Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHABARCO (Trang 31)

Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm có ba phần chính đó là: • Tiêu chuẩn tài sản cố định hữu hình

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó. - Có thời gian sử dụng trên 1 năm

- Có giá trị trên 10.000.000 đồng

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin • Tài sản cố định của Pharbaco.

a) Chủng loại, cơ cấu tài sản cố định.

Tài sản cố định của công ty được chia thành 4 nhóm theo tính chất và mục đích sử dụng: Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc; Nhóm máy móc, thiết bi; Nhóm phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Nhóm thiết bị,dụng cụ quản lý.

Do công ty sản xuất dựa trên những dây chuyền tiên tiến, hiện đại nên tỉ trọng giá trị máy móc thiết bị trong tổng giá trị tài sản cố định là rất cao. Tại thời điểm 1/1/2011 tỉ trọng của máy móc thiết bị là 87%.

Tại thời điểm 31/12/2011 tỉ trọng của máy móc thiết bị trong tài sản cố định hữu hình giảm xuống còn 67%, do trong năm qua một nhà máy được đầu tư xây dựng cơ bản được hoàn thành. Dự án có sự đầutư vào Nhà xưởng, vật kiến trúc có giá trị lớn: 75.944.909.950 đồng, trong khi máy móc thiết bị có giá trị thấp hơn: 45.016.508 đồng.

b) Phương pháp khấu hao

- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản cố định hữu hình. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm:

Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc 3 - 50

Máy móc, thiết bị 3 - 14

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 6 - 10

Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 - 8

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHABARCO (Trang 31)