a) Theo khoản mục, cách xác định giá trị của các chi phí
• Căn cứ vào vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm thì chi phí sản xuất của công ty được chia làm ba khoản mục : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm, nó tham gia cấu thành thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm. Nguyên vật liệu xuất cho sản xuất chính được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm:
• Nguyên liệu chính (theo dõi trên TK 1521- nguyên liệu chính): là những nguyên liệu mà sau quá trình chế biến sẽ tạo thành thực thế chủ yếu của sản phẩm như: Acid Ascobic (viên), Amidon, bột ngô, bột sắn tinh chế…
• Nguyên vật liệu phụ (theo dõi trên TK 1522- vật liệu phụ): gồm những nguyên vật liệu không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng lại có tác dụng nhất định trong sản xuất sản phẩm như làm tăng chất lượng sản phẩm, phục vụ bảo quản, ví dụ như: nhãn, đơn…
• Bao bì (theo dõi trên TK 1527- Bao bì): là các vật liệu dùng để đóng gói sản phẩm như: Chai, lọ, nút chai, nút lọ, các hòm các tông.
• Nguyên vật liệu ở công ty được mã hoá theo từng nhóm, từng loại để tiện theo dõi, kiểm tra và nhập liệu vào máy tính. Nguyên vật liệu được chứa ở nhiều kho khác nhau, các thủ kho theo dõi những nguyên vật liệu ở kho mình, cuối tháng so sánh với số liệu trên máy tính ở phòng tài vụ.
- Cách xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền tháng theo công thức sau
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ Giá thực tế NVL tồn kho đầu tháng Số lượng NVL tồn kho đầu tháng + + Giá thực tế NVL nhập kho trong tháng Số lượng NVL nhập kho trong tháng Khi đó giá trị vật tư xuất dùng được tính theo công thức:
Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng xuất x Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ - Trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu, ngoài giá trị nguyên vật liệu xuất kho
dùng trực tiếp cho sản xuất còn bao gồm giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp không qua kho được hạch toán thẳng vào chi phí theo đúng giá mua thực tế vật liệu mua vào
- Tài khoản sử dụng để hạch toán
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty là từng phân xưởng sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng được tập hợp theo từng phân xưởng. Do vậy TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng. Ví dụ:
• TK 621-XVP: chi phí NVL trực tiếp phân xưởng penicilin viên
• TK 621- XKS: chi phí NVL trực tiếp phân xưởng kháng sinh tiêm
• TK 621- XTT: chi phí NVL trực tiếp phân xưởng tiêm
• TK 621- XTV: chi phí NVL trực tiếp phân xưởng viên nonbeta - Quy trình hạch toán
• Hàng tháng hàng quý, căn cứ vào bản báo cáo dự kiến kế hoạch sản xuất của phòng kinh doanh, phòng tiến độ sản xuất đưa ra kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm, từ đó tiến hành lập “Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức” chi tiết cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng thành 2 liên, một ở kho, một ở phân xưởng.
• Hàng ngày, khi thực hiện xuất nguyên vật liệu để trực tiếp chế biến sản phẩm, nhân viên phân xưởng sẽ đem xuống kho để thủ kho ghi số lượng thực xuất. Thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất trong ngày vào các phiếu chứng từ đưa cho kế toán hạch toán trong sổ chi tiết và khi có phiếu xuất kho cho sản xuất thì kế toán sẽ định khoản cho sản xuất
• Hàng tháng, Cuối tháng khi hết hạn mức thủ kho tiến hành thu lại phiếu của phân xưởng lĩnh, tính ra tổng số vật tư đã xuất và số hạn mức còn lại cuối tháng rồi ký vào cả 2 liên, sau đó trả phân xưởng 1 liên, chuyển cho kế toán nguyên vật liệu 1 liên để ghi sổ. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và xuất kho của thủ kho, xác định giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng.
- Chi phí nhân công trực tiếp
• Tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm lương chính, lương phụ, thưởng, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nguyễn Đình Đồng 36 Lớp QTDN-K53
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và bậc lương của người lao động.Thu nhập tiền lương của người lao động được xác định theo công thức ở mục 1.4.2 b.
