1. Cơ sở lý luận
2.2.2 Hoạt động hướng nghiệp dạy nghề
Theo Công ước quốc tế về phục hồi chức năng lao động và việc làm người khuyết tật thì mọi quốc gia thành viên phải coi mục đích của phục hồi chức năng lao động là tạo cho người khuyết tật có khả năng tìm được một việc làm phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó, nhờ đó thúc đẩy việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập của cá nhân đó vào xã hội [37]. Việt Nam là nước đi đầu trong việc phê chuẩn và thực hiện các quy định của quốc tế chính vì vậy việc dạy nghề, học nghề cho người khuyết tật ở Việt Nam đã được luật pháp quy định rõ. Bộ Luật lao động sửa đổi đã đưa ra các quy định về lao động là người khuyết tật tại Mục 4 Chương XI với 3 điều từ Điều 176 - 178. Với ba Điều từ Điều 176 – 178 Bộ Luật lao động đã đưa ra những quy định cơ bản nhất về tạo việc làm và những ưu tiên trong việc sử dụng lao
72
động là người khuyết tật [20]. Luật người khuyết tật đã dành hẳn chương IV quy định về vấn đề giáo dục cho người khuyết tật [23]. Người khuyết tật được ưu tiên trong giáo dục, thi cử, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình [23]. Chương V của Luật người khuyết tật có quy định về vấn đề việc làm cho người khuyết tật, người khuyết tật được nhà nước tạo điều kiện và đảm bảo được học nghề theo nhu cầu và khả năng. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật [23]. Ngoài ra Luật dạy nghề cũng dành hẳn chương VII quy định về dạy nghề cho người khuyết tật. Chương này đã nêu ra mục đích dạy nghề cho người khuyết tật, quy định về cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật, chính sách đối với người khuyết tật dạy nghề [22]… Có thể nói ở Việt Nam đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh quy định chính sách dạy nghề, học nghề cho người khuyết tật.
Thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước công tác dạy nghề cho người khuyết tật luôn được chú trọng đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy nghề cho trẻ khuyết tật bên cạnh hoạt động chữa trị, phục hồi chức năng, hỗ trợ tâm lý cho các em nhỏ bị khuyết tật thì Làng Hữu Nghị còn hướng nghiệp dạy nghề cho các em sau khi sức khỏe ổn định, phục hồi các chức năng vận động và khả năng nhận thức. So với các em đang sống ở Làng mà chưa tham gia học nghề thì những em học nghề có khả năng nhận thức, sức khỏe và sự khéo léo cao hơn. Bởi các em đã được điều trị bệnh, phục hồi các chức năng vận động trong một thời gian khá dài đồng thời được học văn hóa, hỗ trợ tâm lý một cách có hệ thống.
Đối tượng được học nghề tại Làng Hữu Nghị là tất cả các em bị nhiễm chất độc da cam đang sinh sống ở Làng có độ từ 12 tuổi trở lên. Việc học nghề dựa trên tinh thần tự nguyện của các em. Khi đến tuổi được học nghề
73
các em có thể đăng ký nghề mà mình yêu thích. Những em không bị khuyết tật chân tay thường chọn học nghề may, các em khuyết tật ở chân thì thường chọn học thêu và làm hoa. Còn lớp tin học văn phòng thường là các em có nhận thức khá, thông minh, nhanh nhạy. Một điểu khá hay là các em có thể đăng ký học nhiều nghề cùng lúc miễn là phải đảm bảo thời gian học, lịch học không trùng nhau và đủ sức khỏe để theo học. Khi học nghề tại đây các sản phẩm mà các em làm ra hoàn chỉnh, sàn phẩm này sẽ được bán và cuối tháng các em sẽ được thanh toán tiền công làm ra sản phẩm.
