Thực hiện hệ số an toàn vốn Basel II tại các quốc gia tiêu biểu

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 33)

1.3.1 Việc áp dụng tại một số nước trong Ủy ban Basel

Việc thực hiện Basel II ở một số nƣớc Châu Á thuộc Ủy ban Basel sau khi Basel II đƣợc thông qua cụ thể theo bảng sau:

Bảng 1.3: Lộ trình thực hiện các cách tiếp cận trụ cột I

Quốc gia Các cách tiếp cận rủi ro tín dụng Các cách tiếp cận rủi ro hoạt động

SA IRBF IRBA BIA SA AMA

Trung Quốc Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Hồng Kong 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 Không áp dụng Ấn Độ 31/3/2007 Không áp dụng 01/4/200 7 Không áp dụng Nhật Bản 1/4/2007 1/4/2008 01/4/2007 1/4/2008 Hàn Quốc 1/1/2008 1/1/2008 Singapore 1/1/2008 1/1/2008

(Nguồn: JICA. SA là cách tiếp cận chuẩn hóa; IRBF là cách tiếp cận cơ bản dựa trên xếp hạng nội bộ; IRBA là cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng nội bộ; BIA là cách tiếp cận

26

Các nƣớc đã tiến hành và có lộ trình cụ thể áp dụng các quy định của Basel II về tiếp cận đo lƣờng rủi ro với các phƣơng pháp tiếp cận hiện đại ngoại trừ Ấn Độ chỉ thực hiện áp dụng theo các phƣơng pháp tiếp cận đơn giản nhất trong quy định. Một số nƣớc đã áp dụng hoàn toàn các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro hiện đại nhất nhƣ Hàn Quốc, Singapore. Đến cuối tháng 3/2013, theo báo cáo công khai của Ủy ban Basel, các nƣớc trên đã chấp hành toàn bộ các yêu cầu về ba trụ cột của Basel II, trong đó có các yêu cầu về vốn tối thiểu. Cụ thể quá trình triển khaicác quy định Basel tại Ấn Độ nhƣ sau:

Với quan điểm thực hiện khung vốn tối thiểu đề cập đến rủi ro tín dụng của các tài sản nội bảng và ngoại bảng cũng nhƣ tăng sức mạnh vốn cơ sở của các ngân hàng, tháng 4/1992, Ngân hàng dữ trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India) đã giới thiệu một hệ thống tỷ lệ tài sản rủi ro cho các ngân hàng (bao gồm các ngân hàng nƣớc ngoài) ở Ấn Độ nhƣ một thƣớc đo mức đủ vốn. Theo đó, các tài sản nội bảng trên, các khoản mục ngoài quỹ và các cam kết ngoại bảng đƣợc quy định áp dụng bắt buộc các tỷ trọng rủi ro và các ngân hàng phải duy trì quỹ vốn tự có tối thiểu đối với với toàn bộ các tài sản có đã điều chỉnh rủi ro và các cam kết ngoại bảng một cách cơ bản. Tháng 6/2004, Ngân hàng dữ trữ đã đƣa ra chỉ đạo về việc duy trì vốn đối với các rủi ro thị trƣờng trong các phạm vi của bản sửa đổi bổ sung đối với rủi ro thị trƣờng đƣợc Ủy ban Basel phát hành vào năm 1996.

Sau các lần sửa đổi, cập nhật Hiệp ƣớc vốn năm 1996 vào năm 4/2004, 11/2005, 6/2006 của Ủy ban Basel, trên quan điểm hƣớng tới tính nhất quán và sự hòa hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ đã quyết định tất cả các ngân hàng thƣơng mại tại Ấn Độ sẽ thực hiện theo phƣơng pháp tiêu chuẩn đối với rủi ro tín dụng và phƣơng pháp BIA đối với rủi ro hoạt động. Các ngân hàng sẽ phải tiếp tục áp dụng phƣơng pháp TSA đối với việc tính yêu cầu vốn tối thiểu đối với các rủi ro thị trƣờng. Các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Ấn Độ và các ngân hàng Ấn Độ có hiện diện hoạt động ngoài Ấn Độ

27

phải tuân thủ các cách tiếp cận đã đƣợc lựa chọn nhƣ trên theo khung sửa đổi từ 31/3/2008. Toàn bộ các ngân hàng thƣơng mại còn lại (ngoại trừ ngân hàng địa phƣơng và Ngân hàng nông thôn - Regional Rural Banks) phải thực hiện những cách tiếp cận này của bản khung sửa đổi vào 31/3/2009.

