Phân tích kết quả kinhdoanh của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tài Tâm (Trang 26)

2.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty

2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu

Qua bảng số liệu về tình hình doanh thu của Công ty dưới đây, ta có thể thấy rõ được sự biến động rõ rệt của doanh thu qua 3 năm. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2011 là 4 .922.939.518 đồng, năm 2012 72.504.955.300 đồng, tức tổng doanh thu năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là 25.582.015.782 đồng tương ứng với 54,52%. Đây có thể là tín hiệu đáng mừng khi trong năm 2012 ngành bất động sản nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang trầm lắng kể từ sau cuộc khủng hoảng tải chính ở Mỹ năm 2007 – 2009. Nguyên nhân có thể do Công ty đẩy mạnh công tác đào tạo nhân viên và tuyển thêm nhân lực có trình độ cao nên giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Hơn nữa năm 2012 Công ty ký hợp đồng cho thuê 2 tầng nhà của toà nhà Intracom và 3 tầng của tòa nhà CT đều ở Cầu Giấy, đây là nơi có vị trí thuận lợi, trung tâm phát triển thương mại nên giá cho thuê văn phòng cao do đó doanh thu năm 2012 mới tăng nhiều.

27

Bảng 2.1. Tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn năm 2011-2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011

Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)

Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 46.609.811.878 71.942.697.194 42.143.261.447 25.332.885.316 54,35 (29.799.435.747) (41,42) Doanh thu hoạt động tài chính 65.486.902 113.907.867 6.257.064 48.420.965 73,94 (107.650.803) (94,51) Doanh thu khác 247.640.738 448.350.239 13.712.348 200.709.501 81,05 (434.637.891) (96,94)

Tổng doanh thu 46.922.939.518 72.504.955.300 42.163.230.859 25.582.015.782 54,52 (30.341.724.441) (41,85)

Ngược lại, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất nên khi khoản doanh thu này trong năm 2013 giảm 29.799.435.747 đồng so với năm 2012 nên kéo theo tổng doanh thu năm 2013 là 42.1 3.230.859 đồng, tức giảm 30.341.724.441 đồng so với năm 2012 tương ứng với 41,85%. Nguyên nhân chủ yếu có sự giảm mạnh này là do thị trường bất động sản năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn lớn, giao dịch trầm lắng, tồn kho bất động sản cao, ảnh hưởng nhiều đến công ty. Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam năm 2013, giá cho thuê văn phòng giảm đặc biệt là văn phòng hạng B (những văn phòng này thường nằm ở những vị trí đẹp, trang thiết bị lẫn chất lượng các dịch vụ hiện đại, có diện tích sàn cho thuê dưới 1000 ) giảm khoảng 7,5%. Việc tìm kiếm khách hàng trả giá thuê cao gặp khó khăn hơn nên các hợp đồng thuê nhà giảm đáng kể. Hơn nữa năm 2013 Công ty chủ yếu cho các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ nên doanh thu giảm so với năm 2012.

Trong năm 2012 Công ty gửi tiền ngân hàng nhiều hơn nên lãi tiền gửi ngân hàng nhiều hơn từ đó dẫn đến sự tăng mạnh của doanh thu hoạt động tài chính, cụ thể tăng 48.420.9 5 đồng, tương ứng với 73,94% so với năm 2011. Ngoài ra năm 2012 doanh nghiệp còn thanh lý một số tài sản cố định nên làm cho doanh thu khác tăng 81,05% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 thì ngược lại doanh nghiệp giảm tiền gửi ngân hàng, do doanh thu của Công ty giảm nên Công ty không có nhiều tiền nhàn rỗi, ngoài ra đến tháng 10 năm 2013 Công ty dành nhiều vốn đầu tư thuê thêm nhà do giá nhà cho thuê đang giảm nhằm tăng lợi nhuận. Đến năm 2013, Công ty không thanh lý thêm tài sản cố định nên cũng làm cho doanh thu khác giảm.

