Giải pháp trên góc độ thực hiện của các ngân hàng

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 86)

Từ thực tế của ngân hàng điển hình đại diện: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, có thể rút ra các giải pháp chung cho các ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống nhƣ sau:

Thứ nhất, thu thập và tổ chức dữ liệu phù hợp phục vụ việc xác định, ước lượng rủi ro theo quy định Basel ngay từ thời điểm hiện tại

Theo khảo sát của KPMG năm 2012 trên tổng số 33 ngân hàng tại Việt Nam, hai khó khăn lớn nhất khi triển khai Basel II là chi phí (85%) và thiếu dữ liệu lịch sử (78%). Cơ sở dữ liệu theo cách tổ chức hiện tại chỉ đáp ứng đƣợc việc tiếp cận hệ số CAR theo chuẩn quốc tế ở các phƣơng pháp cơ bản nhất, đơn giản nhất, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các phƣơng pháp nâng cao và các phƣơng pháp tiên tiến (các phƣơng pháp sử dụng dữ liệu để xây dựng các mô hình thống kê). Vì vậy, để có dữ liệu lịch sử phù hợp để sử dụng trong thời gian tới, ngay thời điểm hiện tại BIDV cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác cần phải tổ chức định hƣớng cách thức thu thập số liệu cũng nhƣ tổ chức dữ liệu cần đƣợc triển khai phù hợp với cách tiếp cận sẽ đƣợc lựa chọn trong tƣơng lai.

Thứ hai, nâng cấp cơ sở, hạ tầng công nghệ thông tin

Đầu tƣ hệ thống ngân hàng lõi và hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh, hiện đại để có thể xây dựng và xử lý dữ liệu các mô hình đo lƣờng rủi ro là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để xác định mức vốn đảm bảo hoạt động của ngân hàng theo Basel II. BIDV là một trong số ít ngân hàng thƣơng

79

mại trong hệ thống chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trình độ công nghệ thông tin và cơ sở vật chất hiện tại của BIDV mới chỉ đáp ứng đƣợc sự thuận tiện trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản trị điều hành cũng nhƣ quản trị rủi ro. Do đó, BIDV cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống cần đẩy mạnh đầu tƣ nền tảng công nghệ thông tin, hệ thống đó một mặt phải đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý điều hành, quản lý rủi ro, mặt khác phải phục vụ tốt việc áp dụng các phƣơng pháp quản lý rủi ro tiên tiến theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống nên có tính mở để có thể cập nhật hoặc nâng cấp mà không phải tiến hành thay thế toàn bộ công nghệ cũ.

Thứ ba, đào tạo đội ngũ chuyên gia đủ về số lượng và trình độ để đảm bảo tiếp cận tốt công việc quản trị rủi ro.

Các chuyên gia quản lý, vận hành hệ thống quản lý rủi ro là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng theo Basel II. Các chuyên gia này phải có sự am hiểu về kế toán, tài chính, khả năng phân tích định tính, định lƣợng, khả năng kiểm tra định lƣợng, dự báo, đánh giá và quản trị rủi ro. Các ngân hàng cần đào tạo đủ về số lƣợng và chất lƣợng các chuyên gia quản lý rủi ro ngay từ chính nguồn nhân lực của mình. Trên thị trƣờng nhân lực ngân hàng Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng các yêu cầu trên và có kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ này đƣợc đánh giá tƣơng đối thiếu và yếu. Trong thời gian tới, khi Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra yêu cầu về thực hiện đầy đủ hệ số CAR theo Basel II, nguồn nhân lực này càng thiếu hơn. Các ngân hàng có thể tìm kiếm nguồn lực này trên thị trƣờng nhân lực quốc tế, nhƣng chi phí cho các chuyên gia nƣớc ngoài thƣờng cao hơn nhiều lần so với chuyên gia trong nƣớc, mặt khác họ sẽ phải mất một khoảng thời gian để hiểu rõ các hoạt động của ngân hàng đó (điều này sẽ làm giảm hiệu quả khi thuê các chuyên gia nƣớc ngoài).

