Phân tích các bộ phận cấu thành vốn lưu động

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Đại Phú Hoàng (Trang 59)

Vốn lưu động bao gồm các khoản mục chủ yếu như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Do đó để tìm hiểu về thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Đại Phú Hoàng chúng ta sẽ đi vào phân tích từng bộ phận cấu thành của vốn lưu động.

Phân tích vốn bằng tiền:

Tiền mặt là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất trong vốn lưu động và doanh nghiệp dự trữ tiền mặt với nhiều mục đích khác nhau như phục vụ nhu cầu chi tiêu, chi trả cho các chi phí giao dịch, chi phí lương, thuế và tăng khả năng thanh toán ngắn hạn… Vốn bằng tiền sẽ giảm bớt được những chi phí phát sinh do việc giữ nó thông qua chuyển sang giữ chứng khoán ngắn hạn mỗi khi lượng tiền mặt có dư thừa so với nhu cầu. Tuy nhiên ở Việt Nam các doanh nghiệp thường dự trữ vốn bằng tiền dưới hai hình thức chủ yếu: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng tuy không có tính sinh lời cao do lãi suất không kỳ hạ thường không đáng kể tuy nhiên nó cũng giúp doanh nghiệp hạn chế phần nào các khoản chi phí phát sinh do giữ tiền mặt tại quỹ như: chi phí bảo quản, những rủi ro tiềm ẩn khi việc giữ tiền không được

kiểm soát chặt chẽ dẫn đến mất mát. Đây là một biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền.

Biu đồ 2.1. Tình hình tin và các khon tương đương tin ti công ty

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2011 – 2013)

Nhìn vào biểu đồ trên và bảng 2.4 ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động. Chiếm lần lượt qua ban năm 2011, 2012, 2013 là 3,7%, 7% và 0,48% và chiếm tỷ trọng cao nhất và lớn nhất là vào năm 2012, đạt mức 10.165.941.100 đồng, lý do là trong năm công ty thực hiện việc tự bỏ vốn đầu tư năm 2010, hoàn thành và bán một căn hộ trung cư mini dẫn đến lượng tiền mặt của công ty tăng lên đáng kể. Với mức dự trữ tiền lớn sẽ làm tăng uy tín tài chính của công ty tuy nhiên cũng làm tăng chi phí cơ hội của công ty và giảm khả năng sinh lời. Tuy nhiên dù là tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng doanh nghiệp cũng nên dự trữ một lượng tối thiểu đủ để phục vụ cho nhu cầu phát sinh thường nhật vì dự trữ nhiều sẽ gây ra chi phí cơ hội không cần thiết. Mặc dù vậy mức dự trữ tiền hiện tại đang ở mức khá thấp do đó doanh nghiệp cần xác định mức dự trữ tiền tối ưu để làm tăng khả năng sinh lời của vốn lưu động.

Vòng quay tiền phản ánh thời gian quay vòng của tiền trong chu kỳ kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu vòng quay tiền được thể hiện rõ theo bảng dưới đây:

51

Bng 2.10. Vòng quay tin ca công ty c phn Đại Phú Hoàng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

1.Doanh thu thuần (Đồng) 10.856.585.466 68.199.601.522 81.129.179.920 2.Tiền và các khoản

tương đương tiền (Đồng) 657.909.789 10.165.941.100 4.634.764.125

3.Vòng quay tiền (Vòng) 16,50 6,71 17,50

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của BCĐKT và báo cáo KQHĐKD)

Công thức tính vòng quay tiền của công ty:

Doanh thu thuần Vòng quay tiền =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Chỉ tiêu quay vòng của tiền có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011, vòng quay tiền là 17,5 vòng, năm 2012 giảm xuống còn 6,71 vòng và năm 2013 tăng lên là 16,5 vòng. Nguyên nhân năm 2011 chỉ số này là cao hơn so với 2012 do doanh thu thuần năm 2011 vẫn còn ở mức cao nhất so với 3 năm và tiền và các khoản tương đương tiền giảm đi khá lớn so với năm 2012. Còn chỉ tiêu này cao hơn năm 2011 cao hơn năm 2013 do năm 2013 doanh thu thuần của công ty giảm mạnh, dù tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm mạnh nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuần cao hơn nhiều so với tốc độ giảm tiền và các khoản tương đương. Việc cắt giảm lượng dự trữ tiền mặt cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty, đặc biệt là chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời đang ở mức rất thấp. Công ty cần phải bổ sung một lượng tiền mặt để không ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản nợ.

