Định hƣớng phát triển kinh tế và hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 81)

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam

Trải qua hơn 20 năm thực hiện đổi mới, xây dựng đất nƣớc, mục tiêu phát triển kinh tế luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tập trung nhân lực và trí lực đẩy mạnh thực hiện. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh và thông qua mục tiêu tổng quát về kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ sau: “ ... phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cƣờng hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.”

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thƣơng mại đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới. Bắt kịp xu hƣớng đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, mở rộng quan hệ thƣơng mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trƣờng của các nƣớc và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 hiệp định thƣơng mại song phƣơng. Song song với việc phát triển các hợp tác kinh tế đa phƣơng, Việt Nam có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhƣ Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới; tham gia tích cực các tổ chức kinh tế, thƣơng mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phƣơng. Tháng 7/1995 Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA) từ 01/01/1996. Năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu

74

(ASEM), đến năm 1998 là thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC). Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Theo thống kê đến năm 2010 của World Bank, kết quả của việc hội nhập và phát triển kinh tế: Việt Nam thoát khỏi nhóm quốc gia nghèo, bƣớc vào ngƣỡng quốc gia có thu nhập trung bình; tỷ lệ nghèo giảm gần 40% từ mức 60% trong những năm 1990 xuống mức 20,7%.

Cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển trên thế giới, Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu vốn đầu tƣ, luôn phải tìm kiếm các nguồn vốn, nguồn viện trợ bên ngoài thì vấn đề vốn để phục vụ các mục tiêu phát triển luôn là bài toán khó. Bên cạnh các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, ngành ngân hàng đã góp phần tích cực giải quyết hiệu quả vấn đề vốn cho sản xuất, phát triển trong các năm qua.

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế cần sự phối hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội, trong đó hệ thống tài chính - ngân hàng luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc điều tiết vốn thực thi các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nƣớc. Trên thực tế, hệ thống ngân hàng đã góp phần không nhỏ trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, ổn định lạm phát, thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, từ năm 2006, ngành ngân hàng Việt Nam đƣợc định hƣớng mục tiêu phát triển và tầm nhìn đến năm 2020 qua quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ. Quyết định 112/2006/QĐ-TTg đã định hƣớng mục tiêu phát triển chung và cụ thể của Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức tín dụng. Trong đó việc hội nhập, hoạt động theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế đƣợc quan tâm và nhấn mạnh trong cả hai mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

75

- Mục tiêu chung:

+ Đối với Ngân hàng Nhà nước:

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ƣơng, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Mục tiêu phát triển đến sau năm 2010 phát triển Ngân hàng Nhà nƣớc trở thành ngân hàng trung ƣơng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng trung ƣơng trong khu vực châu Á.

Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trƣờng thông qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng.

Trong mục tiêu phát triển chung, Thủ tƣớng đã nhấn mạnh việc thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ƣơng thể hiện ý chí hội nhập quốc tế và trong khu vực của Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng.

+ Đối với các tổ chức tín dụng:

Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hƣớng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung

76

bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình tổ chức tín dụng.

Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lƣợng cao và màng lƣới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trƣờng tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện đƣợc tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Với phƣơng châm hành động: “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”, Quyết định xác định mục tiêu phát triển của các tổ chức tín dụng sau năm 2010 nhƣ sau: “... đến sau năm 2010 xây dựng đƣợc hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các tổ chức tín dụng, kể cả các tổ chức tín dụng Nhà nƣớc hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trƣờng và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thƣơng mại.”

Không chỉ riêng Ngân hàng Nhà nƣớc có mục tiêu tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, Thủ tƣớng cũng rất quan tâm tới vấn đề hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại theo các chuẩn mực quốc tế.

77

- Mục tiêu cụ thể:

Quyết định đƣa ra 5 mục tiêu cụ thể để nâng cao vị thế của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

+ Định hƣớng cơ cấu lại tổ chức bộ máy của hệ thống Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam;

+ Định hƣớng đổi mới điều hành chính sách tiền tệ; + Định hƣớng đổi mới chính sách quản lý ngoại hối; + Định hƣớng phát triển hệ thống giám sát ngân hàng; + Định hƣớng đổi mới quản lý và phát triển nhân lực.

Trong mục tiêu cụ thể, Thủ tƣớng rất quan tâm đến vấn đề an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế, trong nội dung của mục tiêu cụ thể có ghi: “ ... Hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng; đồng thời đổi mới nội dung, phƣơng pháp, quy trình thanh tra, giám sát phù hợp sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ƣớc vốn Basel năm 1988 - Basel I), từng bƣớc tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ƣớc vốn mới (Basel II) sau năm 2010.”

Nhƣ vậy, định hƣớng phát triển ngành ngân hàng đã rất quan tâm đến vấn đề an toàn hoạt động và thực hiện các chuẩn mực quốc tế về hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc và an toàn hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, quyết định chƣa đề cập rõ, cụ thể theo chuẩn mực quốc tế nào và mốc thời gian áp dụng. Đến năm 2013, mới có một phần nhỏ hoạt động của hệ thống ngân hàng tiếp cận

78

theo thông lệ quốc tế hiện hành nhƣng vẫn chƣa thực hiện đầy đủ nhƣ: quy định về mức yêu cầu vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng mới tiếp cận gần sát với quy định của Basel II trong một số khoản mục.

