1. Cơ sở lý luận
3.1.4 Về văn hóa, thể thao và giải trí
Ban giám đốc, các cán bộ, giáo viên của Làng Hữu Nghị luôn luôn cố gắng, tạo điều kiện để các em có thể tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, thể dục thể thao. Các em được tập luyện văn nghệ, hát múa một cách thường xuyên và giao lưu với các trung tâm, các trường học trên địa bàn.
105
Hàng năm vào các tết thiếu nhi 1- 6, tết trung thu các em đều được Ban giám đốc tổ chức với các hoạt động văn nghệ, rước đèn, phá cỗ và tham gia trò chơi tập thể. Mặt khác ban giám đốc Làng thường xuyên tổ chức cho các em đi thăm quan các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
Các em sống ở Làng Hữu Nghị được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi và tình trạng khuyết tật của mình. Việc tham gia tập luyện thể dục thể thao cũng là một cách tăng cường sức khỏe thể chất cho các em, giúp các em có sự dẻo dai trong vận động. Các em được tạo điều kiện tham gia các hội thi, các cuộc thi về thể dục thể thao cho người khuyết tật và nhiều em đã đạt giải cao. Đặc biệt gần đây nhất em Lê Văn Sáu tham gia giải thể thao cho người khuyết tật đã đạt 1 huy chương vàng ở cự ly chạy 100 m và 1 huy chương đồng ở cự ly 200 m. Kết quả trên là sự nghi nhận xứng đáng về sự nỗ lực của các em trong luyện tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe cũng như sự cố gắng tạo điều kiện cho các em luyện tập và tham gia các hoạt động phong trào của Ban giám đốc và cán bộ của Làng Hữu Nghị.
Tóm lại: Qua những đánh giá trên ta có thể nhận thấy những ưu điểm
và nhược điểm của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề của Làng Hữu Nghị như sau:
Nhược điểm: Hiện nay kinh phí hoạt động của Làng phụ thuộc nhiều
vào tổ chức nước ngoài chiếm tới 50%, điều này sẽ phần nào gây ảnh hưởng tới hoạt động của Làng khi kinh phí có chậm hoặc bị ngừng cấp đột ngột. Do kinh phí có hạn nên mỗi đợt tiếp nhận các em khuyết tật về Làng chữa trị, phục hồi chức năng và dạy nghề số lượng không được nhiều. Mặt khác để có thể nhận tiếp đoàn trẻ khác thì phải đợi một đoàn trẻ trước đó sống ở Làng phục hồi trở về với gia đình thi Làng mới có thể đón tiếp đoàn trẻ tiếp theo. Đời sống vật chất, bữa ăn của các em nhỏ sống taị Làng Hữu Nghị vẫn còn hạn chế bởi nguồn kinh phí chăm sóc các em có hạn tiền ăn mỗi ngày của các
106
em chỉ có 40.000 đồng/ ngày chia ra làm bốn bữa trong hoàn cảnh giá cả leo thang hiện nay thì rất khó có thể đảm bảo cho các em có được các bữa ăn thật đầy đủ dưỡng chất. Công tác tư vấn hướng nghiệp cho các em ở Làng chưa được chú trọng, các em chọn nghề theo cảm tính dẫn tới không phát huy được các thế mạnh của bản thân. Các trang thiết bị dạy nghề cho các em tuy đã được đầu tư lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu học nghề của các em, giáo trình bài giảng không được cập nhật thường xuyên, cộng với khả năng nhận thức của các em nhỏ có phần hạn chế cho nên tay nghề của các em chưa được cao và đồng đều. Các em sau khi học nghề xong chỉ một số các em có tay nghề khá được giới thiệu việc làm số này chiếm khoảng 25-30 %, còn những em khác do tay nghề còn hạn chế nên chưa xin được việc làm. Đầu ra các sản phẩm do các em nhỏ sản xuất chưa được ổn định, thu nhập của các em chưa cao.
Ưu điểm: Ngoài một số nhược điểm trên so với các mô hình khác thì
mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học của Làng Hữu Nghị có rất nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất: Tuy kinh phí cho việc chăm lo bữa ăn cho các em nhỏ tại
Làng còn hạn chế nhưng các cán bộ của Làng đã khéo léo thu xếp, cùng với việc tăng gia sản xuất đã tổ chức cho các em mỗi ngày 4 bữa ăn tuy chưa nhiều món ăn dưỡng chất nhưng đảm bảo được dinh dưỡng cho sự phát triển của các em.
Thứ hai: Đây là mô hình hỗ trợ, chăm sóc phục hồi chức năng và dạy
nghề hoàn toàn miễn phí cho các em nhỏ khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học. Các em được khám, điều trị, phục hồi chức năng bởi các bác sỹ, chuyên gia hàng đầu tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Nhờ đó sức khỏe của các em được tăng cường, tuy không thể phục hồi hoàn toàn nhưng có thể phục hồi tới 60-70% (mặc dù là í tem đạt được đến tỷ lệ này thông thường thì vào khoảng
107
30%) đây đã là một thành công lớn bởi các em ở đây đều bị khuyết tật nặng, mắc nhiều dạng bệnh tật cùng một lúc.