Phân tích các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Đây là khoản mục lớn nhất lớn nhất trong số các bộ phận cấu thành vốn lưu động. Để nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả trong chính sách quản lý các khoản phải thu của công ty, chúng ta cần xem xét vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:

Bng 2.11. Ch tiêu đánh giá khon phi thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu thuần đồng 81.129.179.920 68.199.601.522 10.856.585.466

2. Phải thu khách hàng đồng 21.045.966.900 26.374.106.488 23.599.744.560

3. Vòng quay các khoản

phải thu Vòng 3,85 2,59 0,46

4. Kỳ thu tiền trung bình Ngày 93,39 129,22 782,56

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, khoản vòng quay các khoản phải thu cao nhất là năm 2011 với 3,85 vòng và thấp nhất vào năm 2013 với 0,43 vòng và có xu hướng giảm dần. Do vậy kỳ thời gian thu tiền trung bình năm 2013 dài nhất với 782,56 ngày và thấp nhất vào năm 2011 với 93,39 ngày bời kỳ thu tiền trung bình luôn tỷ lệ nghịch với vòng quay các khoản phải thu.

Vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoản phải thu của công ty thành tiền mặt. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm còn 2,59 vòng, sự giảm này là do doanh thu thuần giảm, thêm vào đó khoản phải thu khách hàng tăng lên so với năm 2011. Như vậy, sự tăng của phải thu khách hàng và sự giảm của doanh thu thuần do đó thời gian thu tiền trung bình của Công ty cũng sẽ kéo dài tới 129,22 ngày, tức là Công ty sẽ bị chiếm dụng vốn lâu hơn. Năm 2013, vòng quay các khoản phải thu là 0,46 vòng, giảm 2,13 vòng so với năm 2012. Do cả doanh thu thuần và phải thu khách hàng của công ty đều giảm so với năm 2012 nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuần cao hơn nhiều so với tốc độ giảm của phải thu khách hàng. Do vậy, kỳ thu tiền trung bình của công ty tăng đạt mức 782,56 ngày cao nhất trong 3 năm. Cho thấy năm 2012, Công ty đã chưa chú trọng đến công tác thu nợ khách hàng, bị chiếm dụng vốn nhiều và phương thức thanh toán tiền của Công ty chưa được chặt chẽ. Việc công ty Cổ phần Đại Phú Hoàng có vòng quay các khoản phải thu thấp cho là do công ty đang áp dụng sự nới lỏng các điều khoản tín dụng. Tuy nhiên, doanh thu thuần ngày càng giảm khiến mạnh khiến cho các thời gian quay vòng của tiền ngày càng dài hơn. Thời gian chiếm dụng vốn của công ty còn dài do đó công ty sẽ bị mất đi các chi phí cơ hội từ số tiền bị chiếm dụng này, hơn nữa còn gia tăng chi phí liên quan đến các khoản phải thu khách hàng như chi phí thu nợ, chi phí nợ xấu… Bên cạnh đó còn làm cho công ty dễ lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tóm lại ta thấy được chính sách tín dụng mà công ty đang áp dụng đối với khách hàng là không tốt.

Phân tích hàng tồn kho và vòng quay các khoản tồn kho

Hàng tồn kho là một thành phần chiếm tỷ trọng khác cao và khá quan trọng trong cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần Đại Phú Hoàng. Cho nên quản trị hàng tồn kho đóng một vai trò hêt sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên đồng thời gia tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Do đó chúng ta có thể xem xét bảng dưới đây để thấy được tình trạng hàng tồn kho của công ty Cổ phần Đại Phú Hoàng cũng như đánh giá và có những biện pháp cải thiện tình hình.