Hiện tại Làng Hữu Nghị đang triển khai hướng nghiệp và dạy các nghề như: thêu, may, làm hoa lụa, tin học văn phòng. Mỗi nghề sẽ được tổ chức thành một lớp với số học sinh là khoảng 20-25 em. Với các lớp học như thế này các giáo viên dạy nghề họ ngoài việc là giáo viên truyền đạt kiến thức nghề cho các em họ còn đảm nhiệm thêm vai trò là những nhân viên công tác xã hội ở cơ sở bảo trợ xã hội. Với vai trò đảm nhận thêm các cô giáo ngoài công việc chuyên môn được phân công còn thể hiện mình là: người tạo khả năng, người hòa giải, người điều phối, hợp nhất, người quản lý, người giáo dục, người lượng giá, người tạo điều kiện thuận lợi.
Với vai trò là người quản lý các giáo viên chủ nhiệm sẽ chia mỗi lớp chia thành nhiều tổ khác nhau việc phân chia các thành viên trong lớp vào tổ nào là phụ thuộc vào khả năng trình độ tay nghề, tiếp thu của em đó. Các thành viên của mỗi tổ thường có trình độ nhận thức và tay nghề tương đồng với nhau. Sở dĩ chia ra thành các tổ khác nhau để tiện quản lý và có hình thức giảng dạy cho phù hợp với trình độ của các em, giúp các em phát huy thế mạnh của mình đồng thời giúp các em có hứng thú trong khi học khi học với các bạn có cùng trình độ nhận thức và tay nghề, giúp các em tránh cảm giác thua kém các bạn khác dẫn tới mặc cảm, tự ti.
Cùng một lúc phải đảm nhiệm cả vai trò người quản lý và người giáo dục đây là những vai trò quan trọng đòi hỏi các giáo viên phải hết sức tận tâm
74
và cố gắng. Với vai trò người quản lý các giáo viên phải lên kế hoạch giảng dạy, nội dung giảng dạy cho các em sao cho hợp lý. Do các em đều bị khuyết tật khả năng nhận thức và hiểu biết có phần hạn chế nên các nhân viên công tác xã hội ở Làng phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng giáo trình bài giảng cho các em. Nội dung học nghề của các em bị nhiễm chất độc hóa học sống tại Làng Hữu Nghị là: trước tiên các em sẽ được học lý thuyết, học cách tự chăm sóc bảo vệ bản thân, phòng tránh tai nạn lao động, các em được học các thao tác kỹ thuật của từng nghề từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp.
Với vai trò là người quản lý giáo viên dạy nghề ở Làng tiến hành phân chia tổ cho các em ở các lớp nghề. Hình thức phân chia tổ trong các lớp được các nhân viên công tác xã hội tổ chức như sau: tổ 1 là các em đã học nghề lâu lăm có trình độ tay nghề cao, có thể thực hiện những sản phẩm có kỹ thuật cao, hoàn chỉnh. Tổ 2 là các em mới học nghề nhưng đã có khả năng thực hiện những sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ đơn giản. Tổ 3 là các em mới học nghề hoặc học nghề lâu năm nhưng chưa có kỹ năng thành thạo do khả năng nhận của các em có nhiều hạn chế. Để có thể bố trí lớp học thành các tổ như vậy trước khi các em nhỏ bước vào học nghề các giáo viên đã giành một khoảng thời gian khá dài trước đó tìm hiểu về hoàn cảnh, tình trạng chữa trị bệnh, dạng tật, khả năng nhận thức và sở thích của các em. Trên cơ sở đó khi các em tham gia đăng ký học nghề các giáo viên sẽ bố trí lớp học và tổ để các em tham gia.
Các em học nghề ở Làng Hữu Nghị là hoàn toàn miễn phí. Làng không thu của các em bất cứ một khoảng phí nào ngược lại hàng tháng các em được thanh toán tiền công bán sản phẩm.
Thời gian học nghề tại Làng của các em phụ thuộc vào khả năng nhận thức, tiếp thu và tay nghề của bản thân các em. Thông thường thời gian học
75
nghề là 6 tháng nhưng nhiều trường hợp do các em có nhận thức kém, khả năng tiếp thu hạn chế nên thời gian học có thể kéo dài hơn.
