Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố định còn phải có các tài sản lưu động, tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của tài sản lưu động khác nhau. Trên khía cạnh phân tích của đề tài này được gọi là vốn lưu động
Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế. Tuy nhiên việc sử dụng vốn lưu động như thế nào để phát huy được hiệu quả trên
mỗi đồng vốn bỏ ra là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đòi hỏi được phân tích trên nhiều khía cạnh. Dưới đây là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần Đại Phú Hoàng trong giai đoạn 2011-2013.
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2011 - 2013.
Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012
Doanh thu thuần 81.129.179.920 68.199.601.522 10.856.585.466 (15,94) (84,1)
Lợi nhuận sau thuế (3.853.124.955) (1.769.393.659) (6.182.856.687) (54,08) 249,43 Vốn lưu động(Đồng) 125.231.165.637 145.923.009.569 136.157.895.053 0,1652 (0,067) Vòng quay vốn lưu động(vòng) 0,65 0,47 0,08 (0,18) (0,39) Thời gian luân chuyển VLĐ (Ngày) 555,70 770,27 4514,94 214,53 3744,67 Mức doanh lợi vốn lưu động(Lần) (0.031) (0.012) (0.045) (0,019) (0,033) Hệ sốđảm nhiệm VLĐ(Lần) 1,54 2,14 12,54 0,60 10,40
(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Vòng quay vốn lưu động: Dựa vào sơ đồ ta thấy chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động có xu hướng biến thiên giảm dần. Cụ thể vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2011 là 0,65 vòng, đến năm 2012 giảm xuống còn 0,47 vòng và đến năm 2013 lại giảm xuống còn 0,08 vòng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa cao, tốc độ thu hồi vốn lưu động giảm. Nguyên nhân là do năm 2013, quy mô vốn lưu động tuy giảm xuống 6,7% nhưng doanh thu thuần lại giảm tới 84,1% so với năm 2012. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là xây dựng dân dụng do vậy Công ty cần một lượng vốn lưu động bình quân lớn để đảm bảo quá trình kinh
47
doanh được liên tục. Tuy nhiên việc tăng dự trữ vốn lưu động có thể không phải là một cách hay trong thời điểm khi mà doanh thu đang có xu hướng giảm khá mạnh, lợi nhuận sau thuế thu lại luôn rơi ở mức âm phản ánh tình hình vốn lưu động bị chiếm dụng lớn.
Thời gian luân chuyển vốn lưu động: Do tốc độ quay vòng vốn lưu động giảm nên thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng mạnh lên từ 770,27 ngày trong năm 2012 lên tới 4514,94 ngày trong năm 2013. Cho thấy nếu công ty tiếp tục kinh doanh, sản xuất như năm 2013, phải mất tới hơn 10 năm công ty mới có thể thu hồi vốn lưu động để bắt đầu chu kỳ kinh doanh mới. Điều này phản ánh lượng vốn lưu động bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất kinh doanh dở dang, các khoản mục phải thu và lưu thông. Vì vậy trong tương lai công ty cần tiếp tục thực hiện những biện pháp thu hồi nợ cũng như giảm các khoản phải thu, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo chỗ đứng vững chắc trên thị trường để đạt được hiệu quả cao hơn nữa.
Mức doanh lợi vốn lưu động: Được đo bằng lợi nhuận sau thuế thu được trên 100 đồng vốn bỏ ra. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất bởi nó cho biết chính xác lợi nhuận mà công ty đạt được trên 100 đồng vốn lưu động bỏ ra do đã loại trừ chi phí thuế TNDN. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy xu hướng tăng giả không đều qua ba năm và luôn ở mức âm. Lý do chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm đều ở mức âm. Cụ thể, 100 đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ bị lỗ -0,031 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2012, tình hình khả quan hơn một chút khi bị lỗ -0,012 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm đi 0,019 lần so với năm 2011. Đến năm 2013, 100 đồng vốn lưu động bị lỗ -0,045 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này phản ánh chi phí phát sinh trong 3 năm là quá lớn do dó lợi nhuận sau thuế đạt được luôn ở mức âm. Vì vậy, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ và cắt giảm bớt các chi phí không cần thiết cũng như có những chính sách quản lý hiệu quả để cải thiện được chỉ tiêu này.