• Tài Khoản hạch toán :
Để theo dõi và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng(tương tự như TK 621). Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp vào bên Nợ TK 622 vào cuối kỳ, sau đó được kết chuyển hết về TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất từng sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa trên tiêu thức là số giờ công lao động thực tế sử dụng để sản xuất ra mặt hàng đó.
CPNCTT phân bổ cho sản
phẩm
= Tổng CPNCTT tại phân xưởng Tổng giờ công lao động
x Giờ công lao động làm ra
sản phẩm - Quy trình hạch toán
• Hàng ngày, các phòng ban, phân xưởng cử tổ trưởng theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH… của công nhân thuộc bộ phận mình ghi vào “Báo cáo giờ công lao động”, “Bảng chấm công” để có căn cứ tính lương cho từng người lao động trong công ty.
• Đến cuối tháng, nhân viên thống kê của phân xưởng đó sẽ chuyển Bảng chấm công và các chứng từ liên quan như: Phiếu xác nhận thời gian làm việc, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng tính trợ cấp phụ cấp về bộ phận kế toán để kiểm tra, đối chiếu và quy ra công thức tính lương, BHXH. Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán sẽ tiến hành lập “Bảng thanh toán lương” chi tiết cho từng phân xưởng, tổ sản xuất. Kế toán tiền lương sau khi hoàn tất xong việc tính tiền lương của phân xưởng, bộ phận, phòng ban sẽ lên bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, lấy số liệu chi tiết nhập vào phần mềm.
• Chi phí sản xuất chung.
• Chi phí sản xuất chung của công ty là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất nhưng có tính chất phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm.
• Tài khoản hạch toán.
Để kế toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng (tương tự như TK 621). TK 627 được chi tiết thành 8 TK cấp 2 như sau:
• Tiền lương trả cho đội ngũ lao động gián tiếp đó là: quản đốc, phó quản đốc, nhân viên thống kê, nhân viên kinh tế… được hưởng lương theo hệ số cấp bậc, được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm và các khoản phụ cấp khác.
627.2, 627.3 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
• Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ tính vào chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ mà không xác định được trực tiếp cho từng sản phẩm, nhiên phụ liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng, phế liệu, bao bì và công cụ dụng cụ cho sản xuất.
627.4 Chi phí khấu hao tài sản cố định
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Từ khi mua sắm một TSCĐ bàn giao, kế toán viên xác định tài sản đó dùng cho phân xưởng phòng ban nào, nguyên giá, thời gian trích khấu hao, giá trị thanh lý để nhập vào phần mềm. Hàng tháng, kế toán sẽ thực hiện việc trích khấu hao trên máy. Căn cứ vào đây kế toán chi phí giá thành có thể thấy được số khấu hao phải trích trong tháng của từng phân xưởng.
Số khấu hao TSCĐ trích trong tháng
= Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao 12 tháng
• 627.5 Chi phí luân chuyển nội bộ (SX phụ)
• Ngoài các phân xưởng sản xuất chính công ty còn tổ chức các bộ phận sản xuất phụ nhằm phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất chính. Việc hạch toán chi phí sản xuất phụ giống như việc hạch toán chi phí sản xuất chính. Sau đó kế toán viên sẽ tiến hành đồng bộ hoá để tính giá thành và phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các bộ phận khác. Cuối tháng, kế toán phân bổ toàn bộ chi phí phân xưởng cơ điện, tổ nước cất, tổ nồi hơi, tổ sửa chữa, tổ máy bơm cho các đối tượng sử dụng theo tiêu thức được xác định.
Chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng cơ điện, tổ sửa chữa được phân bổ cho các phân xưởng sản xuất chính theo tiêu thức số giờ công sản xuất tại các phân xưởng:
Mức CPSX ở PXCĐ, TSC phân bổ cho
PXSX (i) =
Tổng CPSX ở PXCĐ, TSC
Tổng số giờ công sản xuất tại các PX x
Số giờ công sản xuất ở
PXSX (i)
• Tổ nước cất phân bổ cho các phân xưởng dựa trên đồng hồ nước đặt tại từng phân xưởng.
• Tổ máy bơm, tổ nồi hơi phân bổ cho các phân xưởng dựa trên ước tính của kế toán, căn cứ vào sản lượng sản xuất trong kỳ. Tất cả các khoản chi phí sản xuất phụ phát sinh tại được tập hợp vào TK 154P.