Ở lớp thêu: Phụ trách lớp nghề thêu là cô giáo chủ nhiệm N.T.L. Với
vai trò là người quản lý lớp thêu cô giáo L tiến hành bố trí lớp học như các lớp nghề khác, lớp thêu cũng được tổ chức thành 3 tổ khác nhau với trình độ tay nghề của các em khác nhau. Với sự tâm huyết nghề và tinh thần trách nhiệm của một nhân viên công tác xã hội cô giáo L luôn theo sát lớp nghề mà mình phụ trách chính vì vậy cô am hiểu khả năng của từng em trong lớp học để bố trí một cách hợp lý nhất. Tổ 1 là những em có trình độ tay nghề khá cao, các em có thể tự hoàn thiện những sản phẩm khó và đẹp đòi hỏi kỹ thuật cao. Các em ở tổ 1 thường là các em đã học nghề được một thời gian dài, có trình độ tay nghề cao, khuyết tật ở mức độ nhẹ, không bị khuyết tật về trí tuệ, có khả năng nhận thức và tiếp thu khá tốt. Tổ 2 là những em đã học nghề được một thời gian, đã qua trình độ sơ cấp và có thể làm hoàn thiện được những sản phẩm thêu ở trình độ bình thường, chưa tới cấp độ khó. Tổ 3 là các em mới học nghề và những em do khả năng nhận thức, tiếp thu hạn chế mặc dù học nghề đã lâu mà tay nghề vẫn còn thấp.
Với vai trò là người giáo dục và tạo khả năng cô giáo L sẽ hướng dẫn các em ở tổ 3 vừa chuyển từ giai đoạn phục hồi chức năng bước sang học nghề trước tiên là kiến thức tự chăm sóc bản thân, phòng tránh tai nạn thương tích. Với hai vai trò giáo dục và tạo khả năng cô giáo L đã giúp các em có được những kiến thức căn bản để có thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân. Đây là việc rất quan trọng giúp các em trưởng thành hơn có thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân tránh việc trông chờ vào sự chăm sóc, bảo vệ của những người xung quanh. Sau đó các cô giáo với vai trò chính là người giáo dục sẽ dạy các em chủ yếu học lý thuyết và các kỹ thuật thêu cơ bản nhất của nghề thêu. Các em học nghề thêu sẽ được hướng dẫn chỉ bảo những kiến thức từ cơ bản nhất đến g cao của nghề như: tư thế ngồi, cách nối chỉ, cách cầm kịm, cách xâu
76
chỉ, cách phối màu, cách thêu đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Học thêu giúp các em thể hiện khả năng khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện tính kiên trì khi tiền hành làm một sản phẩm từ lúc nêu ý tưởng, căng khung đến các bước thêu khác nhau.
Cô giáo chủ nhiệm lớp là người sẽ chuẩn bị nội dung các bài học đồng thời cô cũng là người tìm hiểu các mẫu thêu mới sao cho phù hợp với trình độ của các em rồi chính cô là người mua nguyên liệu như mẫu thêu, chỉ thêu cho các em. Ngoài ra với vai trò là người môi giới cô còn giới thiệu các sản phẩm các em làm ra với khách tới thăm Làng và với một số cửa hàng gần đó bán các sản phẩm các em làm ra. Cô còn lên danh sách sản phẩm các em làm và bán được để từ đó cuối tháng thanh toán tiền bán sản phẩm cho các em, giúp các em có thêm một khoản thu nhập tuy rất nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa động viên và ghi nhận khả năng của các em.
(Các em lớp thêu trong giờ thực hành)
“Cô giáo L là người rất tâm huyết với nghề, cô ấy rất tận tâm với các
77
trong lớp. Chính nhờ có cô ấy mà nhiều em đã có được một cái nghề trong tay để có thể tự nuôi sống bản thân minh”
(PVS Nam, 53 tuổi, PGĐ Làng Hữu Nghị) Không chỉ có đảm nhiệm vai trò người quản lý và giáo dục cô giáo L còn đảm nhiệm vai trò người điều phối, hòa giải khi cô giáo thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể để tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp. Các em đang trong độ tuổi vui chơi lên trong các hoạt động vui chơi tập thể không tránh khỏi sự tranh cãi lúc này cô sẽ là người hòa giải các mâu thuẩn mà các em gặp phải.
