Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tài Tâm (Trang 46)

2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần phải mở rộng và phát triển để nâng cao vị thế trên thị trường và nguồn vốn vay từ bên ngoài càng có ý nghĩa hơn. Điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp có kinh nghiệm, nghệ thuật trong kinh doanh, biết tận dụng các cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đối tượng để phục vụ hoạt động kinh doanh. Do đó để hiểu rõ hơn về sự biến động vốn vay của công ty, ta có bảng tình hình vốn vay sau:

Bảng 2.11. Tình hình vốn vay của công ty TNHH Tài Tâm giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vay ngắn hạn 100.743.937.205 37.831.638.134 44.099.133.805 Vay dài hạn 10.831.559.259 7.135.030.145 2.928.703.395

Tổng tiền vay 111.575.496.464 44.966.668.279 47.027.837.200

47

Qua bảng trên ta thấy, vay ngắn hạn có nhiều thay đổi trong cả 3 năm. Năm 2011, vay ngắn hạn của công ty là 100.743.937.205 đồng. Đến năm 2012, khoản vay ngắn hạn của công ty giảm sâu xuống còn 37.831.638.134 đồng, tức giảm 62,45% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này là năm 2012 công ty giảm nhiều các khoản vay từ cá nhân do rủi ro cao mà các khoản vay này chiếm tỷ trọng lớn trong khoản vay ngắn hạn của công ty nên làm cho vay ngắn hạn năm 2012 mới giảm nhiều như vậy. Tuy nhiên năm 2013 vay ngắn hạn lại tăng lên .2 7.495. 71 đồng tương ứng với 16,57% so với năm 2012. Trong năm 2013 công ty vay vốn từ phía ngân hàng Quân đội và ngân hàng Á Châu để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh tuy nhiên khoản vay này không nhiều, do đó khoản vay ngắn hạn ngân hàng tăng, tổng vay ngắn hạn tăng.

Khác với vay ngắn hạn, khoản vay dài hạn của công ty giảm dần. Cụ thể năm 2012 vay dài hạn là 7.135.030.145 đồng, giảm 3. 9 .529.114 đồng (34,13%) so với năm 2011. Năm 2013 vay dài hạn là 2.928.703.395 đồng giảm 4.20 .32 .750 đồng (58,95%) so với năm 2012. Các khoản vay dài hạn của công ty chủ yếu là vay từ ngân hàng ACB và ngân hàng VP.

Trong tổng tiền vay, khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nên sự tăng giảm của khoản vay dài hạn ảnh hưởng đến sự biến động của tổng tiền vay. Tuy nhiên vay ngắn hạn quá cao sẽ làm cho áp lực trả nợ của công ty cao hơn.

Trên đây là tình hình vốn vay của công ty trong 3 năm 2011, 2012 và 2013. Để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền hay không, nhằm góp phần bảo đảm và phát triển vốn cho doanh nghiệp thì việc phân tích hiệu quả vốn vay là vô cùng cần thiết. Sau đây là bảng số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng sử dụng vốn vay của công ty.

Bảng 2.12 Hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty TNHH Tài Tâm giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tiền vay Đồng 111.575.496.464 44.966.668.279 47.027.837.200 Doanh thu thuần Đồng 46.609.811.878 71.942.697.194 42.143.261.447 Lợi nhuận sau thuế Đồng 5.030.258.207 3.183.847.454 2.096.830.113 Lợi nhuận trước thuế Đồng 6.707.010.943 4.249.015.480 2.795.773.484 Chi phí lãi vay Đồng 2.858.428.442 3.111.548.693 2.598.651.897

Tỷ suất sinh lời của tiền vay % 4,51 7,08 4,46

Hiệu suất sử dụng tiền vay Lần 0,42 1,60 0,90

Số lần thu nhập đạt được

trên lãi vay Lần

3,35 2,37 2,08

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán công ty TNHH Tài Tâm năm 2011-2013)

Tỷ suất sinh lời của tiền vay tăng trong năm 2012 với 7,08% và giảm trong năm 2013 với 4,46%. Tức công ty sử dụng 100 đồng tiền vay sẽ thu về 7,08 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2012, và 4,4 đồng năm 2013. Số tiền vay ngắn hạn và dài hạn giảm dần qua 3 năm khiến cho tổng tiền vay cũng giảm dần do ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho công ty, năm 2012 là năm có lợi nhuận sau thuế giảm nhưng tỷ suất sinh lời của tiền vay lại tăng nên tiền vay được công ty sử dụng hiệu quả nhất. Đến năm 2013 chỉ tiêu này lại giảm xuống. Để cải thiện tình trạng này ngoài việc chuẩn bị tốt kế hoạch kinh doanh thì công ty nên tạo dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng để có thể dễ dàng tiếp cận với vốn vay ngân hàng hơn nhằm cải thiện tình trạng thiếu vốn.

