Tình hình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam (Xã Vân C161628 (Trang 35)

1. Cơ sở lý luận

1.2.1Tình hình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước

Cơ sở thực tiễn để tiến hành nghiên cứu này là việc thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ qua các thời kỳ. Bên cạnh đó còn là kết quả những hoạt động mà Làng Hữu Nghị đã làm được kể từ khi đi vào hoạt động.

Đó là Pháp lệnh ưu đãi người có công 26/2005/PL-UBTVQH11ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã đưa ra những quy định chung nhất về chính sách mà các đối tượng người có công được hưởng. Trong đó có người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ. Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công trên địa bàn cả nước người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học dẫn tới khuyết tật, dị dạng đã làm hồ sơ và được hưởng ưu đãi như: được hưởng trợ cấp hàng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh, hỗ trợ mai táng phí [33]. Tuy số tiền trợ cấp hàng tháng không lớn nhưng nó thể hiện sự ghi nhận công lao, sự cống hiến của họ đối với đất nước và phần nào giảm bớt những khó khăn trong tình hình có nhiều biến động về giá cả. Theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì cho đến cuối năm 2010 cả nước mới có 17.552 trẻ nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước, 9097 em được khám chữa bệnh miễn phí, 16.705 em được cấp thẻ bảo hiểm y

29

tế miễn phí, 5.795 em được miễn giảm học phí [2]. Bên cạnh đó một số trung tâm chữa trị phục hồi chức năng và dạy nghề cho trẻ khuyết tật bị nhiễm chất độc da cam được xây dựng và đi vào hoạt động. Nhiều em nhỏ bị khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học đã được chữa trị phục hồi chức năng và học nghề và có được việc làm để tự nuôi sống bản thân. Đã có 1.464 em được hỗ trợ tìm kiếm việc làm với thu nhập ổn định, có thể trang trải cho cuộc sống hàng ngày [2]. Tuy nhiên bên cạnh đó việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ vẫn còn nhiều bất cập như: thủ tục rườm rà, thời gian giải quyết hồ sơ mất nhiều thời gian, người chăm sóc người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chưa được hỗ trợ nhiều. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học vẫn chưa được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Mặt khác lợi dụng kẽ hở của chính sách nhiều đối tượng làm giả hồ sơ để hưởng chế độ chính sách, điều này làm mất đi tính nhân văn của chế độ. Nhận thấy những bất cập của chính sách và cần phải sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế đời sống xã hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công.

Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Qua một thời gian thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã có nhiều điểm không còn phù hợp với thời điểm hiện nay. Chính vì vậy ngày 16/7/2012 Quốc Hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Với việc ban hành Pháp lệnh số 04 công tác đền ơn đáp nghĩa nói chung và chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đồng thời những quy định của Pháp lệnh 04 mở rộng

30

hơn đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước, mặt khác quy định chặt chẽ hơn về thủ tục, nhằm đúng đối tượng, đúng chính sách, để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong chính sách [34]. Thực hiện Pháp lệnh 04, các Sở Lao động- Thương binh Xã hội trên cả nước đã tiến hành rà soát, thống kê lại các đối tượng chính sách đang hưởng chính sách trên địa bàn tỉnh từ đó nắm bắt được tình hình, số lượng người có công và có báo cáo lên Cục Người có công. Đồng thời phân loại đối tượng hưởng chế độ chính sách với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo các mức được quy định. Trong thời gian chờ có Nghị định hướng dẫn việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công thì việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ, chính sách của các đối tượng người có công được tạm dừng theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tại công văn 3283/LĐTBXH-NCC ngày 17/9/2012 về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng. Cũng như các đối tượng người có công khác hồ sơ giải quyết chế độ, chính sách của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ cũng tạm dừng trong thời gian chờ văn bản pháp quy hướng dẫn.

Ngày 9/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ- CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Nghị định này đã có những quy định, hướng dẫn một cách chi tiết việc thực hiện chính sách với người có công nói chung và người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng. Tại Mục 8, Nghị định này mở rộng đối tượng được hưởng chính sách này, đồng thời có thêm những quy định mới về trợ cấp đối với thân nhân và người chăm sóc người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Nghị định 31 có hiệu lực công tác nhu nhận hồ sơ giải quyết chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ tiếp tục được thực hiện một cách đồng bộ tại các địa phương trên cả nước [10].

31

Ngoài cơ sở thực tiễn tổng thể nói trên thì cơ sở thực tiễn trực tiếp để tiến hành nghiên cứu này đó là hoạt động của của Làng Hữu Nghị Việt Nam. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được 15 năm nhưng Làng đã tiếp nhận hơn 3.500 lượt Cựu chiến binh và hơn 600 lượt con em của cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam về chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng và dạy nghề [1]. Trong suốt 15 năm qua Làng luôn căn cứ vào quân số thực tế cần bổ sung để làm công văn gửi cho các Hội cựu chiến binh các tỉnh để duy trì số lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị cho khoảng 160-170 người. Hiện nay Làng Hữu Nghị đang nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng cho 80 cựu chiến binh và 125 trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học. Hiện nay Làng thường duy trì 5 lớp giáo dục đặc biệt, các lớp từ 1 đến lớp 5 được phân loại theo trình độ nhận thức và trí tuệ. Tùy theo trình độ nhận thức của từng đối tượng, giáo viên sẽ xây dựng lên giáo trình giảng dạy sao cho phù hợp với các em nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc học của các em. Làng thường xuyên duy trì 4 lớp dạy nghề cho các em đó là: học may, học thêu, lớp làm hoa và học tin học văn phòng. Các lớp nghề thường có sỹ số từ 15-26 em. Công tác dạy nghề diễn ra thường xuyên liên tục, các cán bộ, giáo viên tích cực nghiên cứu làm mới giáo cụ trực quan, giáo trình sao cho phù hợp với nhận thức và tay nghề của các em. Sản phẩm các em làm ra được trưng bày và bán cho khách thăm quan số tiền thu được hàng tháng sẽ được trả cho các em sau khi các em tốt nghiệp và trở về sống với gia đình. Qua đó ta thấy hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề ở Làng Hữu Nghị diễn ra thường xuyên liên tục và thường xuyên cập nhật, đổi mới phương pháp điều trị, dạy học nhằm mang lại kết quả cao nhất cho các em.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam (Xã Vân C161628 (Trang 35)