80

Nhƣ vậy, để chủ động trong vấn đề nhân lực, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả, các ngân hàng nên tập trung phát triển các nhân lực chuyên gia từ nguồn nhân lực sẵn có.

3.2.2 Giải pháp trên góc độ quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, xây dựng và đưa ra lộ trình thực hiện CAR theo thông lệ quốc tế một cách rõ ràng

Theo quy định của Basel II, giám sát đƣợc đƣa ra làm trụ cột trong việc quản trị rủi ro thể hiện tầm quan trọng của các cơ quan thanh tra, giám sát trong việc quản lý rủi ro. Do đó vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc triển khai việc thực hiện Basel II cũng nhƣ triển khai yêu cầu vốn tối thiểu đối với các tổ chức tín dụng theo Basel II là rất quan trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia, và thông qua thực tế áp dụng tại các nƣớc, việc áp dụng Basel II sẽ làm tiêu tốn chi phí lớn và kéo dài trong khoảng thời gian 3 - 4 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nƣớc. Đối với các nƣớc đang phát triển đây là một khó khăn không nhỏ khi triển khai áp dụng. Vì vậy, có một số chuyên gia đã nghiên cứu, đề xuất các nƣớc này chỉ nên thực hiện theo từng bƣớc nhƣ: Basel 1.5, Basel 1.5+, Basel + ... trên cơ sở có điều chỉnh một số vấn đề cho phù hợp với thực tế, điều kiện kinh tế của từng nƣớc. Các nƣớc láng giềng với Việt Nam đã phải xây dựng lộ trình chi tiết để tiến tới áp dụng Basel II toàn phần. Việt Nam có ý định tiếp cận thông lệ quốc tế, nhƣng chƣa thể hiện quyết tâm theo đuổi mục tiêu chính thức qua các văn bản công bố lộ trình thực hiện. Ngân hàng Nhà nƣớc đã giới thiệu Basel II cho các ngân hàng nhƣng chƣa công bố, hƣớng dẫn lộ trình thực hiện cụ thể. Theo đó, các ngân hàng chƣa có căn cứ để đƣa ra một lộ trình thực hiện vì trên góc độ kinh doanh, yêu cầu vốn tối thiểu tính đầy đủ theo Basel II rõ ràng sẽ tăng cao hơn và chi phí triển khai lớn làm giảm nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó làm giảm động lực phải tuân thủ trong thời gian sớm nhất.

81

Vì vậy, trên góc độ của cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nƣớc cần ban hành mốc thời gian thực hiện rõ ràng và đƣa ra các kế hoạch thực hiện trong

ngắn hạn để làm bƣớc đệm trƣớc khi áp dụng hoàn toàn theo thông lệ quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lý để thực hiện Basel II

Ngân hàng Nhà nƣớc cần hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về an toàn hoạt động đối với hệ thống ngân hàng và giám sát, cụ thể:

- Ban hành quy định yêu cầu các ngân hàng xác định vốn yêu cầu tối thiểu đối với toàn bộ các loại rủi ro.

Trƣớc khi thời điểm có hiệu lực thực hiện, Ngân hàng Nhà nƣớc nên yêu cầu các ngân hàng xác định hệ số CAR bao gồm toàn bộ các rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trƣờng chứ không phải chỉ có một rủi ro tín dụng nhƣ hiện tại. Các ngân hàng đƣợc lựa chọn phƣơng pháp đo lƣờng các rủi ro phù hợp với thực tế hoạt động của mình và thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc theo định kỳ. Về phía Ngân hàng Nhà nƣớc, yêu cầu báo cáo này chỉ mang tính chất nắm bắt thông tin, không mang tính chất yêu cầu áp dụng. Nhƣ vậy, các ngân hàng sẽ nắm rõ đƣợc thực trạng đủ vốn của mình theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó họ phải có kế hoạch tăng vốn hoặc giảm thiểu Tài sản Có rủi ro, sắp xếp, hợp lý hóa hệ thống và chiến lƣợc của mình để hoàn toàn chủ động khi có quy định về áp dụng CAR theo thông lệ quốc tế. Về phía các ngân hàng, trong báo cáo có thể đƣa ra những khó khăn do nguyên nhân khách quan và đƣa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc. Theo đó, Ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra những chỉ đạo, biện pháp sát với thực tế hơn để đến thời điểm quy định thực hiện có hiệu lực, tất cả các ngân hàng đều thực hiện đƣợc ngay, tránh trƣờng hợp phải lùi thời gian áp dụng giống nhƣ một số quy định hiện nay.

