1. Cơ sở lý luận
1.1.2 Lý thuyết áp dụng trong đề tài
1.1.2.1. Lý thuyết chức năng
Lý thuyết chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội học tiêu biểu như: August Comte, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, Talcott Parsons, Robert Merton, Peter Blau, N. Luhman và nhiều người khác.
Thuyết chức năng được phân chia thành các trường phái khác nhau như: lý thuyết chức năng – cấu trúc với đại diện tiêu biểu là T. Parsons và thuyết cấu trúc – chức năng với đại diện là nhà xã hội học N. Luhmann.
Lý thuyết chức năng là bắt đầu từ truyền thống khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng – hữu cơ với chỉnh thể hệ thống. Thứ hai: truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hóa. Từ hai truyền thống này đã nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hội như là một hình thức cấu trúc hữu cơ bao gồm các thành phần có những chức năng nhất định tương ứng với cấu trúc đó.
24
Giả thuyết đầu tiên của thuyết chức năng dựa trên chủ nghĩa hữu cơ của các nhà sáng lập xã hội học thế kỷ 19, cho rằng tất cả các thể chế, các bộ phận, các tổ chức trong xã hội là những yếu tố gắn kết với nhau một cách hữu cơ. Mỗi một bộ phận đều đảm đương một chức năng và đóng góp một vai trò nhất định trong xã hội. A.Comte (1798 – 1957) là người đặt vấn đề đầu tiên khi ông sử dụng khái niệm “tĩnh học xã hội” để nghiên cứu các quy luật duy trì trật tự và ổn định của cấu trúc xã hội. H.Spencer (1820-1903) trong lý thuyết tiến hóa của mình, đã quan niệm xã hội được cấu trúc và tiến hóa giống như sinh giới theo hướng phân hóa chức năng từ đơn giản đến phức tạp. Ông đã vận dụng các thuật ngữ của sinh học để miêu tả các chức năng và vai trò cũng như sự biến chuyển của các thiết chế, các tổ chức, các bộ phận khác nhau trong xã hội. E.Durkheim (1858-1917) đã đi xa hơn khi không chỉ đã nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, vai trò của các bộ phận khác nhau trong bộ máy xã hội mà ông đã biến các khái niệm này thành những công cụ phân tích của Xã hội học. Ngoài ra còn có nhiều các nhà xã hội học khác đã đóng góp công sức xây dựng lý thuyết này trong suốt chiều dài lịch sử của nó.
Như vậy, sự phát triển của lý thuyết chức năng đã nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để bảo bảm sự cân bằng chung của cả hệ thống - cấu trúc; bất kỳ sự thay đổi nào của một thành phần cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác. Sự biến đổi của cấu trú diễn ra theo quy luật tiến hóa, thích nghi khi môi trường sống thay đổi; sự biến đổi của hành động luôn hướng tới thiết lập trạng thái cân bẳng, ổn định. Đối với cấu trúc xã hội, các đại diện của chủ thuyết chức năng vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó vừa đề cao vai trò quan trọng của hệ giá trị văn hóa, hệ chuẩn mực xã hội trong việc tạo dựng sự nhất trí, thống nhất, ổn định, trật tự trong xã hội.
25
Lý thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của hệ thống cấu trúc xã hội và hệ quả của hệ thống cấu trúc xã hội. Đối với bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội nào, những người theo thuyết chức năng đều hướng vào việc phân tích các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối liên hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xem xét quan hệ của chúng đối với nhu cầu chung của sự tồn tạ và phát triển sự kiện, hiện tượng đó. Đồng thời, chủ thuyết này đòi hỏi phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng ổn định của hệ thống cấu trúc xã hội [31; tr 408-420].
Trong đề tài này, tác giả vận dụng lý thuyết chức năng nghiên cứu, xem xét Làng Hữu Nghị là một cấu trúc tổng thể, thống nhất trong đó mỗi bộ phận có các chức năng cụ thể. Các chức năng của thành phần đó không thể tách rời nhau mà có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Chính vì vậy nếu mỗi chức năng không được thực hiện sẽ ảnh hưởng tới các chức năng khác trong một bộ phận đồng thời cũng tới các bộ phận khác, mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng có các giai đoạn nào và các giai đoạn đó có chức năng ra sao đối với cả quá trình trị liệu. Công tác hướng nghiệp trong học nghề đối với các em bị nhiễm chất độc hóa học sống tại Làng được triển khai ra sao? Công tác học nghề của các em diễn ra như thế nào? Các hoạt động đó gặp thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình triển khai. Đồng thời nghiên cứu việc quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nhóm đối tượng trẻ bị nhiễm chất độc da cam có vai trò như thế nào trong đời sống và sự phát triển xã hội.