Phân tích tình hình doanh thu theo từng sản phẩm, dịch vụ

Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh thu thuần theo từng dịch vụ của Công ty giai đoạn năm 2011 – 2013 (Nguồn:Phòng kế toán) 0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 2011 2012 2013 22,577,845,678 38,678,978,000 20,687,800,865 17,696,483,479 30,676,895,600 18,975,750,900 6,335,482,721 3,149,081,700 2,499,679,094 Dịch vụ tư vấn bất động sản Dịch vụ cho thuê nhà ở Dịch vụ cho thuê văn phòng

29

Biểu đô trên cho ta cái nhìn toàn diện về doanh thu của từng dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng doanh thu của dịch vụ cho thuê văn phòng lớn nhất, sau đó đến dịch vụ cho thuê nhà ở và dịch vụ tư vấn bất động sản có tỷ trọng nhỏ nhất. Tỷ trọng này không thay đổi nhiều trong 3 năm. Điều đó cho thấy doanh nghiệp tập trung nhiều vào khách hàng là các doanh nghiệp, hơn nữa do nhà văn phòng có diện tích lớn nên doanh thu của dịch vụ cho thuê văn phòng cũng lớn hơn cho thuê nhà ở.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng doanh thu theo từng dịch vụ của Công ty trong giai đoạn năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: đồng Dịch vụ Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011 Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Cho thuê văn phòng 16.101.132.322 71,31 (17.991.177.135) (46,51) Cho thuê nhà ở 12.980.412.121 73,35 (11.701.144.700) (38,14) Tư vấn bất động sản (3.186.401.021) (50,29) (649.402.606) (20,62)

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng trên ta thấy doanh thu của dịch vụ cho thuê văn phòng và cho thuê nhà ở của năm 2012 so với năm 2011 đều tăng mạnh, cụ thể dịch vụ cho thuê văn phòng tăng 71,31%, dịch vụ cho thuê nhà ở tăng 73,35%. Tuy nhiên doanh thu các dịch vụ trong năm 2013 đều giảm so với năm 2012, cụ thể mức giảm như sau: doanh thu dịch vụ cho thuê văn phòng là 46,51%, doanh thu dịch vụ cho thuê nhà ở là 38,14%. Như phân tích ở trên nguyên nhân dẫn đến sự biến động của 2 dịch vụ này giống như tổng doanh thu thuần. Lượng khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều giảm cộng với giá nhà cho thuê giảm làm cho doanh thu cả hai dịch vụ giảm mạnh trong năm 2013.

Doanh thu dịch vụ tư vấn bất động sản lại giảm đáng kể, tức năm 2012 giảm 3.18 .401.021 đồng tương ứng với 50,29% so với năm 2011, năm 2013 giảm 49.402. 0 đồng tương ứng 20,62% so với năm 2012. Công ty khởi nghiệp ban đầu với 10 nhân viên chuyên tư vấn, môi giới bất động sản tuy nhiên do hoạt động không hiệu quả, bị lỗ trong vài năm đầu tiên nên công ty quyết định chuyển sang tập trung

vào dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở để cải thiện doanh thu cho công ty. Thêm vào đó công ty không có đủ nguồn lực để đầu tư vào cả 3 dịch vụ nên doanh thu dịch vụ tư vấn bất động sản liên tục giảm trong năm 2012 và 2013.

