Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước chưa xây dựng lộ trình áp dụng các quy định của Ủy ban Basel cụ thể phù hợp với thực trạng của nền kinh tế
71
Từ một quy định 30 trang, Basel I đã đƣợc phát triển thành quy định gồm 250 trang của Basel II thể hiện sự chi tiết và phức tạp của quá trình đo lƣờng và quản lý rủi ro. Trên thực tế, các nƣớc lân cận Việt Nam đã phải xây dựng lộ trình chi tiết để tiến tới áp dụng Basel II toàn phần. Việt Nam có ý định tiếp cận thông lệ quốc tế, nhƣng chƣa thể hiện quyết tâm theo đuổi mục tiêu chính thức qua các văn bản công bố lộ trình thực hiện. Khi chƣa có lộ trình chung của cả hệ thống ngân hàng, bản thân các ngân hàng đang trong quá trình phát triển để xây dựng, tích lũy vốn sẽ không có động lực, quyết tâm để tuân thủ các thông lệ quốc tế trong thời gian ngắn nhất có thể cũng nhƣ không có các hỗ trợ pháp lý kịp thời, đánh giá, giám sát từ phía ngân hàng nhà nƣớc theo nhƣ quy định của Basel II.
Thứ hai, hệ thống các quy định pháp luật chưa đầy đủ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn Basel.
Song song với việc quy định về các tiêu chí xác định mức vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng, Basel II còn đƣa ra một loạt các quy định, yêu cầu về các tiêu chí xác định, đòi hỏi các nƣớc áp dụng phải có các quy định cụ thể về vấn đề đó nhƣ: cụ thể hóa các yêu cầu của Basel bằng hệ thống pháp luật: quy định về an toàn hoạt động theo Basel, quy định về hệ thống đánh giá tín nhiệm độc lập, quy định về việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng, ... Quy định của Ngân hàng nhà nƣớc về an toàn hoạt động chƣa đề cập đến các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng. Hơn thế nữa, một trong những điểm tiến bộ của Basel II là sự phân biệt rủi ro giữa các chủ thể vay thông qua hệ thống đánh giá tín nhiệm độc lập vì việc đánh giá rủi ro trên góc độ của một cơ quan độc lập là rất cần thiết để đảm bảo rủi ro đƣợc nhận diện đầy đủ và khách quan nhất. Tuy nhiên, tại Việt Nam, pháp luật chƣa quy định và cho phép thành lập một tổ chức độc lập về xếp hạng tín nhiệm độc lập. Theo đó, việc tiếp cận với các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro thế giới của hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp
72
khó khăn lớn khi triển khai thực hiện. Đó chỉ là một số dẫn chứng cụ thể về việc chƣa đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện các yêu cầu của quy định Basel.
Thứ ba, chưa có đánh giá xếp hạng tín nhiệm tín dụng quốc gia đối với Việt Nam.
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia thể hiện sự đánh giá độc lập của các cơ quan quốc tế về khả năng tài chính cũng nhƣ khả năng hoàn trả đúng hạn tiền gốc, lãi các khoản nợ của một quốc gia. Hiện nay, Việt Nam chƣa có mức đánh giá xếp hạng do chƣa hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác, khách quan rủi ro các khoản nợ, trái phiếu có chủ sở hữu là Chính phủ Việt Nam, từ đó không xác định chính xác đƣợc tổng giá trị Tài sản Có điều chỉnh theo rủi ro tín dụng. Theo quy định hiện tại của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, mức độ tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam đang đƣợc đánh giá ngang bằng với mức độ tín nhiệm của các nƣớc thuộc khối liên minh OECD.
Thứ tư, chuẩn mực kế toán Việt Nam có khác biệt lớn so với chuẩn mực kế toán quốc tế
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam chƣa tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế. Có sự khác biệt lớn về kết quả kinh doanh của BIDV khi áp dụng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Để quản lý đƣợc rủi ro, trƣớc tiên phải đo lƣờng, lƣợng hóa đƣợc rủi ro; muốn quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế thì bắt buộc các đơn vị đo lƣờng các cấu phần xác định rủi ro phải theo thông lệ quốc tế. Vấn đề này phụ thuộc vào các quy định của Nhà nƣớc và thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng.
73
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ÁP DỤNG HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TẠI HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM THEO
THÔNG LỆ QUỐC TẾ