Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 39)

Việc áp dụng các quy định của Ủy ban Basel là tùy thuộc vào quy định của các Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc các cơ quan giám sát của từng quốc gia phù hợp với thực trạng nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của mỗi nƣớc. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng rất cần thiết để làm lành mạnh, minh bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Trên thực tế đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện theo các quy định của Basel I, một số nƣớc đã thực hiện Basel II và một số đang trong kế hoạch thực hiện Basel II và Basel III.

32

Qua nghiên cứu việc thực hiện các quy định Basel II của các nƣớc thành viên Ủy ban Basel cũng nhƣ các nƣớc không thuộc Ủy ban Basel cùng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng của mình nhƣ sau:

- Ngân hàng Nhà nƣớc phải xây dựng kế hoạch thực hiện đầy đủ quy định của Basel, trong thời điểm hiện tại, kế hoạch đó nên là việc thực hiện Basel II. Lộ trình thực hiện phải rất chi tiết về thời gian cũng nhƣ quy định về các phƣơng pháp tiếp cận. Song song với việc xây dựng kế hoạch thực hiện là việc xây dựng hệ thống pháp lý, quy định để đƣa các quy định Basel vào hệ thống luật pháp và ban hành các quy định về quản lý rủi ro, trọng số rủi ro đối với các tài sản ... để tạo cơ sở cho các ngân hàng thực hiện. Thƣờng xuyên cập nhật các yêu cầu, phƣơng pháp đo lƣờng mới hoặc chỉnh sửa đƣợc Ủy ban Basel ban hành để điều chỉnh hệ thống các quy định cho phù hợp.

- Đƣa ra các quy định về giám sát việc thực hiện đầy đủ các quy định của Basel. Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các nƣớc khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Basel là việc thu thập số liệu. Do đó, để đảm bảo các ngân hàng hoàn toàn có khả năng thực hiện khi các quy định thực hiện có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nƣớc buộc phải giám sát sát sao đối với kế hoạch chuẩn bị của các ngân hàng.

- Căn cứ trên sự phát triển của thị trƣờng tài chính, năng lực của ngành ngân hàng, Ngân hàng nhà nƣớc có thể có nhiều lựa chọn các phƣơng pháp quản lý rủi ro phù hợp đối với các ngân hàng. Có thể kết hợp giữa các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tiêu chuẩn với các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro nâng cao, hoặc tăng dần toàn bộ từ các phƣơng pháp tiêu chuẩn lên các phƣơng pháp nâng cao hoặc quy định cách tiếp cận theo quy mô, năng lực tài chính của từng ngân hàng.

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ số an toàn vốn tại Việt Nam

Hệ số CAR quy định mức vốn ngân hàng dự phòng cho những rủi ro trong quá trình hoạt động của mình. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải

33

đối mặt với nhiều loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản ... Tuy nhiên, so với thông lệ quốc tế, hệ số CAR theo quy định tại Việt Nam chƣa tính đến vốn dự phòng cho các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng. Vì vậy việc áp dụng hệ số CAR theo thông lệ quốc tế tại Việt Nam là cần thiết để việc xác định mức vốn dự phòng đƣợc đầy đủ hơn, đảm bảo hoạt động của ngân hàng đƣợc an toàn hơn trƣớc những rủi ro hiện hữu mà ngân hàng phải đối mặt.

Từ các quy định của hệ thống thông lệ quốc tế cũng nhƣ kinh nghiệm của các nƣớc đã triển khai, có thể nhận thấy một số các yếu tố chính ảnh hƣởng tới việc áp dụng CAR theo thông lệ quốc tế tại Việt Nam nhƣ sau:

- Yếu tố chủ quan bao gồm:

Một là, nhận thức của ngƣời đứng đầu và ban lãnh đạo đối với vấn đề áp dụng CAR theo thông lệ quốc tế. Đằng sau công thức tính CAR là cả một hệ thống quản trị rủi ro. Theo Basel II, các ngân hàng phải quản trị, xác định và ƣớc lƣợng đƣợc các loại rủi ro của mình, từ đó mới tính đƣợc CAR - mức vốn dự phòng cho các rủi ro đó. Do đó, nhận thức về quản trị rủi ro của ngƣời đứng đầu ngân hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến cách thức, chất lƣợng của hệ thống quản trị rủi ro từ đó ảnh hƣởng đến giá trị rủi ro ngân hàng xác định đƣợc dựa trên cách thức quản trị rủi ro đã sử dụng và cuối cùng ảnh hƣởng tới tính chính xác của lƣợng vốn cần phải dự phòng.

