2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung
Trong những năm qua, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, công ty luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng tài sản và cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Việc phân tích và đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty sẽ cho thấy tình hình sử dụng tài sản tại công ty, những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó những giải pháp thích hợp sẽ được đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty.
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản chung của công ty TNHH Tài Tâm 2011-2013
Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần Đồng 46.609.811.878 71.942.697.194 42.143.261.447 Lợi nhuận sau thuế Đồng 5.030.258.207 3.183.847.454 2.096.830.113 Lợi nhuận hoạt động tài chính Đồng (2.792.941.540) (2.997.640.826) (2.592.394.833) Tài sản tài chính Đồng 2.000.220.000 2.000.220.000 2.000.220.000 Tổng tài sản Đồng 661.799.902.758 576.688.974.889 585.316.600.075
Số vòng quay của tổng tài sản Vòng 0,07 0,12 0,07
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) % 0,76 0,55 0,36
Tỷ suất sinh lời của tài sản tài chính % (139,63) (149,87) (129,61)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán công ty TNHH Tài Tâm năm 2011-2013)
37
Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản năm 2011 là 0,07 vòng, năm 2012 tăng lên gần gấp đôi với 0,12 vòng nhưng lại giảm gần một nửa trong năm 2013 (0,07 vòng). Ta thấy năm 2011 và năm 2013, số vòng quay tài sản đều là 0.07 vòng tức với 1 đồng tài sản chỉ có 0,07 đồng doanh thu thuần được tạo ra. Sang đến năm 2012, công ty đầu tư ít hơn vào tài sản nên giá trị tổng tài sản là khoảng 577 tỉ đồng tức giảm khoảng 85 tỷ đồng cộng thêm doanh thu thuần tăng thêm khoảng 25 tỷ đồng làm cho vòng quay tổng tài sản tăng mạnh lên 0,12 vòng do đó công ty có thể đẩy nhanh thời gian quay vòng tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên năm 2013 doanh thu thuần giảm mạnh (giảm 40,12%), tài sản lại tăng với tốc độ 1,5% khiến cho vòng quay tổng tài sản giảm nhiều. Nhìn chung hệ số này của công ty khá thấp đối với một công ty kinh doanh dịch vụ chứng tỏ công ty có chính sách quản lý tài sản chưa tốt, doanh thu đem lại chưa tương xứng với tài sản công ty đang có trong tay, công ty cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong thời gian tới.
Tỷ suất sinh lời của tài sản tài chính: Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy tài sản tài chính trong 3 năm đều không đổi. Tài sản tài chính của công ty thực chất là khoản đầu tư dài hạn vì công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào. Việc đầu tư tài chính của công ty không mạng lại nhiều lợi nhuận thậm chí còn lỗ cụ thể năm 2011 lỗ 2.792.941.540 đồng, năm 2012 lỗ 2.997. 40.82 đồng, năm 2013 lỗ 2.592.394.833 đồng, mức thua lỗ này của công ty không thay đổi nhiều trong 3 năm. Do đó không khó hiểu khi tỷ suất sinh lời của tài sản tài chính luôn âm trong cả 3 năm. Vì vậy công ty nên giảm đầu tư tài chính để dành nguồn vốn đó để chuyển sang kênh đầu tư khác hiệu quả hơn.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): Tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất về hiệu quả sử dụng tài sản trong công ty. Tỷ suất sinh lời của tài sản liên tục giảm đều qua các năm, lần lượt là 0,76%, 0,55%, 0,36%. Tức khi công ty bỏ ra 100 đồng tài sản thì năm 2011 sẽ thu về 0,7 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 là 0,55 đồng, năm 2013 là 0,3 đồng. Nguyên nhân chủ yếu cho sự giảm này là do lợi nhuận sau thuế trong 3 năm đều giảm dần. Do đó, trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn tức là hiệu quả sử dụng tài sản cao hơn
Để hiểu rõ về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời cúa tài sản (ROA) người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích. Từ đó ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu theo một trình tự nhất định. Ta sẽ triển khai mô hình Dupont như sau:
ROA Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản Hay ROA Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản
Bảng 2.6. Bảng các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROA theo phương pháp Dupont
Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần
(ROS) % 10,79 4,43 4,98
Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,07 0,12 0,07
ROA % 0,76 0,55 0,36
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Từ các phương trình trên ta thấy tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào 2 yếu tố là tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (hay thu nhập trên mỗi đồng doanh thu) và vòng quay tổng tài sản. Cụ thể:
Nhân tố thứ nhất là tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS): ta nhận thấy
chỉ tiêu này giảm mạnh trong năm 2012 và tăng nhẹ trong năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm mạnh trong năm 2012 là do lợi nhuận sau thuế giảm đồng thời doanh thu thuần lại tăng. Ngược lại năm 2013 cả lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều giảm tuy nhiên tỷ lệ giảm của doanh thu thuần nhiều hơn nên dẫn đến ROS tăng. Có thể thấy công ty vẫn chưa quản lý tốt được chi phí cho hoạt động kinh doanh nên doanh thu đat được vẫn chưa bù đắp đủ phần chi phí bỏ ra.