Song song với việc quy định thời gian áp dụng các phƣơng pháp cơ bản, Ấn Độ cũng đƣa ra kế hoạch về thời gian áp dụng các phƣơng pháp tiếp cận tiên tiến đối với các thƣớc đo vốn, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1.4: Kế hoạch áp dụng các phƣơng pháp đo lƣờng vốn tiến tiến tại Ấn Độ T T Các tiếp cận Thời gian sớm nhất Thời gian chắc chắn phải áp dụng 1

Cách tiếp cận mô hình nội bộ (Internal Model Approach) đối với

rủi ro thị trƣờng 1/4/2010 31/3/2011 2 Cách tiếp cận tiêu chuẩn đối với rủi ro hoạt động 1/4/2010 30/9/2010 3 Cách tiếp cận tiên tiến đối với rủi ro hoạt động 1/4/2012 31/3/2014 4 Cách tiếp cận xếp hạng tín dụng nội bộ đối với rủi ro tín dụng 1/4/2012 31/3/2014

(Nguồn: Báo cáo của ngân hàng dự trữ Ấn Độ ngày 08/02/2010)

Các ngân hàng đƣợc khuyến khích cam kết lựa chọn một phƣơng pháp ƣớc lƣợng nội bộ để chuẩn bị trƣớc cho sự chuyển đổi sang cách tiếp cận tiên tiến. Ngân hàng quyết định chuyển luôn sang cách tiếp cận tiên tiến có thể có đƣợc sự phê duyệt của cơ quan chức năng thực hiện theo thời gian nhƣ đã đƣợc quy định trong kế hoạch về thời gian. Nếu kết quả thực hiện các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các chỉ số chƣa áp dụng đầy đủ phƣơng pháp nâng cao theo thời gian đã đƣợc đề cập ở trên, họ có thể chọn lùi thời gian một cách thích hợp theo sự chuẩn bị của ngân hàng.

28

Các ngân hàng với sự tùy chọn của mình, sẽ có lựa chọn việc áp dụng các phƣơng pháp tiếp cận nâng cao đối với một hoặc nhiều hơn đối với các rủi ro, vì theo mỗi sự chuẩn bị của các ngân hàng, trong khi tiếp tục áp dụng các cách tiếp cận đơn giản đối với các rủi ro sẽ không cần thiết áp dụng các phƣơng pháp nâng cao cho tất cả các rủi ro cùng một lúc. Tuy nhiên, các ngân hàng phải có đƣợc phê duyệt của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ trƣớc đó đối với việc áp dụng bất kỳ cách tiếp cận nâng cao nào.

1.3.2 Việc áp dụng tại một số nước ngoài Ủy ban Basel

Các quốc gia trong cùng khu vực với Việt Nam đã tiến hành áp dụng các phƣơng pháp tiếp cận rủi ro theo Basel II từ rất sớm sau khi Basel II có hiệu lực. Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban Basel vào tháng 7/2012, kết quả thực hiện đầy đủ các quy định của Basel II của một số nƣớc nhƣ sau:

Bảng 1.5: Kết quả thực hiện Basel II tại một số nƣớc Châu Á

Các phƣơng pháp tiếp cận Tình trạng thực hiện

đầy đủ quy định Năm thực hiện

Thái Lan SA 4 2008 FIRB 4 2008 AIRB 4 2009 BIA 4 2009 TSA 4 2008 AMA 4 2012 P2 4 2010 P3 4 2008 Philipin SA 4 2007 FIRB 1 * AIRB 1 * BIA 4 2007 TSA 4 2007 AMA 1 * P2 4 2011 P3 4 2007