53

Bng 2.12. Ch tiêu đánh giá hàng tn kho ca công ty

Chênh lệch 2012/2011 Chêch lệch 2013/2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị % Giá trị % 1. Giá vốn hàng bán đồng 74.444.412.647 63.184.039.928 12.822.925.224 (11.260.372.719) (15,13) (50.361.114.704) (79,70) 2. Hàng tồn kho đồng 72.036.070.000 56.179.284.812 61.661.110.657 (15,856,785,188) (22,01) 5.481.825.845 9,76 3. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 1,03 1,125 0,21 0,095 8,83 (0,195) (81,51) 4. Thời gian luân

chuyển kho trung bình

Ngày 348,35 320,09 1731,12 (28,26) (8,11) 1411,03 440,82

Thời gian luân chuyển kho trung bình: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Chỉ số này ngược với số vòng quay hàng tồn kho. Cụ thể số vòng quay hàng tồn kho của công ty càng nhỏ thì thời gian luân chuyển kho trung bình càng cao. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 của công ty là 1,03 vòng nhưng năm 2012 đã tăng lên thành 1,125 vòng, sở dĩ có sự tăng này là do năm 2012 giá vốn hàng bán giảm đi 15,13% so với năm 2011 nhưng lượng hàng tồn kho còn giảm mạnh hơn so với năm 2011 là 22,01%. Tức là bình quân hàng tồn kho quay được 1,125 vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu trong năm 2012. Do vậy, thời gian quay vòng hàng tồn kho của công ty giảm xuống còn xấp xỉ 320 ngày, giảm 28,26 ngày so với năm 2011. Điều này cho thấy, trong năm 2012, Công ty hoạt động tốt hơn 2011 nên việc dự trữ hàng tồn kho giảm. Đến năm 2013, vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 0,21 vòng giảm mạnh đến hơn 5 lần so với năm 2012. Dẫn tới việc thời gian quay vòng của hàng tồn kho kéo dài tới 1731,12 ngày tăng khoảng 1411,03 ngày so với năm 2012, Công ty hoạt động kém hiệu quả vào năm 2013, vòng quay hàng tồn kho chậm nên kéo theo thời quan quay vòng lâu. Nguyên nhân là giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 là 12.822.925.224 đồng giảm 50.361.114.704 đồng so với năm 2012 và hàng tồn kho tăng thêm 5.481.825.845 đồng đạt 61.661.110.657 đồng khiến chỉ tiêu này thấp hơn rất nhiều so với năm 2012. Điều này làm cho chi phí dự trữ hàng tồn kho tăng, làm nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng. Chỉ tiêu này qua phân tích phản ánh tốc độ luận chuyển hàng tồn kho của công ty là chậm. Vì vậy công ty cần có những biện pháp để quản lý kho hàng một cách hiệu quả hơn, cải thiện các vấn đề tính toán lập kê hoạch để đặt hàng, sản xuất và tiêu thụ hàng. Doanh nghiệp cũng cần tìm ra những phương án tối ưu hơn để giảm thiểu lượng hàng tồn kho qua đó giảm được chi phí lưu kho hàng hóa và bớt đi lượng vốn ứ đọng ở kho hàng, tăng cường thêm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Khi liên hệ tỷ số này tỷ số khả năng thanh toán nhanh, ta nhận ra rằng do Công ty dự trữ hàng tồn kho nhiều nên khả năng thanh toán nhanh xuống thấp và số ngày tồn kho của Công ty.

Như vậy thông qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận đã cho thấy rõ hơn việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Đại Phú Hoàng. Nhìn chung công ty đã có những nỗ lực để cái thiện và giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên doanh nghiệp các khoản phải thu đang chiếm tỷ trọng lớn, lượng hàng tồn kho chiếm khá nhiều tạo ra các chi phí phát sinh không cần thiết, mức dự trữ tiền mặt còn nhỏ là một cảnh báo để đối phó với biến cố. Vốn lưu động chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Vì vậy doanh nghiệp cần đề ra một số biện pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ.

55

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Đại Phú Hoàng (Trang 59)