82

Trong những năm gần đây, các ngân hàng tham gia rất tích cực thị trƣờng vốn thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu, cho vay/đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng … Các hoạt động đó gia tăng đồng nghĩa với việc: các rủi ro xuất hiện và tăng lên trong danh mục Tài sản Có của các ngân hàng. Vì vậy, cần phải có xếp hạng tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng để xác định rủi ro và lƣợng vốn yêu cầu tƣơng ứng. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nƣớc có thực hiện đánh giá xếp loại các ngân hàng thƣơng mại nhƣng không công bố công khai nên không có thông tin để đánh giá rủi ro các tài sản Có rủi ro liên quan đến các tổ chức tín dụng.

- Quy định mở rộng quyền hạn cho cơ quan giám sát

Theo quy định của thông lệ quốc tế, cơ quan giám sát phải đƣợc sử dụng các biện pháp can thiệp cần thiết ngay khi phát hiện các vấn đề tuân thủ để duy trì mức đủ vốn tối thiểu của các ngân hàng. Theo quy định hiện nay, cơ quan giám sát của Việt Nam sử dụng các biện pháp hành chính hoặc đƣa ra yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng khi phát hiện có vấn đề rủi ro và chƣa đƣợc chủ động trong việc can thiệp: phong tỏa để ngăn sự sụt giảm vốn chủ sở hữu, giảm các tài sản Có rủi ro của tổ chức tín dụng có vấn đề để đảm bảo các tổ chức tín dụng tuân thủ hệ số CAR theo quy định.

- Quy định rõ về việc công bố, minh bạch thông tin

Để tăng sự minh bạch các ngân hàng phải chịu sự quy định cụ thể về nội dung công bố thông tin. Trong nội dung công bố thông tin, phải công bố các yếu tố để có thể xác định mức độ đủ vốn của ngân hàng: thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

83

Mục đích tiếp cận thông lệ quốc tế chỉ đƣợc thực hiện đầy đủ, khi không những các ngân hàng thực hiện các thông lệ quốc tế mà Nhà nƣớc, về phía mình cũng phải thực hiện các thông lệ chung của quốc tế đó là: đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Mức độ tín nhiệm quốc gia ảnh hƣởng đến việc xác định rủi ro khoản nợ của Chính phủ, các cơ quan Nhà nƣớc tại các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với các ngân hàng thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các giải pháp đã đƣa ra, để việc áp dụng hệ số CAR theo chuẩn Basel II của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đƣợc hoàn thiện, luận văn đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, xác định phương pháp tiếp cận thông lệ quốc tế phù hợp với quy mô hoạt động và vị thế của từng ngân hàng

Với quy mô hoạt động, khả năng tài chính, trình độ quản lý, chất lƣợng nguồn nhân lực khác nhau, các ngân hàng nên xác định và lựa chọn ngay từ bây giờ các phƣơng pháp tiếp cận rủi ro phù hợp nhất với các nguồn lực hiện tại và phù hợp với vị thế trong hệ thống của mình. Tuy nhiên các ngân hàng phải cân nhắc giữa sự tƣơng quan của mức độ tiên tiến của phƣơng pháp tiếp cận và độ tin cậy, chính xác của các phƣơng pháp đó. Các ngân hàng có quy mô hoạt động vừa và nhỏ có thể chọn các phƣơng pháp tiếp cận cơ bản, nhƣng các ngân hàng quy mô lớn, đặc biệt là nhóm các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh cần phải lựa chọn các phƣơng pháp tiếp cận tiên tiến/nâng cao để xác định đƣợc mức đủ vốn chính xác, đảm bảo an toàn hoạt động hơn.