29 Malaisya SA 4 2008 FIRB 4 2010 AIRB 4 2010 BIA 4 2008 TSA 4 2008 AMA 1 N/A P2 4 2010 P3 4 2010

(Nguồn: FSI survey: Basel II, 2.5, III implementation, July, 2012 Ghi chú: 1: bản thảo quy định chưa được công bố, 4: quy định pháp luật, có hiệu lực thực hiện, P2: trụ cột 2, P3: trụ cột 3 N/A: không áp dụng, *: Philipin hiện vẫn đang tiếp tục phát triển vấn đề này nhưng chưa có thời gian chính xác sẽ thực hiện)

Mặc dù không là thành viên của Ủy ban Basel, nhƣng các nƣớc láng giềng của Việt Nam đã tiếp cận các quy định của Basel II với mức tiếp cận tiên tiến nhất, có thể thấy mức độ tiếp cận còn tiên tiến hơn một số nƣớc thành viên Ủy ban Basel nhƣ Thái Lan, Malaisya, Philipin đã áp dụng phƣơng pháp tiên tiến nhất để đo lƣờng các rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng từ năm 2007. Với Philipin, mặc dù tiếp cận rất sớm các quy định của Basel II (năm 2007, một năm sau khi Basel II có hiệu lực) nhƣng mới chỉ áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng cơ bản nhất.

Trong thực tế áp dụng các quy định của Basel II tại Thái Lan và Malaysia hƣớng tới việc thực hiện đầy đủ Basel II lần lƣợt từ năm 2008. Trong ba nƣớc, chỉ có Thái Lan đã thực hiện đầy đủ các cách tiếp cận nâng cao và tiên tiến nhất theo từng bƣớc, trong 4 năm từ 2008 - 2012. Trong quá trình thực hiện, các nƣớc này đã đƣa ra nhiều khuyến cáo về cách tiếp cận do tình trạng phức tạp của thị trƣờng ngân hàng của họ, họ cho phép các ngân hàng địa phƣơng tăng thời gian tập hợp số liệu theo yêu cầu bằng những luật mới. Ở Thái Lan, các nhà lập pháp đã đặt ra trƣớc đạo luật nghiêm ngặt để đối diện với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

sự phát triển trong hệ thống tài chính nhƣ các phƣơng tiện chuyển đổi sang hiệp ƣớc mới vào năm 2009 và các ngân hàng tập trung vào việc tuân theo các kế hoặc tài chính lớn đƣợc đặt ra bởi các nhà lập pháp của họ. Ở Malaysia, các nhà chức trách khuyến khích sự tăng dần dần các khung quản lý rủi ro của tất cả các ngân hàng.

1.3.3 Thực trạng áp dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chƣa có một lộ trình chính thức nào đƣợc công bố về việc áp dụng các chuẩn mực Basel vào việc giám sát hoạt động ngân hàng nói chung cũng nhƣ hệ số an toàn vốn nói riêng. Các tiêu chuẩn về an toàn hoạt động trong đó có hệ số an toàn vốn của các tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định theo từng thời kỳ cụ thể.

Những quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng đầu tiên đƣợc thể hiện trong các pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Đã có một số quy định về an toàn hoạt động nhƣng không có quy định về hệ số an toàn vốn nhƣ quy định của Basel I đƣợc ban hành năm 1988.

Do những quy định về đảm bảo an toàn theo các pháp lệnh ngân hàng một phần còn thô sơ, một phần không có chế tài thực hiện một cách nghiêm minh cộng với những yếu tố khác dẫn làm cho Việt Nam gặp rắc rối với hệ thống ngân hàng lần thứ hai cùng thời điểm với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997-1998 trong khu vực.

Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn hoạt động lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam sau 11 năm kể từ khi Basel I đƣợc ban hành. Năm 1999 hệ số an toàn vốn đầu tiên đƣợc quy định tại Việt Nam theo quyết định số 297/1999/QĐ - NHNN5 ngày 25/8/1999 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng chính thức.

31

Quyết định số 457/2005/QĐ - NHNN ngày 19/4/2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành: Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tại quyết định này, các hệ số an toàn hoạt động đƣợc quy định cụ thể, chi tiết: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng đối với khách hàng, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung và dài hạn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần. Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, thời gian thực hiện đƣợc kéo dài trong 3 năm, trong đó mỗi năm các ngân hàng phải tăng tối thiểu 1/3 số tỷ lệ còn thiếu.