Thứ ba: Các em nhỏ không chỉ được chữa trị bệnh, phục hồi chức năng
mà còn được hỗ trợ về tâm lý bởi các bác sỹ tâm lý giàu kinh nghiệm, giúp các em lấy lại sự tự tin và hòa nhập cồng đồng. Đây là điều khác biệt so với mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng ở các cơ sở khác.
Thứ tư: Các cán bộ, giáo viên của Làng rất tận tâm trong việc dạy nghề
cho các em. Tuy các em khuyết tật nặng, khả năng nhận thức bị hạn chế nhưng rất ham học chính vì vậy mà sau thời gian học tập các em đều có thể làm nghề các em học một các thuần thục, các em có tay nghề cao thì được tạo điều kiện học hỏi tại các cửa hàng thời trang rồi được giới thiệu việc làm tại một số cơ sở, xí nghiệm may ở gần đó.
Như vậy ta có thể thấy mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam là một mô hình hoạt động có hiệu quả đã góp phần xoa dịu và bù đắp phần nào những thiệt thòi mà các em nhỏ phải gánh chịu do hậu quả của chiến tranh. Với sự tận tâm với nghề, hết lòng yêu thương trẻ các cán bộ, giáo viên, bác sỹ của Làng Hữu Nghị đã giúp cho nhiều em có được một sức khỏe tốt hơn, có nghề nghiệp để kiếm sống và hòa nhập cộng đồng. Đây là việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự ưu đãi của xã hội đối với nhóm đối tượng là người có công với đất nước.
3.2 Những việc cần làm để nâng cao hiệu quả của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hƣớng nghiệp dạy nghề cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu Nghị sao cho phù hợp với tình hình Hà Nội hiện nay.
Mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu Nghị hoạt động khá hiệu quả và đạt được nhiều thành tích tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Để nâng cao
108
hiệu quả của mô hình này thì Ban giám đốc Làng Hữu Nghị cần phải làm một số việc như sau:
Bổ sung và nâng cao đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ các em nhỏ khuyết tật luyện tập, phục hồi chức năng. Bởi hiện nay cán bộ của Làng còn chưa nhiều, mỗi nhân viên công tác xã hội phải phụ trác, trợ giúp nhiều em dẫn tới việc quan tâm, chăm sóc các em chưa thực sự sát sao và chi tiết.
Làng cần kêu gọi các nguồn tài trợ từ các tổ chức, các nhà hảo tâm để tăng nguồn hỗ trợ kinh phí nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và các mô hình giáo cụ trực quan phục vụ dạy và học cho trẻ. Nhất là cần phải đầu tư xây dựng giáo án, bài giảng các môn học nghề sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu, dạng tật của các em và thường xuyên cập nhật những kiến thức mới để các em có thể tiếp cận với bước đi của thời đại.
Ban giám đốc, các giáo viên cần quan tâm hơn tới việc hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề cho các em bởi hiện nay các em nhỏ ở Làng Hữu Nghị đều chọn nghề theo cảm tính, thấy thích thì đăng ký học hoặc chọn theo đám đông, thấy các bạn chọn nghề nào đó nên các em cũng chọn theo, rồi sau một thời gian thấy không thích các em lại quay ra học nghề khác gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Chính vì vậy cần tăng cường, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn nghề nghiệp cho các em trước khi các em đăng ký học nghề sao cho các em có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân, phát huy được thế mạnh và sự yêu thích của mình đối với nghề đó. Đây cũng là một việc làm góp phần làm cho công tác dạy nghề cho các em nhỏ khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học ở Làng Hữu Nghị hiệu quả hơn.
Ban giám đốc cũng như tổ dạy nghề cần quan tâm tới nhu cầu xã hội trong đào tạo nghề nhằm giúp trẻ có nghề phù hợp từ đó sẽ giúp trẻ có được việc làm không những có thu nhập còn có khả năng nâng cao thu nhập. Bởi
109
hiện nay nhiều ngành nghề đào tạo ra nhưng xã hội không có nhu cầu dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp của các nghề đó lớn. Chính vì vậy Làng cần bám sát thị trường lao động, tìm hiểu nhu cầu xã hội, xây dựng chương trình đào tạo nghề sao cho phù hợp để giúp các em có được tay nghề cao và việc làm sau khi tốt nghiệp.
Để công tác dạy nghề của Làng Hữu Nghị hoàn thiện một cách trọn vẹn thì một yếu tố cần lưu tâm đó là hoạt động sau đào tạo nghề cho trẻ. Hiện nay mới chỉ có một số lượng khiêm tốn 25-30% các em sau khi học nghề mà có tay nghề khá thì được các xí nghiệp, công ty may gần đó nhận vào làm việc và một số em trở về quê mở cửa hàng may mặc tự kiếm sống còn đa số các em vấn chưa có việc làm ổn định. Chính vì vậy Làng cần cố găng hơn nữa trong việc giới thiệu việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp lớp nghề giống như các em học ở trường Hoa Sữa hoặc hỗ trợ vốn để các em có thể mở cửa hàng tự mình kinh doanh. Bởi có một khó khăn là các em đều sinh ra và lớn lên trong các gia đình nghèo lên việc gia đình hỗ trợ vốn để các em làm ăn là rất khó, còn việc đi vay vốn ngân hàng để các em kinh doanh còn khó hơn vì các ngân hàng không tin vào khả năng hoàn trả vốn của các em.
110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận.
Mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học ở Làng Hữu Nghị được xây dựng dựa trên nền tảng triết lý lấy con người làm trung tâm. Mô hình này có hai hoạt động chính là phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề. Mỗi hoạt động lại có các giai đoạn khác nhau, các hoạt động đó tương hỗ cho nhau đã mang lại hiệu quả trong việc phục hồi chức năng và dạy nghề cho các em bị nhiễm chất độc hóa học.
Hoạt động phục hồi chức năng với ba giai đoạn khác nhau đã điều trị các bệnh do ảnh hưởng chất độc hóa học mà mắc phải cho các em. Các em nhỏ sau một thời gian được chăm sóc, chữa bệnh, phục hồi chức năng ở Làng đã được phục hồi sức khỏe, tăng cường khả năng vận động, tư duy và khả năng hòa nhập cộng đồng.
Hoạt động hướng nghiệp dạy nghề đã giúp các em có được tay nghề khá và những hiểu biết, kỹ năng cơ bản của nghề giúp các em có được một nghề trong tay để sau khi trở về với gia đình các em có thể tìm kiếm việc làm sống được bằng nghề.
Tuy còn những hạn chế nhất định song mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học ở Làng Hữu Nghị đã có nhiều kết quả được các em, thân nhân gia đình các em và các tổ chức đoàn thể ghi nhận, đánh giá cao.
2. Khuyến nghị
Ban giám đốc Làng Hữu Nghị cần chủ động và từng bước giảm bớt sự phụ thuộc kinh phí hoạt động từ Ủy ban quốc tế Làng Hữu Nghị. Bởi hiện nay 50% kinh phí hoạt động của Làng là do tổ chức này hỗ trợ. Để hoạt động chăm sóc, điều trị và dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học được hiệu quả hơn và không phải trông chờ, phụ thuộc quá lớn vào nguồn kinh phí của tổ chức nước ngoài thì Làng cần từng bước tự chủ về kinh phí hoạt động.
111
Ban lãnh đạo Làng Hữu Nghị cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác phục hồi chức năng và dạy nghề đồng thời nghiên cứu các phương pháp điều trị và dạy nghề mới sao cho đem lại hiệu quả cao hơn. Mặt khác cần đầu tư mở rộng quy mô Làng để có thể trợ giúp cho nhiều đối tượng cùng một lúc. Một việc yếu tố rất quan trọng nữa đó là Ban giám đốc Làn Hữu Nghị cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để các cán bộ, giáo viên ở Làng được tham gia các khóa đào tạo về công tác xã hội cho cán bộ ở cơ sở bảo trợ xã hội những năm gần đây Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hoặc phối hợp với các trường Đại học có đào tạo ngành Công tác xã hội mời giáo viên về giảng dạy, tập huấn cho cán bộ. Đồng thời Làng cũng cần tuyển thêm đội ngũ nhân viên công tác xã hội, đặc biệt là những người được đào tạo về công tác xã hội chuyên nghiệp, chính quy tại các trường đại học, cao đẳng để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp.
Bản thân trẻ bị nhiễm chất độc hóa học: Các em cần cố gắng chăm chỉ luyện tập để tăng cường sức khỏe đồng thời tin vào khả năng của bản thân, con người ta sinh ra không ai là vô danh cả. Đồng thời để có thể khẳng định bản thân và sống bằng khả năng của mình các em cần tích cức, chăm chỉ trong học nghề để có được tay nghề giỏi, sau khi tốt nghiệp có thể kiếm được việc làm với thu nhập ổn định.
Gia đình trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học cần quan tâm hơn nữa tới các em trong thời gian các em sống ở Làng. Các gia đình cần thường xuyên thăm hỏi, động viên các em để các em không rơi vào trạng thái bị bỏ rơi, đồng thời động viên, khích lệ và phối hợp với các y, bác sỹ điều trị bệnh cho các em sao cho hiệu quả mang lại là cao nhất.
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới nhóm đối tượng trẻ em khuyết tật là nạn nhân chất độc hóa học trong việc được hỗ trợ phục hồi chức năng và học nghề cũng như các chính sách khác cho nhóm đối tượng này. Nhà nước và các tổ chức có liên quan cần đầu tư thêm vốn để hỗ trợ mô hình hoạt động được hiệu quả hơn thông qua việc đầu tư mới các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác phục hồi chức năng và dạy nghề.
112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thành tích 15 năm hoạt động của Làng Hữu Nghị Việt Nam 2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Báo cáo số liệu trẻ em của các
địa phương năm 2010
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Luật người khuyết tật và một số