3.2 Giải pháp hoàn thiện áp dụng hệ số an toàn vốn theo thông lệ quốc tế

3.2.1 Giải pháp trên góc độ thực hiện của các ngân hàng

Từ thực tế của ngân hàng điển hình đại diện: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, có thể rút ra các giải pháp chung cho các ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống nhƣ sau:

Thứ nhất, thu thập và tổ chức dữ liệu phù hợp phục vụ việc xác định, ước lượng rủi ro theo quy định Basel ngay từ thời điểm hiện tại

Theo khảo sát của KPMG năm 2012 trên tổng số 33 ngân hàng tại Việt Nam, hai khó khăn lớn nhất khi triển khai Basel II là chi phí (85%) và thiếu dữ liệu lịch sử (78%). Cơ sở dữ liệu theo cách tổ chức hiện tại chỉ đáp ứng đƣợc việc tiếp cận hệ số CAR theo chuẩn quốc tế ở các phƣơng pháp cơ bản nhất, đơn giản nhất, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các phƣơng pháp nâng cao và các phƣơng pháp tiên tiến (các phƣơng pháp sử dụng dữ liệu để xây dựng các mô hình thống kê). Vì vậy, để có dữ liệu lịch sử phù hợp để sử dụng trong thời gian tới, ngay thời điểm hiện tại BIDV cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác cần phải tổ chức định hƣớng cách thức thu thập số liệu cũng nhƣ tổ chức dữ liệu cần đƣợc triển khai phù hợp với cách tiếp cận sẽ đƣợc lựa chọn trong tƣơng lai.

Thứ hai, nâng cấp cơ sở, hạ tầng công nghệ thông tin

Đầu tƣ hệ thống ngân hàng lõi và hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh, hiện đại để có thể xây dựng và xử lý dữ liệu các mô hình đo lƣờng rủi ro là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để xác định mức vốn đảm bảo hoạt động của ngân hàng theo Basel II. BIDV là một trong số ít ngân hàng thƣơng

79

mại trong hệ thống chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trình độ công nghệ thông tin và cơ sở vật chất hiện tại của BIDV mới chỉ đáp ứng đƣợc sự thuận tiện trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản trị điều hành cũng nhƣ quản trị rủi ro. Do đó, BIDV cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống cần đẩy mạnh đầu tƣ nền tảng công nghệ thông tin, hệ thống đó một mặt phải đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý điều hành, quản lý rủi ro, mặt khác phải phục vụ tốt việc áp dụng các phƣơng pháp quản lý rủi ro tiên tiến theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống nên có tính mở để có thể cập nhật hoặc nâng cấp mà không phải tiến hành thay thế toàn bộ công nghệ cũ.

Thứ ba, đào tạo đội ngũ chuyên gia đủ về số lượng và trình độ để đảm bảo tiếp cận tốt công việc quản trị rủi ro.

Các chuyên gia quản lý, vận hành hệ thống quản lý rủi ro là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng theo Basel II. Các chuyên gia này phải có sự am hiểu về kế toán, tài chính, khả năng phân tích định tính, định lƣợng, khả năng kiểm tra định lƣợng, dự báo, đánh giá và quản trị rủi ro. Các ngân hàng cần đào tạo đủ về số lƣợng và chất lƣợng các chuyên gia quản lý rủi ro ngay từ chính nguồn nhân lực của mình. Trên thị trƣờng nhân lực ngân hàng Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng các yêu cầu trên và có kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ này đƣợc đánh giá tƣơng đối thiếu và yếu. Trong thời gian tới, khi Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra yêu cầu về thực hiện đầy đủ hệ số CAR theo Basel II, nguồn nhân lực này càng thiếu hơn. Các ngân hàng có thể tìm kiếm nguồn lực này trên thị trƣờng nhân lực quốc tế, nhƣng chi phí cho các chuyên gia nƣớc ngoài thƣờng cao hơn nhiều lần so với chuyên gia trong nƣớc, mặt khác họ sẽ phải mất một khoảng thời gian để hiểu rõ các hoạt động của ngân hàng đó (điều này sẽ làm giảm hiệu quả khi thuê các chuyên gia nƣớc ngoài).

80

Nhƣ vậy, để chủ động trong vấn đề nhân lực, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả, các ngân hàng nên tập trung phát triển các nhân lực chuyên gia từ nguồn nhân lực sẵn có.

3.2.2 Giải pháp trên góc độ quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, xây dựng và đưa ra lộ trình thực hiện CAR theo thông lệ quốc tế một cách rõ ràng

Theo quy định của Basel II, giám sát đƣợc đƣa ra làm trụ cột trong việc quản trị rủi ro thể hiện tầm quan trọng của các cơ quan thanh tra, giám sát trong việc quản lý rủi ro. Do đó vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc triển khai việc thực hiện Basel II cũng nhƣ triển khai yêu cầu vốn tối thiểu đối với các tổ chức tín dụng theo Basel II là rất quan trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia, và thông qua thực tế áp dụng tại các nƣớc, việc áp dụng Basel II sẽ làm tiêu tốn chi phí lớn và kéo dài trong khoảng thời gian 3 - 4 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nƣớc. Đối với các nƣớc đang phát triển đây là một khó khăn không nhỏ khi triển khai áp dụng. Vì vậy, có một số chuyên gia đã nghiên cứu, đề xuất các nƣớc này chỉ nên thực hiện theo từng bƣớc nhƣ: Basel 1.5, Basel 1.5+, Basel + ... trên cơ sở có điều chỉnh một số vấn đề cho phù hợp với thực tế, điều kiện kinh tế của từng nƣớc. Các nƣớc láng giềng với Việt Nam đã phải xây dựng lộ trình chi tiết để tiến tới áp dụng Basel II toàn phần. Việt Nam có ý định tiếp cận thông lệ quốc tế, nhƣng chƣa thể hiện quyết tâm theo đuổi mục tiêu chính thức qua các văn bản công bố lộ trình thực hiện. Ngân hàng Nhà nƣớc đã giới thiệu Basel II cho các ngân hàng

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 81)