Nhân tố thứ hai là vòng quay tổng tài sản: Như đã phân tích ở trên vòng quay
tổng tài sản cũng có nhiều biến động rõ rệt, cụ thể là tăng lên trong năm 2012 với 0,12 vòng nhưng lại giảm trong năm 2013 với 0,07 vòng. Điều này cho thấy tài sản của công ty vận động chậm, khả năng tạo ra doanh thu của tài sản thấp nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
Từ hai nhân tố trên ta có thể hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc giảm dần ROA qua các năm. Đó là do trong năm 2012 vòng quay tổng tài sản tăng nhưng không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm của ROS, ngược lại năm 2013 vòng quay tổng tài sản lại giảm nhiều hơn so với sự tăng của ROS. Ta nhận thấy vòng quay tổng tài sản và ROS không ổn định qua các năm. Nên để tăng chỉ tiêu ROA công ty cần đi theo hai hướng: một là tăng vòng quay tổng tài sản bằng cách tăng doanh thu thông qua việc giảm giá
39
bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng; hai là có thể tiết kiệm chi phí và tăng giá bán để ROS của công ty tăng dần.
2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luôn vận động chuyển hóa không ngừng và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Sự biến động của các tài sản ngắn hạn trong 3 năm qua được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.7. Tình hình tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 979.813.856 2.911.619.219 5.633.772.323
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn - - -
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 17.019.654.306 28.455.103.529 28.936.165.737
1.Phải thu của khách hàng 3.839.045.706 7.527.031.035 16.674.147.513 2.Trả trước cho người bán 5.661.223.370 15.737.774.908 7.071.720.638 3.Các khoản phải thu khác 7.519.385.230 5.190.297.586 5.190.297.586
IV.Hàng tồn kho 20.113.628.753 24.719.876.177 29.977.445.827 V.Tài sản ngắn hạn khác 13.146.544.772 11.791.002.992 7.752.334.100
1.Thuế GTGT được khấu trừ 417.770.713 102.603.835 2.334.100
2.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 58.385.969 - -
3.Tài sản ngắn hạn khác 12.670.388.090 11.688.399.157 7.750.000.000
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 51.259.641.687 67.877.601.917 72.299.717.987
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Tài Tâm năm 2011 – 2013)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tài sản ngắn hạn của công ty tăng liên tiếp qua 3 năm. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh nhất trong năm 2012 tăng 1.931.805.363 đồng so với năm 2011, và năm 2013 tăng 2.722.153.104 đồng so với năm 2012. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty bao gồm tiên mặt và tiền gửi ngân hàng. Cả 2 khoản tiền này đều tăng trong 3 năm trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng do số lượng khách hàng thanh toán luôn qua ngân hàng ngày càng nhiều. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ khả năng thanh
toán tức thời của công ty ngày càng được đảm bảo. Trong cả 3 năm công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào.
Trong tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, đây cũng là 2 khoản tiền đều tăng trong 3 năm. Cụ thể các khoản phải thu ngắn hạn tăng 11.435.449.223 đồng trong năm 2012, tăng 481.062.208 đồng trong năm 2013 chứng tỏ nguồn vốn cần phải thu hồi cao và có xu hướng tăng lên qua các năm. Qua tìm hiểu cho thấy lý do của việc tăng các khoản phải thu khách hàng xuất phát từ sự biến động của môi trường kinh doanh trong những năm gần đây, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, công ty đã tăng khả năng tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu. Tuy nhiên khoản phải thu khách hàng cao cũng gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Hàng tồn kho của công ty tăng 4. 0 .247.424 đồng trong năm 2012, tăng 5.257.5 9. 50 đồng trong năm 2013. Điều này được giải thích là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên đáng kể
Trong khi các khoản trên của công ty đều tăng thì tài sản ngắn hạn bao gồm thuế T T được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước và các tài sản ngắn hạn khác của công ty lại giảm. Trong đó thuế T T được khấu trừ giảm 315.166.878 đồng năm 2012 và giảm 100.2 9.735 đồng năm 2013; các khoản phải thu nhà nước chỉ duy nhất có trong năm 2011; các tài sản ngắn hạn khác 981.988.933 đồng năm 2012 và giảm 3.938.399.157 đồng trong năm 2013.
Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho có hiệu quả là việc làm còn khó hơn rất nhiều. Do đó nhà quản trị cần biết phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn một cách chi tiết để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến tài sản ngắn hạn. Sau đây ta sẽ cùng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty.
Qua bảng số liệu về hiệu quả sử dụng TSNH dưới đây của công ty, ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn năm 2011 đạt 9,81%, đến năm 2012 đạt 4, 9%, sang đến năm 2013 tỷ suất sinh lời của tài sản chỉ còn 2,90%. Điều này có nghĩa là trong năm 2011 Công ty tạo ra 9,81 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng tài sản ngắn hạn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đến năm 2012, công ty chỉ sử dụng tới 4,69 đồng TSNH, và sang đến năm 2013 công ty chỉ còn sử dụng 2,90 đồng TSNH. Nguyên nhân chủ yếu do công ty có xu hướng nắm giữ tiền nhiều hơn, lượng hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm, bên cạnh đó do công ty áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng để thu hút khách khách hàng tăng khả năng tiêu thụ.