Phân tích tình hình doanh thu theo phương thức bán hàng

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng doanh thu thuần theo phương thức bán hàng

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua 3 biểu đồ trên ta dễ dàng nhận thấy doanh thu theo phương thức bán hàng thanh toán ngay chiếm tỷ trọng cao trung bình khoảng 94%, còn doanh thu theo phương thức bán hàng trả chậm chỉ chiếm ,42% (Năm 2011); 5,17% (Năm 2012) và ,17% (Năm 2013). Do đặc thù của công ty là thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng nên trước khi ký hợp đồng thuê công ty luôn yêu cầu khách hàng doanh nghiêp cũng như cá nhân phải thanh toán tiền thuê ít nhất là 1 tháng và nhiều nhất là 1 năm sau đó công ty mới bàn giao nhà cho khách hàng, nên công ty chủ yếu là thực hiện theo phương thức bán hàng thanh toán ngay. Việc thực hiện như vậy sẽ giúp công ty giảm thiểu rủi ro khi khách hàng đã thuê nhưng không chịu trả tiền thuê. Còn doanh thu theo phương thức bán hàng trả chậm chỉ chủ yếu là từ các khách hàng lâu năm của công ty, đã có uy tín từ trước.

93.58% 6.42% 6.42%

Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bán hàng thanh toán ngay Bán hàng trả chậm

94.83% 5.17% 5.17%

Năm 2012

93.63%

31

2.2.1.2. Phân tích tình hình chi phí

Bảng 2.3. Khái quát tình hình chi phí của Công ty giai đoạn năm 2011-2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011

Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)

Giá vốn hàng bán 30.726.178.981 57.708.358.115 29.837.995.755 26.982.179.134 87,81 (27.870.362.360) (48,30) Chi phí tài chính 2.858.428.442 3.111.548.693 2.598.651.897 253.120.251 8,86 (512.896.796) (16,48) Chi phí quản lý kinh doanh 6.625.733.120 7.424.376.389 6.930.809.723 798.643.269 12,05 (493.566.666) (6,65)

Chi phí khác 5.588.032 11.656.623 0 6.068.591 108,60 (11.656.623) (100,00)

Tổng chi phí 40.215.928.575 68.255.939.820 39.367.457.375 28.040.011.245 69,72 (28.888.482.445) (42,32)

Bảng trên đây cho ta cái nhìn khái quát về tình hình chi phí của Công ty giai đoạn năm 2011-2013. Giá vốn hàng bán năm 2012 của Công ty tăng 26.982.179.134 đồng so với năm 2011, tương ứng với 87,81%. Do đặc thù của công ty là mua bán, thuê, cho thuê nhà ở, văn phòng nên giá vốn hàng bán chủ yếu là giá nhà mà Công ty thuê được từ các nhà đầu tư khác và vốn đầu tư xây dựng tòa nhà mà Công ty đầu tư.. Theo nghiên cứu của CBRE, giá thuê nhà ở, văn phòng bình quân năm 2012 giảm liên tiếp trong hai quý đầu tiên sau đó bắt đầu tăng nhẹ vào 2 quý cuối năm. Mặc dù vậy nhưng do lượng khách hàng tăng cộng với chi phí phát sinh sửa chữa, nâng cấp căn hộ tăng nên giá vốn hàng bán trong kỳ tăng nhanh. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của công ty giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó biện pháp giảm giá vốn hàng bán là một trong những biện pháp giúp cho lợi nhuận tăng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn.

Ngược lại đến năm 2013 giá vốn hàng bán của Công ty lại giảm 27.870.362.360 đồng tương ứng với 48,30%. Năm 2013 lượng khách hàng mới của công ty giảm, đồng thời một số khách hàng hết hợp đồng với công ty nhưng không gia hạn hợp đồng nên làm cho doanh số của công ty giảm, lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng giảm nên làm cho giá vốn của công ty giảm.

Chi phí tài chính trong năm 2012 cũng tăng nhưng tăng không nhiều cụ thể là 8,86% so với năm 2011. Chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay, trong khi hoạt động kinh doanh chính của công ty chưa hiệu quả thì công ty chuyển hướng sang đầu tư tài chính không những không mang lại lợi nhuận mà doanh thu tăng không đủ bù đắp cho chi phí. Hoạt động tài chính của công ty kém hiệu quả do chưa đầu tư đúng và hợp lý. Lãi vay mỗi năm một tăng làm gánh nặng trả nợ tăng, làm giảm uy tín cũng như khả năng thanh khoản của công ty. Nhận thức được điều đó trong năm 2013 công ty không đầu tư tài chính nhiều nữa làm cho chi phí tài chính giảm 16,48% so với năm 2012.