627.7,8 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
• Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí về điện, nước dùng cho sản xuất chính của công ty.
• Khi nhận hoá đơn do chi nhánh điện lực Đống Đa gửi tới, kế toán thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. kế toán phân bổ luôn tiền điện cho các đối tượng sử dụng theo các tỷ lệ xác định, tỷ lệ này do phòng kỹ thuật đưa ra căn cứ vào công suất máy của mỗi phân xưởng, bộ phận.
Đối với chi phí tiền nước, kế toán căn cứ vào đồng hồ nước được lắp tại các phân xưởng, bộ phận để xác định chi phí tiền nước dùng cho sản xuất và quản lý
b) Tính giá thành
1) Tập hợp chi phí sản xuất
• Chi phí sản xuất tại công ty được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất chính và theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Sau khi tập hợp riêng từng loại chi phí sản xuất chính, chi phí sản xuất phụ đều tổng hợp và kết chuyển sang TK 1541 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
2) Xác định giá trị sản phẩm dở dang
Quá trình sản xuất thuốc tại công ty trải qua nhiều công đoạn. Tại phân xưởng viên Nonbeta, để sản xuất ra một sản phẩm phải trải qua 3 bán thành phẩm A, B, C tương ứng 3 chặng:
• Chặng pha chế: Đầu tiên là quá trình chuyển nguyên vật liệu chính từ kho tới phân xưởng, căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức kế toán nhập liệu vào máy tính. Đây là quá trình chế biến nguyên vật liệu ban đầu thành bán thành phẩm A. Trong chặng này không phát sinh phụ liệu hay tá dược
• Chặng lên máy: BTPA hoàn thành ở giai đoạn trước sẽ được chuyển sang chặng này. Trong chặng này phát sinh các chi phí về tá dược, kế toán viên sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho do thống kê phân xưởng gửi lên để cập nhật số liệu chi phí cho từng sản phẩm. Kết quả của chặng này là bán thành phẩm B
• Chặng hoàn thành: BTPB ở chặng lên máy sẽ được chuyển sang chặng tiếp theo là chặng hoàn thành. Tại chặng này sản phẩm sẽ được đóng gói, phát sinh các chi phí phụ liệu như: hòm, nang, đơn…
SPDD tại công ty có mức độ hoàn thành tương đối cao do yêu cầu kỹ thuật sản xuất, bào chế thuốc tân dược và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số sản phẩm được sản xuất trong kỳ. Mặt khác chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên công ty chọn phương pháp đánh giá SPDD dựa trên chi phí nguyên vật liệu chính. Trong SPDD cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính mà thôi. Còn toàn bộ chi phí chế biến được tính cho thành phẩm.
3) Giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương thức này, kế toán căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã hạch
toán được trong tháng và giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng để tính giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục theo công thức sau:
Tổng giá thành
sản phẩm = CP SXDDđầu kỳ + CPSX phát sinhtrong kỳ - CP SXDDcuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
= Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm nhập kho
4) Ví dụ tính giá thành Vitaminc 100 mg 100 viên ( *GMP) do phân xưởng NonBetalactam sản xuất
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 182.740.176đ tồn tại trong 14.879.300 BTPA (bảng 2.1)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
= Chi phí vật liệu chính + chi phí vật liệu phụ
= 113.293.203 + 41.578.761= 154.871.964đ (bảng 2. 2)
Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm VitaminC 100mg 100viên (*GMP): 21.453.384đ (Bảng 2.3)
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm VitaminC 100mg 100viên (*GMP):
28.010.497đ (Bảng 2.4)
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm VitaminC 100mg 100viên (*GMP) có chi phí dở dang cuối kỳ tồn tại trong 12.000.000 BTPA là: 148.764.853đ. (bảng 2.1)
Tổng chi phí sản xuất mặt hàng VitaminC 100mg 100viên (*GMP)
= Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ- Giá trị SPDD cuối kỳ = 182.740.176 + (154.871.964 + 21.453.384 + 28.010.497) - 148.764.853 = 238.311.168đ
Giá thành đơn vị sản phẩm trên cơ sở số lượng sản phẩm VitaminC 100mg 100viên (*GMP) nhập kho là : 11.799.100 viên
Z đv = 238.311.168 / 11.799.100 = 20,1974 (đ/viên)