Hiệu suất sử dụng tiền vay tính theo doanh thu thuần nên do doanh thu thuần biến động nhiều nên chỉ tiêu này cũng tăng giảm khác nhau trong 3 năm, cụ thể năm 2012 là 1,14 lần tăng 0,83 lần so với năm 2011, còn năm 2013 là 0,70 lần giảm 0,43 lần so với năm 2012. Cũng tương tự như phân tích trên năm 2012 công ty sử dụng hiệu quả vốn vay nhất, một đồng vốn vay thu về được nhiều đồng doanh thu thuần nhất.

49

Số lần thu nhập đạt được trên lãi vay của công ty giảm từ 3,35 lần trong năm 2011 xuống còn 2,37 lần trong năm 2012. Do năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm 36,71% cộng thêm chi phí lãi vay tăng 8,8 % nên làm cho chỉ tiêu này của công ty giảm. Sang năm 2013, do tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế nhiều hơn chi phí lãi vay nên số lần thu nhập đạt được trên lãi vay tiếp tục giảm xuống còn 2,08 lần. Chỉ tiêu này của công ty liên tiếp giảm trong 3 năm cho thấy độ an toàn, khả năng thanh toán lãi vay của công ty ngày càng giảm, khả năng sinh lời của vốn vay thấp, do đó làm giảm độ hấp dẫn của các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn vốn khác như kinh phí xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp… Nguồn vốn này là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ tự chủ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Do đó ta cần phân tích tình hình biến động của vốn chủ sở hữu để có cái nhìn toàn diện hơn về nguồn vốn này.

Bảng 2.13. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Tài Tâm giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100.000.000.000 100.000.000.000 509.900.000.000 Vốn khác của chủ sở hữu 400.000.000.000 400.000.000.000 -

Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7.896.443 - -

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 10.259.335.070 13.446.096.680 15.542.926.793

Vốn chủ sở hữu 510.267.231.513 513.446.096.680 525.442.926.793

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Tài Tâm năm 2011-2013)

Vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm nhiều bộ phận hợp thành mà mỗi bộ phận hợp thành lại có nguồn gốc hình thành, tính chất và mức độ biến động khác nhau. Vì thế sự biến động của từng bộ phận hợp thành sẽ ảnh hưởng đến sự biến động chung của vốn chủ sở hữu.

Trong vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sở hữu trong 2 năm 2011 và 2012 không thay đổi và đều là 100 tỷ đồng, còn năm 2013 vốn đầu tư của chủ sở hữu lại

tăng vọt lên 509,9 tỷ đồng (tăng 409% so với năm 2012). Ngược lại vốn khác của chủ sở hữu trong 2 năm 2011 và 2012 không biến động với 400 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 công ty lại không có khoản vốn khác của chủ sở hữu. Đây là 2 khoản vốn trên chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn chủ sở hữu. Tiếp đến, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty lại tăng dần, năm 2012 là 13.446.096.680 đồng tăng 3.186.761.610 đồng (tương ứng 31,06%) so với năm 2011, năm 2013 là 15.542.926.793 đồng tức tăng 2.096.830.113 đồng (tương ứng 15,59%) so với năm 2012. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái chỉ phát sinh trong năm 2011 nhưng khoản này chiếm tỷ trọng thấp trong vốn chủ sở hữu nên không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của vốn chủ sở hữu.

Trên đây là khái quát về tình hình nguồn vốn chủ sở hữu. Để hiểu rõ hơn xem công ty có sử dụng hiệu quả nguồn vốn này hay không nhà quản trị thường dùng các chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).