Lớp may công nghiệp: Phụ trách lớp may công nghiệp là cô giáo
N.H.H. Với vai trò là người quản lý, người giáo dục của một nhân viên công tác xã hội cô H luôn gần gũi, quan tâm tới tường em trong lớp học của mình. Là người quản lý cô tổ chức lớp học thành 2 tổ là tổ 1 và tổ 2. Với sự gần gũi, hiểu khả năng, trình độ của học trò cô bố trí tổ 1 là những em học nghề đã lâu có tay nghề cứng và chuyên cắt và máy hoàn thiện sản phẩm như: cắt và may áo, quần người lớn, trẻ em. Mặt khác cô bố trí tổ 2 là những em mới học nghề trình độ tay nghề còn yếu bởi mới học các thao tác kỹ thuật cơ bản của nghề may như: cách sử dụng máy may công nghiệp, cách vệ sinh máy, cách may gấu, may cổ áo và phụ việc cho những em ở tổ 1.
“Dạy nghề cho các em khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, bở
các em vốn mang trên mình nhiều dạng tật, chức năng vận động của các em không được nhanh nhẹn như các bạn bình thường. Mặt khác trình độ văn hóa và nhận thức của các em có nhiều hạn chế cho nên thời gian học của các em thường kéo dài hơn nhiều so với người bình thường”
(PVS, Nữ, tuổi 43, giáo viên dạy nghề) Là một nhân viên công tác xã hội một lúc phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau nhưng cô giáo H luôn cố gắng hoàn thành các vai trò được mong đợi đó. Với vai trò người tạo điều kiện cô thường xuyên phải chuẩn bị những
78
vật dụng cần thiết phục vụ việc cắt may như: kim, chỉ, phấn vẽ, bìa, vài… Để tạo điều kiện cho các em có thể nâng cáo tay nghề và theo kịp xu hướng thời trang cô H thường xuyên cập nhật các mẫu thời trang mới, các cách may cắt mới rồi biên soạn lại làm tài liệu giảng dạy cho các em.
Với vai trò chính là người giáo dục của một giáo viên dạy nghề cô luôn tận tâm với việc dạy học. Do khả năng nhận thức, tiếp thu của từng em rất khác nhau nên các cô giáo luôn luôn củng cố kiến thức, kèm tận tay từng em, hướng dẫn các em từ đường kim mũi chỉ cho đến các cách cắt vải, cách may để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất nội dung bài học. Một số em học nghề may công nghiệp bị khiếm thính nên các cô giáo với mong muốn dạy các em được hiệu quả đã học thêm ngôn ngữ ký hiệu vừa học vừa dạy các em rồi viết lại tài liệu dạy học dưới dạng ngôn ngữ ký hiệu để việc dạy và học thực sự hiệu quả.
Với vai trò là người quản lý, người giáo dục và người tạo điều kiện cô giáo luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể học tập một cách hiệu quả nhất. Trên cương vị là người quản lý trực tiếp để các em có cơ hội học hỏi thực tế thì lớp may thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa cho các em tham quan các cơ sở may trên địa bàn, giao lưu với các trung tâm dạy nghề nhân đạo khác mà có dạy may công nghiệp. Từ đó các em có cơ hội gặp gỡ với bạn bè cùng hoàn cảnh, kết bạn, chia sẻ, trao đổi kỹ năng nghề nghiệp, học hỏi các kỹ thuật cắt, may khó từ những người đi trước đã qua quá trình học nghề có việc làm và thu nhập ổn định. Điều này giúp các em có thêm niềm tin và nghị lực vào bản thân trong quá trình học nghề hướng tới