Hệ sốđảm nhiệm vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể đạt được một đồng doanh thu. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty càng cao. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2011 của công ty là 1,54 lần giảm đi 0,6 lần so với năm 2012 và 11 lần so với năm 2013 và đạt mức lần lượt trong 2 năm này là 2,14 lần và 12,54 lần. Điều này có nghĩa là năm 2011, chỉ cần 1,54 đồng thì đến năm 2012 cần bỏ ra 2,14 đồng mới tạo ra 1 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 con số này tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty không tốt so với năm liền trước, và đến năm 2013 lại có chiều hướng không tốt hơn khi cần tới 12,54 đồng mới tạo ra 1 đồng doanh thu thuần. Qua phân tích chỉ tiêu này cho thấy công ty chưa khai thác được hết lợi ích mà vốn lưu động mang lại. Vì vậy,
công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu, hàng tồn kho để tránh tình trạng ứ đọng vốn và gây lãng phí trong việc sử dụng vốn của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được thể hiện thông qua mức tiết kiệm vốn lưu động. Mức tiết kiệm VLĐ có được do tăng tốc độ luân chuyển của vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu mức tiết kiệm tương đối và mức tiết kiệm tuyệt đối.
Bảng 2.9. Chỉ tiêu tính toán mức tiết kiệm vốn lưu động của công ty
Đơn vj tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần 81.129.179.920 68.199.601.522 10.856.585.466
Vòng quay VLĐ 0,65 0,47 0,08
(Nguồn: Sinh viên tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2011 – 2013)
Mức tiết kiệm tuyệt đối: Năm 2012: 81.129.179.920 81.129.179.920 Vtktd = 0,47 - 0,65 = 47.801.153.471,69 Năm 2013: 68.199.601.522 68.199.601.522 Vtktd = 0,08 - 0,47 = 707.389.483.871,81
Mức tiết kiệm tuyệt đối: Chỉ tiêu này cho thấy năm 2012, để đạt được mức doanh thu bằng năm 2011 công ty cần bỏ ra một lượng vốn lưu động lớn hơn so với năm 2011 là 47.801.153.471,69 đồng và năm 2013 để đạt được mức doanh thu bằng năm 2012 công ty cần bỏ ra một lượng vốn lưu động nhiều hơn so với năm 2012 là 707.389.483.871,81 đồng. Mức tiết kiệm tương đối: Năm 2012: 68.199.601.522 68.199.601.522 Vtktgd = 0,47 - 0,65 = 40.183.071.273,19
49 Năm 2013:
10.856.585.466 10.856.585.466
Vtktgd =
0,08 - 0,47 = 112.608.200.312,23
Chỉ tiêu này có nghĩa là giảm mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà năm 2012 công ty cần phải bỏ thêm 40.183.071.273,19 đồng vốn lưu động phải bỏ ra để mở rộng doanh thu. Điều này có nghĩa là công ty đã mất đi một chi phí tương đối lớn là 687.983.882 đồng. Đến năm 2013 do tốc độ luân chuyển vốn tiếp tục giảm mạnh mà năm 2013 công ty cần bỏ thêm 112.608.200.312,23 đồng vốn lưu động để mở rộng doanh thu. Như vậy trong cả 3 năm chúng ta có thể thấy do giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà công ty đã phải bỏ thêm một phần vốn lưu động để đạt được mức doanh thu như cũ hay mở rộng doanh thu.
Các chỉ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn quan trọng để các nhà hoạch định xác định chính xác đúng nhu cầu nguồn vốn cần thiết trong tương lai. Trong thời kì nền kinh tế suy thoái, VLĐ của Công ty không sinh lời cho thấy hoạt động SXKD của Công ty không có hiệu quả.. Do vậy Công ty cần chú trọng hơn trong công tác sử dụng và quản lý vốn để tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn từ đó có các biện pháp sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.