Bảng 2.14. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Tài Tâm giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn chủ sở hữu Đồng 510.267.231.513 513.446.096.680 525.442.926.793 Doanh thu thuần Đồng 46.609.811.878 71.942.697.194 42.143.261.447 Lợi nhuận sau thuế Đồng 5.030.258.207 3.183.847.454 2.096.830.113 Hiệu suất sử dụng vốn

chủ sở hữu Lần 0,09 0,14 0,08

Tỷ suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu (ROE) % 0,99 0,62 0,40

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán công ty TNHH Tài Tâm năm 2011-2013)

Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu có nhiều biến động. Do vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng trong 3 năm nhưng mức tăng không nhiều so với doanh thu thuần nên sự biến động của hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phụ thuộc rất lớn từ sự biến động của doanh thu thuần. Do đó doanh thu thuần nhiều nhất trong năm 2012 nên hiệu suất này trong năm 2012 cũng là lớn nhất 0,14 lần, tiếp theo là đến năm 2011 là 0,09 lần và nhỏ nhất là năm 2013 với 0,08 lần. Nghĩa là với 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty có thể tạo ra được 0,09 đồng doanh thu thuần trong năm 2011; năm 2012 là 0,14 đồng và năm

51

2013 là 0,08 đồng doanh thu thuần. Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn khá thấp so với các công ty cũng ngành, hiệu quả kinh doanh thấp.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Ta thấy trong năm 2011 ROE là 0,99% đến năm 2012 giảm xuống 0,62% cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu đem lại lợi nhuận cho công ty trong năm 2012 thấp hơn năm 2011 là 0,37%. Nếu năm 2011 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại 0,99 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi đó năm 2012 chỉ mang lại được 0,62 đồng. Nhưng đến năm 2013 tỷ suất này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,40%. Nguyên nhân giảm do năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 34,14% và vốn chủ sở hữu tăng lên 2,34% so với năm 2012. ROE của công ty liên tục giảm chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa thật hiệu quả, do đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn hơn. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp và cố gắng hơn nữa để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng vốn chủ sở hữu để công ty có thể tự chủ hơn về mặt tài chính giảm rủi ro khi sử dụng từ nguồn vốn khác để kinh doanh.

Để làm rõ những yếu tố tác động lên tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty, nhà phân tích thường sử dụng mô hình Dupont để phân tích trên 3 yếu tố: Đòn bảy tài chính, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên doanh thu.

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu 100 Lợi nhuận sau thế

Doanh thu

Doanh thu Tổng tài sản

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu 100

= Tỷ suất sinh lời trên doanh thu× Hiệu quả sử dụng tài sản × Đòn bảy tài chính

Bảng 2.15. Phân tích ROE theo mô hình Dupont (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) % 10,79 4,43 4,98

Hiệu quả sử dụng tài sản Lần 0,07 0,12 0,07

Đòn bảy tài chính Lần 1,30 1,12 1,11

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) % 0,99 0,62 0,40

Trước hết là ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu đến ROE, có thể nhận thấy rằng ROS có xu hướng bất ổn định và đạt mức cao nhất trong năm 2011 là 10,79%, điều nay dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến ROE qua các năm. Năm 2012 ROS giảm mạnh (6,37%) xuống còn 4,43% do ảnh hưởng của bất ổn nền kinh tế, lượng căn hộ còn tồn đọng cao do đó lợi nhuận sau thuế giảm và doanh thu lại tăng nên làm giảm ROE xuống còn 0,62%. Về mặt lý thuyết khi khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm sẽ kéo theo uy tín của công ty giảm.

Thứ hai là ảnh hưởng của khả năng quản lý tài sản của công ty đến ROE: Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy hiệu suát sử dụng tài sản của công ty đạt mức cao nhất vào năm 2012 với 0,12 lần, đến năm 2013 lại giảm xuống 0,07 lần (tức giảm 0,05 lần). Hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao và không ổn định. Tuy trong năm 2012 chỉ tiêu này có tăng nhưng mức tăng nhỏ hơn mức giảm của ROS nên kéo theo ROE giảm. Ngược lại năm 2013 chỉ tiêu này lại giảm nên ROE có xu hướng giảm trong năm 2013.

Thứ ba là ảnh hưởng của đòn bày tài chính lên ROE: Có thể thấy rằng, công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn thể hiện qua chỉ số tổng tài sản trên nguồn vốn chủ sở hữu giảm 0,17 lần trong năm 2012, và giảm 0,01 lần trong năm 2013. Điều này cho thấy công ty đang theo đuổi chiến lược thận trọng, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để hoạt động kinh doanh. Việc chỉ tiêu này giảm qua các năm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ROE giảm. Việc công ty sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng nhiều để tài trợ cho hoạt động kinh doanh sẽ giúp công ty giảm rủi ro từ việc mất khả năng trả nợ do tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp cao.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tài Tâm (Trang 46)