Tương tự như chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh tăng không nhiều trong năm 2012, chỉ tăng 12,05% (tăng 798. 43.2 9 đồng) so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại giảm 6,65% (giảm 493.5 . đồng) so với năm 2012. Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2012 cả hai khoản chi phí này đều tăng nhưng đến năm 2013 công ty đã giảm được hai khoản chi phí này tuy không nhiều nhưng có thể thấy đây là sự cố gắng của công ty trong công tác quản lý chi phí hạ tối thiểu mức tiền không hợp lý phải bỏ ra.

Trong năm 2012 chi phí khác là khoản chi phí tăng nhiều nhất 108,60% so với năm 2011. Năm 2012 công ty thanh lý một số tài sản cố định nên làm cho chi phí thanh lý tăng, kéo theo chi phí khác tăng.

33

Nhìn chung tổng chi phí năm 2012 tăng 69,72% trong khi tổng doanh thu tăng 54,52% so với năm 2011, do đó tổng doanh thu tăng không đủ bù đắp phần chi phí tăng thêm. Sang đến năm 2013 thì cả doanh thu và chi phí đều giảm với tỷ lệ gần bằng nhau xấp xỉ 42%. Điều đó chứng tỏ công ty hoạt động chưa hiệu quả, do đó công ty cần có các biện pháp khắc phục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chính, đồng thời có công tác quản lý chi phí tốt hơn trong những năm tới.

2.2.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận

Qua bảng số liệu về tình hình lợi nhuận của công ty dưới đây, ta thấy hầu hết các khoản lợi nhuận đều giảm qua các năm. Cụ thể lợi nhuận gộp giảm đều từ 15.883. 32.897 đồng năm 2011 xuống 14.234.339.079 đồng năm 2012 và tiếp tục giảm xuống còn 12.305.2 5. 92 đồng năm 2013. Lợi nhuận gộp được tính bằng doanh thu thuần trừ đi chi phí giá vốn hàng bán. Do vậy vì doanh thu thuần năm 2012 tăng 54,35% so với năm 2011 nhưng không đủ bù đắp phần chi phí giá vốn hàng bán (tăng 87,1%) do đó làm cho lợi nhuận gộp giảm 10,38%. Trong khi đó doanh thu thuần năm 2013 lại giảm 41,42% so với năm 2012, mức giảm này nhiều hơn so với sự sụt giảm chi phí (giảm 48,30%) nên làm cho lợi nhuận gộp giảm 13,55%.

Lợi nhuận thuần từ HĐKD cũng giảm dần, cụ thể năm 2012 giảm 2.652.636.373 đồng (tương ứng 41,03%), năm 2013 giảm 1.030.2 0.728 đồng (tương ứng 27,02%) so với năm trước. Lợi nhuận gộp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong các khoản lợi nhuận của công ty nên việc lợi nhuận gộp giảm là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận thuần giảm. Năm 2012, lợi nhuận gộp giảm doanh thu hoạt động tài chính tăng nhưng mức tăng không nhiều (chỉ 48.420.965 đồng), cả 2 khoản chi phí là chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh đều tăng, vì thế nên lợi nhuận thuần trong năm này giảm. Sang đến năm 2013, lợi nhuận gộp và doanh thu hoạt động tài chính đều giảm; chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh cũng giảm nhưng mức giảm không nhiều bằng lợi nhuận gộp, do đó lợi nhuận thuần của công ty lại tiếp tục giảm trong năm này. Việc lợi nhuận thuần giảm liên tục như vậy làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty giảm.

Bảng 2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty TNHH Tài Tâm giai đoạn năm 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011

Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012

Tuyệt đối % Tuyệt đối % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận gộp Đồng 15.883.632.897 14.234.339.079 12.305.265.692 (1.649.293.818) (10,38) (1.929.073.387) (13,55) Lợi nhuận thuần từ HĐKD Đồng 6.464.958.237 3.812.321.864 2.782.061.136 (2.652.636.373) (41,03) (1.030.260.728) (27,02) Lợi nhuận khác Đồng 242.052.706 436.693.616 13.712.348 194.640.910 80,41 (422.981.268) (96,86) Lợi nhuận trước thuế Đồng 6.707.010.943 4.249.015.480 2.795.773.484 (2.457.995.463) (36,65) (1.453.241.996) (34,20) Thuế TNDN hiện hành Đồng 1.676.752.736 1.065.168.026 698.943.371 (611.584.710) (36,47) (366.224.655) (34,38) Lợi nhuận sau thuế Đồng 5.030.258.207 3.183.847.454 2.096.830.113 (1.846.410.753) (36,71) (1.087.017.341) (34,14) Doanh thu thuần Đồng 46.609.811.878 71.942.697.194 42.143.261.447 25.332.885.316 54,35 (29.799.435.747) (41,42) EBIT Đồng 9.565.439.385 7.360.564.173 5.394.425.381 (2.204.875.212) (23,05) (1.966.138.792) (26,71) Hệ số biên lợi nhuận

gộp=(1)/(7) Lần 0,34 0,20 0,29 (0,14) (41,94) 0,09 47,57

Hệ số biên lợi nhuận trước

thuế và lãi vay = (8)/(7) Lần 0,21 0,10 0,13 (0,10) (50,15) 0,03 25,11

35

Không như tình hình biến động của lợi nhuận thuần từ HĐKD, lợi nhuận khác có sự tăng giảm khác nhau qua các năm. Năm 2012 lợi nhuận khác tăng 194.640.910 đồng chủ yếu do thu được từ quá trình thanh lý, nhượng bán tài sản, cho thuê mặt bằng… Bên cạnh đó công ty Zamil Steel do vi phạm hợp đồng nên đã phải bồi thường gần 200 triệu đồng cho công ty theo điều khoản hợp đồng làm cho thu nhập khác tăng nên lợi nhuận khác cũng tăng theo. Tuy nhiên đến năm 2013 do không có khoản thu nhập này cộng với công ty không thanh lý thêm tài sản nên lợi nhuận khác giảm mạnh khoảng 422 triệu đồng tương ứng 96,86% so với năm 2012.

Chỉ tiêu hệ số biên lợi nhuận gộp phản ánh doanh thu và lợi nhuận nếu không tính đến các khoản chi phí kinh doanh. Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy hệ số biên lợi nhuận gộp năm 2011 là 0,34; năm 2012 là 0,20 lần tức giảm 0,14 lần tương ứng với 41,94% so với năm 2011. Đến năm 2013 hệ số này là 0,29 tăng 47,57% so với năm 2012. Điều đó có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo được 0,34 đồng lợi nhuận gộp năm 2011, đến năm 2012 là 0,20 đồng và năm 2013 là 0,29 đồng. Lợi nhuận gộp bằng tổng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Do đó giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 87,81% so với năm 2011, doanh thu thuần trong năm 2012 cũng tăng nhưng tăng với tỷ lệ ít hơn giá vốn hàng bán cụ thể là 54,35% so với năm 2011, kết hợp cả hai nguyên nhân trên làm cho hệ số biên lợi nhuận gộp giảm. Sang năm 2013, giá vốn hàng bán lại giảm 48,30% so với năm 2012 nên lợi nhuận gộp giảm, đồng thời doanh thu thuần giảm 41,42%, đó chính là nguyên nhân làm cho hệ số biên lợi nhuận gộp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tài Tâm (Trang 26)