Hai là, chất lƣợng của nhân lực tham gia quản trị rủi ro. Dựa trên các quy định của Basel II yêu cầu về hệ thống quản trị rủi ro, nhân lực tham gia vận hành hệ thống này phải rất am hiểu về các hoạt động ngân hàng, có kiến thức tốt về thống kê, xây dựng mô hình, đánh giá hệ thống. Đây là đội ngũ vận hành, đánh giá sự phù hợp của các công cụ quản trị rủi ro so với thực tế, vì vậy chất lƣợng của đội ngũ này ảnh hƣởng đến tính chính xác của kết quả xác định các loại rủi ro, từ đó ảnh hƣởng đến mức vốn dự phòng cần thiết lập.

34

Ba là, dữ liệu lịch sử. Để xác định đƣợc CAR, cần có số liệu lịch sử ít nhất là ba năm đối với phƣơng pháp tiếp cận cơ bản và 5-7 năm đối với phƣơng pháp tiếp cận nâng cao. Vì vậy nguồn dữ liệu lịch sử cũng nhƣ cách thức tổ chức dữ liệu phù hợp với yêu cầu của Basel II ảnh lớn đến tính chính xác của CAR.

Bốn là, hệ thống công nghệ thông tin. Hệ thống công nghệ thông tin phải thực hiện đồng thời hỗ trợ các hoạt động kinh doanh việc xử lý toàn bộ các dữ liệu về hoạt động của ngân hàng, vì vậy khả năng của hệ thống công nghệ thông tin có tác động rất lớn tới việc xác định CAR.

- Yếu tố khách quan chủ yếu là: Mục tiêu và quan điểm của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với việc áp dụng CAR theo thông lệ quốc tế. Việc áp dụng CAR theo chuẩn mực quốc tế đồng nghĩa với việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Điều này đòi hỏi phải thay đổi nhận thức của cả ngân hàng về quản trị rủi ro cũng nhƣ chi phí khá lớn cho việc xây dựng, duy trì hệ thống quản trị rủi ro phù hợp. Vì vậy nếu Ngân hàng Nhà nƣớc không quy định, luật hóa việc áp dụng CAR theo thông lệ quốc tế thì rất ít ngân hàng tự giác thực hiện do chi phí lớn cũng nhƣ thời gian triển khai khá dài (4-5 năm).

35

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

2.1.1 Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Tính đến thời điểm 31/12/2012, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có 5 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và 34 ngân hàng thƣơng mại cổ phần.

Trƣớc năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh. Ngân hàng Nhà nƣớc vừa đóng vai trò là ngân hàng trung ƣơng, vừa là ngân hàng thƣơng mại.

Từ sau năm 1990, sau khi hai pháp lệnh ngân hàng ra đời: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang 2 cấp, trong đó đối tƣợng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động đƣợc tách biệt rõ ràng:

Ngân hàng Nhà nƣớc thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoài hối và ngân hàng. Thực thi nhiệm vụ của một ngân hàng trung ƣơng: là ngân hàng duy nhất đƣợc phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, điều hành chính sách tiền tệ.

Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lƣu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế do các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.

Trong nửa đầu của giai đoạn này, hệ thống ngân hàng kinh doanh là các ngân hàng quốc doanh. Trƣớc khi chuyển mô hình hoạt động nhƣ một ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tập trung phục vụ hoạt động nông nghiệp, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam tập trung phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP

36

Công thƣơng Việt Nam phục vụ hoạt động thƣơng nghiệp, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam phục vụ hoạt động xây dựng cơ bản. Nửa cuối giai đoạn này, các ngân hàng quốc doanh đƣợc hoạt động nhƣ một ngân hàng thƣơng mại bình thƣờng, và thực hiện cổ phần hóa dƣới 50% vốn nhà nƣớc. Bên cạnh đó, các ngân hàng tƣ nhân đƣợc phép thành lập tạo ra sự sôi động trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm 31/12/2012, khối ngân hàng thƣơng mại quốc doanh vẫn chiếm vai trò chi phối hoạt động của hệ thống. 5 ngân hàng thƣơng mại quốc doanh có tổng tài sản có lớn hơn toàn bộ các ngân hàng thƣơng mại cổ phần còn lại, vốn điều lệ gần bằng các ngân hàng thƣơng mại cổ phần còn lại, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Quy mô Tổng tài sản Có và vốn điều lệ của các khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Đơn vị: tỷ đồng

Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn điều lệ

NHTM Nhà nƣớc 2.201.697 111.551

NHTM Cổ phần 2.159.401 177.621

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011 của Ngân hàng Nhà nước)