Trong cấu trúc tổng thể là Làng, mỗi bộ phận thực hiện các chức năng qua các mối quan hệ: Giám đốc – nhân viên, giám đốc – trẻ em, nhân viên – trẻ em, trẻ em – trẻ em. Nếu mỗi bộ phận thực hiện đúng chức năng thì cấu trúc tổng thể hài hòa, phát triển; ngược lại nếu không thực hiện đúng chức năng (phản chức năng) thì cấu trúc có nguy cơ lỏng lẻo, hoặc bị phá vỡ.
26
Mặt khác, xem xét một cấu trúc rộng lớn hơn đó là hệ thống bảo vệ trẻ em thì Làng nằm trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, cộng đồng nơi cư trú, chính sách, chế độ ưu đãi... Trong mối quan hệ này, các chức năng của gia đình và Làng có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần của trẻ em. Giảm thiểu hay mất mát chức năng gia đình khiến cho các em mất đi môi trường xã hội hóa sơ cấp đặc biệt quan trọng.
Một trong những giải pháp hữu ích là mang lại cho các em các chức năng gia đình thay thế. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chăm sóc, nuôi dưỡng dưới hình thức “gia đình” đang ngày càng phổ biến tại các cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em. Cán bộ chăm sóc, bảo vệ trẻ được gọi là “bà,
mẹ”, người lớn tuổi hơn là các “anh, chị” còn người ít tuổi hơn gọi là “em”.
Cách xưng hô, ứng xử tại trung tâm cũng được thực hiện nề nếp giống như một gia đình thực thụ. Điều này được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức nuôi dưỡng và xưng hô của các em sống trong Làng Hữu Nghị. Các em sống ở Làng được bố trí sống trong các biệt thự từ T1 đến T6 mỗi biệt thự là một gia đình với mỗi gia đình có từ 2-3 cán bộ chăm sóc được gọi là các “mẹ” các em gọi nhau là anh em dựa trên độ tuổi của từng em mà xưng hô. Ngoài ra các em còn gọi các cựu chiến binh, thanh niên xung phong sống ở Làng là ông, bà, các cán bộ, y bác sỹ là bác, cô, chú.
1.1.2.2. Lý thuyết quản trị công tác xã hội
Trong nghiên cứu này người nghiên cứu còn vận dụng lý thuyết quản trị công tác xã hội vào việc tiếp cận tìm hiểu cách tổ chức, ủy quyền, cách triển khai thưc hiện mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp trong dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc da cam đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam. Cụ thể ở đây là lý thuyết quản trị hành chính của Max Weber.
27
M. Weber (1864-1920) là nhà xã hội học người Đức, ông có nhiều đóng góp cho lý thuyết quản trị thông qua việc nghiên cứu tổ chức “quan liêu”- bàn giấy.
Khái niệm tổ chức quan liêu bàn giấy được hiểu là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, có sự phân công, phân nhiệm cho từng thành viên, có các mục tiêu cụ thể cho các hoạt động và hệ thống quyền hành theo thứ bậc.
M.Weber đã đưa ra những nguyên tắc mà một tổ chức hành chính cần phải thực hiện như sau:
- Hoạt động của tổ chức dựa vào các văn bản pháp quy, các quy định có từ trước hoặc quy định do chính tổ chức của mình đặt ra.
- Chỉ có những người đã được giữ chức vụ nhất định trong tổ chức mới có quyền quyết định việc ra quyết định về một vấn đề gì đó trong phạm vi quyền hạn.
- Chỉ giao chức vụ, quyền hạn cho người có năng lực và có khả năng tổ chức trên cơ sở chấp hành nghiêm túc luật lệ của tổ chức đó.
- Một quyết định trong tổ chức phải mang tính khánh quan và tất cả phải vì mục tiêu và lợi ích chung.
Về cơ bản các nguyên lý của nền quản lý hành chính tập trung theo kiểu bàn giấy của M.Weber vẫn còn được ứng dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức ở nhiều quốc gia. Hiện nay các cơ sở xã hội, trung tâm xã hội thuộc sự quản lý và hưởng lợi từ các chính sách của chính phủ Việt Nam đang áp dụng phổ biến cơ chế hành chính tập trung [28; tr 21-23].