41
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Tài Tâm giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Đơn
vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản ngắn hạn Đồng 51.259.641.687 67.877.601.917 72.299.717.987 Doanh thu thuần Đồng 46.609.811.878 71.942.697.194 42.143.261.447 Lợi nhuận sau thuế Đồng 5.030.258.207 3.183.847.454 2.096.830.113
Tỷ suất sinh lời của TSNH % 9,81 4,69 2,90
Số vòng quay của TSNH Vòng 0,91 1,06 0,58
Thời gian luân chuyển của TSNH Ngày 395,91 339,66 617,61
Mức hao phí của TSNH so với doanh
thu thuần Lần 1,10 0,94 1,72
Mức hao phí của TSNH so với lợi
nhuận sau thuế Lần 10,19 21,32 34,48
Mức tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối Đồng (7.283.499.848) 55.545.136.138 Mức tiết kiệm vốn lưu động tương đối Đồng (11.242.152.735) 32.537.745.813
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán công ty TNHH Tài Tâm năm 2011-2013)
Số vòng quay và thời gian luân chuyển của TSNH: Vòng quay TSNH năm 2011 là 0,91 vòng tương ứng với thời gian luân chuyển là 395,91 ngày; sang năm 2012 vòng quay TSNH là 1,06 vòng tăng 0,15 vòng so với năm 2011 thời gian luân chuyển giảm 56,26 ngày; năm 2013 vòng quay TSNH giảm xuống còn 0,58 vòng giảm 0,48 vòng so với năm 2012, thời gian luân chuyển tăng lên 277,95 ngày so với năm 2012. Vòng quay TSNH cho biết 1 đồng TSNH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2012 vòng quay TSNH là cao nhất điều đó chứng tỏ TSNH của công ty được sử dụng trong năm 2012 là tốt nhất, tạo ra được nhiều doanh thu nhất. Tuy nhiên nhìn chung vòng quay TSNH thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty vẫn chưa sử dụng hiệu quả TSNH của mình.
Mức hao phí của TSNH so với doanh thu thuần năm 2011 đạt 1,10 lần và năm 2012 là 0,94 lần, năm 2013 là 1,72 lần. Điều này cho thấy nếu như năm 2011 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần công ty phải mất 1,10 đồng tài sản ngắn hạn; thì đến năm 2012 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần công ty chỉ mất 0,94 đồng tài sản ngắn hạn và đến năm 2013 lại phải mất tới 1,72 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của sự biến động thất thường của chỉ tiêu này là do: như đã phân tích ở trên cho thấy, TSNH của công ty đều có xu hướng tăng qua các năm, doanh thu thuần năm 2012 lại tăng mạnh hơn TSNH nên làm cho mức hao phí của TSNH so với doanh thu thuần giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu này của công ty lại tăng trong năm 2013 cho thấy mặc dù TSNH của công ty vận động chậm, khả năng sinh lời của TSNH kém nhưng hiệu quả sử dụng TSNH của công ty vào việc tạo ra doanh thu vẫn khá tốt.
Chỉ tiêu mức hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng lên. Với 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2011 cần 10,19 đồng, năm 2012 cần 21,32 đồng, năm 2013 cần 34,48 đồng TSNH. Chỉ tiêu này có sự tăng như vậy là do TSNH của công ty tăng dần lên trong 3 năm đồng thời lợi nhuận sau thuế giảm xuống. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH đang giảm dần trong 2 năm 2012 và 2013. Chỉ tiêu này tăng cao càng khiến cho khả năng tiết kiệm kém, hao phí kinh doanh của công ty lớn.
Mức tiết kiệm tuyệt đối: Năm 2012 là âm 7.283.499.848 đồng cho biết để đạt được mức doanh thu như năm 2011 thì công ty cần một lượng vốn lưu động ít hơn năm 2011 là 7.283.499.848 đồng. Năm 2013, mức tiết kiệm tuyệt đối là 55.545.136.138 đồng, nghĩa là để có được mức doanh thu như năm 2012 thì Công ty cần bỏ ra một lượng vốn nhiều hơn năm 2012 là 55.545.136.138 đồng.
Mức tiết kiệm tương đối: Năm 2012 là âm 11.242.152.735 đồng cho biết với mức vốn lưu động không đổi so với năm 2011 thì doanh thu tăng lên 11.242.152.735 đồng. Năm 2013, với mức VLĐ không đổi năm 2012 thì doanh thu giảm 32.537.745.813 đồng so với năm 2012. ức tiết kiệm vốn tương đối cho thấy vốn lưu động của Công ty được sử dụng không hiệu quả.
Công ty có thể điều chỉnh mức tiết kiệm vốn lưu động bằng cách điều chỉnh số vòng quay của vốn lưu động. Để tiết kiệm được vốn nhiều hơn công ty cần xây dựng chiến lược để tăng số vòng quay vốn lưu động.
43
2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn là những tài sản thường có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài.