Thực trạng áp dụng hệ số an toàn vốn

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 54)

2.2.1 Thực trạng hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Hệ số CAR tại của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có sự phân hóa rõ nét tại các ngân hàng thƣơng mại lớn và các ngân hàng thƣơng mại nhỏ. Các ngân hàng thƣơng mại lớn có hệ số CAR thấp hơn, các ngân hàng thƣơng mại

47

nhỏ có hệ số CAR cao hơn, có một số trƣờng hợp cá biệt có giá trị CAR quá cao, cụ thể tại một số ngân hàng nhƣ sau:

Bảng 2.4 : Tổng hợp hệ số CAR của một số ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 Ngân hàng 2012 2011 2010 Agribank 9,5% 8,0% 6,4% BIDV 9,02% 10,1% 9,3% CTG 10,3% 10,6% 8,0% VCB 14,8% 11,1% 9,0% MHB 14,8% 13,9% HDB 14,0% 15,0% 12,7% ACB 13,5% 9,3% 10,6% Sacombank 9,5% 11,6% 10,0% BVB 22,0% 21,0% DAB 23,3% 22,1% EIB 16,4% 12,9% VietCapital 27,5% 35,5% 54,9% KLB 32,3% 36,2% MBB 11,2% 9,6% 12,9% MKB 22,0% 37,3% MSB 11,9% 10,6% 9,2% NVB 19,0% 17,2% OCB 28,0% 24,9% OJB 10,4% 11,7% 9,5% PNB 9,6% 11,7% SGB 23,9% 22,8% TCB 12,6% 11,4% VPB 12,5% 11,9% 14,3% (Nguồn: 5,tr17, 11)

Hệ số CAR quá cao của một số ngân hàng nhỏ phản ánh tình trạng khó khăn trong việc tăng trƣởng Tài sản Có của các ngân hàng đó. Trong giai đoạn 2010 - 2012, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng nhà nƣớc đã thắt chặt tăng trƣởng tín dụng, giảm lãi suất cho

48

vay, lãi suất huy động vốn. Chính sách tín dụng thắt chặt đã tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt trong thị phần huy động vốn và tín dụng trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Trong cuộc cạnh tranh đó, các ngân hàng thƣơng mại nhỏ khó cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng thƣơng mại lớn có lợi thế về quy mô, tiềm lực tài chính, uy tín. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế phần lớn thu hẹp sản xuất, một bộ phận không nhỏ phải dừng sản xuất hoặc phá sản. Khách hàng của các ngân hàng nhỏ thƣờng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa - đối tƣợng chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng và rất nhạy cảm với các điều chỉnh của nền kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, đến đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nƣớc đã dùng đến biện pháp hành chính để điều hành tăng trƣởng tín dụng: ngày 13/2/2012 ban hành chỉ thị 01/CT- NHNNgiao chỉ tiêu tăng truởng tín dụng cho 4 nhóm tổ chức tín dụng: nhóm 1 tăng trƣởng tối đa 17%, nhóm 2 tăng trƣởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trƣởng tối đa 8% và nhóm 4 là không đƣợc tăng trƣởng. Đo các nguyên nhân trên, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng nhỏ hầu nhƣ không có, thậm chí có một số ngân hàng tăng trƣởng âm. Vì vậy hệ số CAR của các ngân hàng nhỏ không phản ánh đầy đủ hoạt động bình thƣờng của một ngân hàng thƣơng mại do bị hạn chế tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Hệ số CAR của các ngân hàng thƣơng mại lớn (gồm 5 ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và một số ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh có quy mô hoạt động trung bình) đều trong khoảng giá trị 9%-14% và tập trung chủ yếu ở mức 9%-11%.

Hệ số CAR tính theo quy định hiện hành của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN mới chỉ đề cập đến Tài sản Có điều chỉnh theo rủi ro tín dụng. So với quy định Basel II, quy định về vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chƣa đề cập đến rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp.

49

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)