Bốn trong năm ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng thƣơng mại quốc doanh đã đƣợc cổ phần hóa dƣới 50% giá trị, bán cổ phần cho các đối tác nƣớc ngoài và các cá nhân, tổ chức trong nƣớc. Do tính chi phối hệ thống cao, sự đa dạng về chủ sở hữu nên nét đặc trƣng, đại diện cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có thể thấy rất rõ trong một ngân hàng thuộc khối ngân hàng thƣơng mại quốc doanh nhƣ Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

37

2.1.2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.2.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập năm 1993 theo quyết định số 69/QĐ - NH5 ngày 27/3/1993 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua 55 năm phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn ngân hàng thƣơng mại lớn nhất tại Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt. Trong 55 năm lịch sử phát triển, BIDV đã qua hai lần đổi tên và trải qua ba mốc quan trọng trong lịch sử hoạt động:

+ Năm 1981, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam (trƣợc thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc).

+ Năm 1990, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam + Năm 1994, Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo kế hoạch Nhà nƣớc từ BIDV về Tổng cục Đầu tƣ (trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định số 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã cho phép BIDV đƣợc kinh doanh đa năng nhƣ một NHTM.

Năm 2011, chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và tiến hành cổ phần hóa.

Tháng 3/2012, thực hiện bán cổ phiếu lần đầu (IPO) ra công chúng. Ngày 02/5/2012, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng

38

thƣơng mại cổ phần với tên gọi giao dịch: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động

* Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động:

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV

(Nguồn: BC thường niên 2012 Ngân hàng TPCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Tính đến thời điểm 31/12/2012, BIDV có mạng lƣới hoạt động nhƣ sau:

Khối ngân hàng: tổng mạng lƣới hoạt động gồm 662 điểm bao gồm: 117 chi nhánh (bao gồm 01 Sở giao dịch), 432 Phòng giao dịch, 113 Quỹ tiết

39

kiệm - đứng thứ 3 trong hệ thống NHTM về số lƣợng điểm mạng lƣới; Trung tâm đào tạo, Trung tâm Công nghệ Thông tin; Ngoài ra, BIDV có bốn văn phòng đại diện tại: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hoà Séc.

Khối công ty con, công ty liên kết: gồm 12 công ty hoạt động chủ yếu

trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cụ thể:

Bảng 2.2: Khối công ty con, công ty liên kết của BIDV năm 2012

STT Công ty con Lĩnh vực hoạt động % sở

hữu

1 Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV

BIDV Cho thuê tài chính 100%

2 Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài

sản BIDV(BAMC) Tài chính - ngân hàng 100%

3 Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC) Thị trƣờng vốn 88.12%

4 Công ty TNHH BIDV Quốc tế Tài chính 100%

5 Tổng công ty CP bảo hiểm BIDV (BIC) Bảo hiểm 83.3%

Công ty liên doanh, liên kết

6 Ngân hàng Liên doanh VID Public Tài chính - ngân hàng 50% 7 Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Tài chính - ngân hàng 65% 8 Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Tài chính - ngân hàng 50%

9 Công ty Liên doanh Tháp BIDV Bất động sản 55%

10 Công ty Liên doanh Quản lý Đầu tƣ BIDV -

Vietnam Partners Tài chính 50%

11 Công ty CP cho thuê máy bay Vận tải 27,24%

12 Công ty Phát triển Đƣờng cao tốc BIDV Xây dựng 25%

40

* Hoạt động kinh doanh

- Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong ba năm 2010 - 2012, hoạt động kinh doanh của BIDV đạt kết quả khá so với bối cảnh nền kinh tế khó khăn chung cũng nhƣ so với trung bình toàn ngành. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV 2010 -2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2011 2010

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tƣơng tự 46,31 44,557 29,782 Chi phí lãi và các chi phí tƣơng tự -33,1 -31,92 -20,59

Thu nhập lãi thuần 13,207 12,639 9,191

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2,76 2,813 2,411 Chi phí từ hoạt động dịch vụ -616 -656 -6 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 2,144 2,157 1,777 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 330 314 289 Lãi/(Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh

doanh 177 -211 -155

Lãi/(Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tƣ 86 -206 -135 Lãi/(Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán 262 -42 -29 Thu nhập từ hoạt động khác 1,188 1,199 801

Chi phí hoạt động khác -587 -593 -413

Lãi thuần từ hoạt động khác 600 607 387

41

TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 16,61 15,41 11,49

Chi phí nhân viên -3,798 -3,775 -3,076

Chi phí khấu hao và khấu trừ -488 -524 -397 Chi phí hoạt động khác -2,81 -2,353 -2,073

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG -7,096 -6,652 -5,546

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc

chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9,515 8,762 5,942 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho vay

khách hàng -5,472 -4,844 -1,765

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho vay các

TCTD khác -287 -179 -37

Chi phí dự phòng cho các cam kết ngoại bảng -178 -63 -

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 39)