Lý thuyết quản trị hành chính của M. Weber được vận dụng trong nghiên cứu ở Làng Hữu Nghị ở chỗ tìm hiểu phương thức, quá trình vận hành của một cơ sở xã hội mà ở đây là Làng Hữu Nghị được triển khai như thế nào. Việc triển khai chính sách của Trung ương Hội cựu chiến binh, chính sách của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với người nhiễm chất độc hóa
28
học được triển khai ở Làng ra sao? Việc truyền đạt thông tin và hành động từ ban Lãnh đạo Làng Hữu Nghị tới các phòng, các tổ , các “gia đình” tức là trên xuống dưới diễn ra như thế nào? Có gặp phải những vướng mắc nào không? Chính sách có được thực hiện triệt để không? Việc sử dụng cách thức quản lý hành chính ở Làng Hữu Nghị Việt Nam đem lại hiệu quả như thế nào trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ?
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước
Cơ sở thực tiễn để tiến hành nghiên cứu này là việc thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ qua các thời kỳ. Bên cạnh đó còn là kết quả những hoạt động mà Làng Hữu Nghị đã làm được kể từ khi đi vào hoạt động.
Đó là Pháp lệnh ưu đãi người có công 26/2005/PL-UBTVQH11ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã đưa ra những quy định chung nhất về chính sách mà các đối tượng người có công được hưởng. Trong đó có người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ. Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công trên địa bàn cả nước người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học dẫn tới khuyết tật, dị dạng đã làm hồ sơ và được hưởng ưu đãi như: được hưởng trợ cấp hàng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh, hỗ trợ mai táng phí [33]. Tuy số tiền trợ cấp hàng tháng không lớn nhưng nó thể hiện sự ghi nhận công lao, sự cống hiến của họ đối với đất nước và phần nào giảm bớt những khó khăn trong tình hình có nhiều biến động về giá cả. Theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì cho đến cuối năm 2010 cả nước mới có 17.552 trẻ nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước, 9097 em được khám chữa bệnh miễn phí, 16.705 em được cấp thẻ bảo hiểm y
29
tế miễn phí, 5.795 em được miễn giảm học phí [2]. Bên cạnh đó một số trung tâm chữa trị phục hồi chức năng và dạy nghề cho trẻ khuyết tật bị nhiễm chất độc da cam được xây dựng và đi vào hoạt động. Nhiều em nhỏ bị khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học đã được chữa trị phục hồi chức năng và học nghề và có được việc làm để tự nuôi sống bản thân. Đã có 1.464 em được hỗ trợ tìm kiếm việc làm với thu nhập ổn định, có thể trang trải cho cuộc sống hàng ngày [2]. Tuy nhiên bên cạnh đó việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ vẫn còn nhiều bất cập như: thủ tục rườm rà, thời gian giải quyết hồ sơ mất nhiều thời gian, người chăm sóc người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chưa được hỗ trợ nhiều. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học vẫn chưa được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Mặt khác lợi dụng kẽ hở của chính sách nhiều đối tượng làm giả hồ sơ để hưởng chế độ chính sách, điều này làm mất đi tính nhân văn của chế độ. Nhận thấy những bất cập của chính sách và cần phải sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế đời sống xã hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công.
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Qua một thời gian thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã có nhiều điểm không còn phù hợp với thời điểm hiện nay. Chính vì vậy ngày 16/7/2012 Quốc Hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Với việc ban hành Pháp lệnh số 04 công tác đền ơn đáp nghĩa nói chung và chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đồng thời những quy định của Pháp lệnh 04 mở rộng
30
hơn đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước, mặt khác quy định chặt chẽ hơn về thủ tục, nhằm đúng đối tượng, đúng chính sách, để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong chính sách [34]. Thực hiện Pháp lệnh 04, các Sở Lao động- Thương binh Xã hội trên cả nước đã tiến hành rà soát, thống kê lại các đối tượng chính sách đang hưởng chính sách trên địa bàn tỉnh từ đó nắm bắt được tình hình, số lượng người có công và có báo cáo lên Cục Người có công. Đồng thời phân loại đối tượng hưởng chế độ chính sách với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo các mức được quy định. Trong thời gian chờ có Nghị định hướng dẫn việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công thì việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ, chính sách của các đối tượng người có công được tạm dừng theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tại công văn 3283/LĐTBXH-NCC ngày 17/9/2012 về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng. Cũng như các đối tượng người có công khác hồ sơ giải quyết chế độ, chính sách của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ cũng tạm dừng trong thời gian chờ văn bản pháp quy hướng dẫn.
Ngày 9/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ- CP quy