Trong bối cảnh thế giới trải qua cuộc khủng hoảng năm 2007 và cuộc suy thoái kéo dài cùng với sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng lớn nhƣ: Northern Rock, Lehman Brothes, Fiannie Mae, Freddie Mac, Washington Mutual, Bear Stearns. Với thực trạng các ngân hàng Việt Nam cấp tín dụng quá lớn vào bất động sản và chứng khoán, Ngân hàng Nhà nƣớc đã nâng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% qua thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 có hiệu lực từ ngày 01/10/2010, cao hơn so với quy định tại QĐ 457/2005/QĐ - NHNN: 1% và nâng trọng số rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng kinh doanh bất động sản và liên quan đến chứng khoán.

1.3.4 Bài học kinh nghiệm

Việc áp dụng các quy định của Ủy ban Basel là tùy thuộc vào quy định của các Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc các cơ quan giám sát của từng quốc gia phù hợp với thực trạng nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của mỗi nƣớc. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng rất cần thiết để làm lành mạnh, minh bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Trên thực tế đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện theo các quy định của Basel I, một số nƣớc đã thực hiện Basel II và một số đang trong kế hoạch thực hiện Basel II và Basel III.

32

Qua nghiên cứu việc thực hiện các quy định Basel II của các nƣớc thành viên Ủy ban Basel cũng nhƣ các nƣớc không thuộc Ủy ban Basel cùng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng của mình nhƣ sau:

- Ngân hàng Nhà nƣớc phải xây dựng kế hoạch thực hiện đầy đủ quy định của Basel, trong thời điểm hiện tại, kế hoạch đó nên là việc thực hiện Basel II. Lộ trình thực hiện phải rất chi tiết về thời gian cũng nhƣ quy định về các phƣơng pháp tiếp cận. Song song với việc xây dựng kế hoạch thực hiện là việc xây dựng hệ thống pháp lý, quy định để đƣa các quy định Basel vào hệ thống luật pháp và ban hành các quy định về quản lý rủi ro, trọng số rủi ro đối với các tài sản ... để tạo cơ sở cho các ngân hàng thực hiện. Thƣờng xuyên cập nhật các yêu cầu, phƣơng pháp đo lƣờng mới hoặc chỉnh sửa đƣợc Ủy ban Basel ban hành để điều chỉnh hệ thống các quy định cho phù hợp.

- Đƣa ra các quy định về giám sát việc thực hiện đầy đủ các quy định của Basel. Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các nƣớc khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Basel là việc thu thập số liệu. Do đó, để đảm bảo các ngân hàng hoàn toàn có khả năng thực hiện khi các quy định thực hiện có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nƣớc buộc phải giám sát sát sao đối với kế hoạch chuẩn bị của các ngân hàng.

- Căn cứ trên sự phát triển của thị trƣờng tài chính, năng lực của ngành ngân hàng, Ngân hàng nhà nƣớc có thể có nhiều lựa chọn các phƣơng pháp quản lý rủi ro phù hợp đối với các ngân hàng. Có thể kết hợp giữa các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tiêu chuẩn với các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro nâng cao, hoặc tăng dần toàn bộ từ các phƣơng pháp tiêu chuẩn lên các phƣơng pháp nâng cao hoặc quy định cách tiếp cận theo quy mô, năng lực tài chính của từng ngân hàng.

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ số an toàn vốn tại Việt Nam

Hệ số CAR quy định mức vốn ngân hàng dự phòng cho những rủi ro trong quá trình hoạt động của mình. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải

33

đối mặt với nhiều loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản ... Tuy nhiên, so với thông lệ quốc tế, hệ số CAR theo quy định tại Việt Nam chƣa tính đến vốn dự phòng cho các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng. Vì vậy việc áp dụng hệ số CAR theo thông lệ quốc tế tại Việt Nam là cần thiết để việc xác định mức vốn dự phòng đƣợc đầy đủ hơn, đảm bảo hoạt động của ngân hàng đƣợc an toàn hơn trƣớc những rủi ro hiện hữu mà ngân hàng phải đối mặt.

Từ các quy định của hệ thống thông lệ quốc tế cũng nhƣ kinh nghiệm của các nƣớc đã triển khai, có thể nhận thấy một số các yếu tố chính ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 33)