) , sử dụng các khoản nợ ngắn hạn đúng mục đích hơn trong việc tài trợ tài sản ngắn hạn. qua đó làm chỉ số được gia tăng

- Khả năng thanh toán nhanh (TSNH – HTK – TSNH khác) / Nợ NH

Chỉ số này dùng để đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn vì trong tài sản ngắn hạn , hàng tồn kho có tình thanh khoản thấp nhất

Chỉ số nhanh ở thời điểm cuối năm 2010 = 0,54 ở thời điểm cuối năm 2011 = 0,45 trung bình ngành = 1,29

Dù khả năng thanh toán hiện hành của công ty ở thời điểm cuối năm 2011 có sự tăng lên, tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh ở thời điểm này lại giảm đáng kể. Điều đó cho thấy rằng lượng hàng tồn kho của công ty quá nhiều ( trong năm qua lượng hàng tồn kho tăng 33,11% . Công ty cần xem xét lại cách thức quản lý tài sản này

b) Khả năng quản lý vốn vay - Chỉ số nợ = Tổng nợ / Tổng TS

Chỉ số này cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay để tài trợ cho các tài sản của mình, tức là phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài trợ

Ở thời điểm cuối năm 2010, chỉ số nợ = 88.5% Ở thời điểm cuối năm 2011, chỉ số nợ = 82,6% Trung bình ngành = 46%

Chỉ số nợ của công ty ở mức cao ( thường trên 80%) so với trung bình ngành là 46%. Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu, đây là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao cho chủ sở hữu. Bảng kế hoạch sản xuất của công ty được xây dựng khá chi tiết và dự báo khá chính xác về doanh thu, lợi nhuận trong kì tiếp theo dựa trên những đơn đặt hàng, tình hình hàng tồn kho và nhu cầu của quý cuối cùng trong năm. Do vậy việc thanh toán lãi và nợ gốc của ngân hàng hầu như được kiểm soát chặt chẽ, it rủi ro. Nhưng bên cạnh đó việc nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ( thường trên 50% tổng nợ) , điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, làm độ rủi ro của doanh nghiệp tăng cao có thể làm giảm niểm tin của chủ nợ và khó huy động thêm vốn khi cần.

c) Phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro

ROE = LNST/ Dthu x DT / TTSbq x NVbq/ VCSH bq = ROS x VQTTS x TTSbq/VCSHbq

ROE2010 = 1,69% x 0,81 x 8,36 = 11,46% ROE2011 = 1,98% x 0,84 x 6,736 = 11,16%

Qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh ( tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.

Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.

Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách khác là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.

Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư.

Chúng ta có thể thấy tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn chi phí lãi vay khá nhiều, do đó việc đi vay sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí và không hiệu quả. Trong năm qua, ở hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp chi phí khá lớn, khiến cho lợi nhuận hoạt động chính này bị âm. Dự đoán trong năm 2012, với việc cắt giảm mạnh lãi suất cho vay từ phía các ngân hàng đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí lãi vay sẽ giảm xuống, theo đó khi đầu tư xây dựng cơ bản dở dang được hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ giúp năng suất sản xuất của công ty tăng lên làm VQTTS tăng , lợi nhuận trong năm tới kì vọng sẽ tăng cao hơn so vơi năm nay. Do đó trong năm tới doanh nghiệp có thể tiếp tục đi vay để sản xuất kinh doanh, làm tăng hệ số đòn bẩy tài chính và qua đó ROE tăng lên

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHABARCO (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w