Thứ hai, sắp xếp lại mô hình tổ chức về quản lý rủi ro hợp lý

Theo nghiên cứu của luận văn ở thời điểm hiện tại, mặc dù BIDV là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống có bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro nhƣng

84

không tập trung tại một bộ phận. Chức năng quản trị rủi ro hiện phân tán tại ba ban riêng lẻ, BIDV có 3 ban cùng quản lý các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro tác nghiệp, trong đó nhiệm vụ quản lý các vấn đề liên quan đến tín dụng đƣợc phân cho 2 ban: Quản lý tín dụng và Quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, các rủi ro liên quan đến tín dụng chƣa đƣợc quản trị đầy đủ dẫn đến việc vừa thừa nguồn lực quản lý rủi ro, vừa quản lý thiếu các rủi ro. Vì vậy, BIDV nên tổ chức lại theo hƣớng tinh gọn nhƣng vẫn đảm bảo quản lý đƣợc đầy đủ các rủi ro, theo hƣớng: gộp ba ban hiện tại thành một ban quản lý rủi ro, trong đó chia làm ba phòng tƣơng ứng với ba loại rủi ro cần quản trị. Các ngân hàng trên cơ sở kiến nghị của luận văn, áp dụng mô hình hoạt động này của BIDV phù hợp với điều kiện của mình để chuẩn bị cho việc áp dụng việc xác định CAR theo quy định Basel.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Là cơ quan quản lý, giám sát đầu ngành, Ngân hàng nhà nƣớc có vai trò trọng yếu trong hoạt động và sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống nói chung và của BIDV nói riêng đƣợc an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, luận văn có một số kiến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, xây dựng và công bố kế hoạch thực hiện đầy đủ quy định Basel II

Ngân hàng nhà nƣớc cần nhanh chóng đƣa ra thông điệp, xây dựng các chính sách, cũng nhƣ các yêu cầu thực hiện đối với hệ thống ngân hàng về việc triển khai thực hiện Basel II cụ thể về mặt chủ chƣơng cũng nhƣ thời gian thực hiện, trong đó yêu cầu về đủ vốn là trọng tâm trong ngắn hạn. Căn cứ vào đó, các ngân hàng sẽ chủ động hơn về xây dựng kế hoạch nhân lực, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng vì việc triển khai áp dụng các quy định của Basel II là một khối lƣợng công việc khổng lồ với một ngân sách lớn, không có sự chuẩn bị kỹ càng trƣớc đó, các ngân hàng khó có thể thực hiện tiếp cận đầy đủ và đúng thời gian.

85

Thứ hai, yêu cầu bắt buộc xác định CAR theo quy mô của ngân hàng

Quy định Basel không yêu cầu các ngân hàng phải chọn một cách tiếp cận/đo lƣờng cụ thể nào mà chỉ đƣa ra các cách tiếp cận để các ngân hàng lựa chọn. Xét một cách tổng thể, các phƣơng pháp tiếp cận, đo lƣờng tiên tiến nên đƣợc khuyến khích áp dụng đối với các ngân hàng. Do các ngân hàng có năng lực tài chính và quản lý khác nhau (đa số là quy mô nhỏ, năng lực quản lý chƣa cao) nên không thể đƣa ra yêu cầu đó đối với cả hệ thống. Tuy nhiên, với mức độ ảnh hƣởng sâu rộng tới nền kinh tế của một nhóm nhỏ các ngân hàng lớn nếu hoạt động của họ không đảm bảo an toàn, Ngân hàng Nhà nƣớc nên yêu cầu các ngân hàng chọn cách tiếp cận phù hợp với quy mô hoạt động của mình trong giới hạn nhất định, theo hƣớng: ngân hàng lớn phải có cách tiếp cận tiên tiến hơn.

Một phần của tài liệu Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 86)