Về giáo dục, dạy nghề

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam (Xã Vân C161628 (Trang 108)

1. Cơ sở lý luận

3.1.3Về giáo dục, dạy nghề

Làng Hữu Nghị luôn quan tâm tới vấn đề giáo dục cho các em nhỏ khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học đang sống ở Làng. Đối với những em nhỏ chưa học hết cấp tiểu học Làng đã tổ chức hai lớp học để dạy học phổ cập tiểu học cho các em. Làng đã tổ chức được một số lớp giáo dục đặc biệt dạy

102

ngôn ngữ ký hiệu cho các em khiếm thính và lớp học chữ nổi cho các em khiếm thị. Đối với những em có khả năng nhận thức, có khả năng học tập ở các cấp cao hơn thì Làng đã gửi các em theo học tại các trường phổ thông ngoài Làng trên ở địa bàn gần đó.Hiện tại có 10 cháu đang theo học từ lớp 1 đến lớp 8. Năm 2012 có 1 em thi đỗ vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 1 em thi đỗ vào trường Cao đẳng Công nghiệp, 1 em thi đỗ vào trường Trung cấp Y Nghệ An, 1em hoàn thành khóa học lập trình viên quốc tế ở Trung tâm Aptech - Đại học Bách khoa Hà Nội và đang làm trợ giảng ở lớp tin học văn phòng. Số em trở về đa phần tự phục vụ được bản thân giúp gia đình được các công việc lặt vặt trong nhà, nhiều cháu đã và đang làm việc ở một số cơ sở may, thêu, làm hoa lụa tự nuôi sống được bản thân. Điều quan trọng là các trẻ tin vào bản thân, khả năng của mình và có khả năng hòa nhập với cộng đồng, xóa đi những mặc cảm làm dịu đi nỗi đau da cam.

Việc giúp các em tự tin vào bản thân và khả năng của mình chỉ có thể thành hiện thực khi mà các em có được nghề nghiệp, có thu nhập ổn định tự nuôi sống bản thân. Chính vì vậy để giúp các em có thể tự kiếm sống bằng khả năng của mình Làng Hữu Nghị đã tổ chức dạy nghề cho các em. Các thầy, cô ở Làng Hữu Nghị với vai trò là nhân viên công tác xã hội tư vấn học nghề phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng. Các em được học nghề hoàn toàn miễn phí, nếu đủ khả năng và thời gian học không bị trùng lặp giữa các lớp học thì các em có thể cùng lúc theo học hai nghề cùng một lúc.

Làng đã tiến hành tổ chức dạy nghề cho các em ngay từ khi mới đi vào hoạt động. Ban đầu do cơ sở vật chất, cán bộ, giáo viên còn hạn chế nên nàng chỉ có lớp thêu, sau đó được sự hỗ trợ của Trung ương Hội cựu chiến binh, sự giúp đỡ của các nhà tài trợ Làng lần lượt mở thêm các lớp học làm hoa lụa, học may công nghiệp và gần đây nhất nhằm giúp các em có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin Làng đã mở thêm lớp tin học văn phòng. Các cán bộ, giáo viên của Làng không ngừng tìm tòi, cải tiến nội dung và phương pháp

103

dạy học nhờ vậy mà đã thời gian học nghề của các em học may đã giảm từ 6 tháng xuống 5 tháng với lượng kiến thức không đổi đa số các em đã thành thạo các kỹ thuật may. Nhiều em sau khi học xong lớp may được gửi đi học việc học hỏi kinh nghiệm ở các tiệm may gần đó khi trở về với gia đình đã tự mở được cửa hàng cắt may tạo thu nhập nuôi sống bản thân và đóng góp thêm vào kinh tế của gia đình. Một số em khác khi về quê do điều kiện gia đình không thể mở cửa hiệu may đã xin làm công nhân may ở các xí nghiệp may mặc với thu nhập ổn định, đủ sống. Nhiều công ty xí nghiệp may đánh giá cao tay nghề và khả năng làm việc của các em là không thua so với những người bình thường.

“Bọn trẻ ở Làng tuy khuyết tật nhưng sau thời gian học nghề nhờ sự chỉ

dạy tận tình của các cô giáo cùng với sự chịu khó rèn luyện mà đã có được có một cái nghề trong tay. Cách đây một tuần có một em về thăm Làng đấy cháu. Bác thấy em nó kể là bây giờ làm cho một công ty may với mức lương 3,5 triệu/ tháng đấy cháu. Với mức lương đó nó đã tự nuôi sống được bản thân còn tích cóp được một ít tiền để chuẩn bị cưới vợ đấy cháu. Bác mừng cho tụi nhỏ lắm cháu ạ, được học nghề, có việc làm chúng sẽ tự tin hơn về bản thân và yêu cuộc sống này hơn”

(PVS, Nam, 68 tuổi, cựu chiến binh) Các em học nghề thêu nhờ quá trình học tập, rèn luyện ở Làng trong một thời gian tương đối dài mà kỹ thuật thêu của các em rất tinh xảo, cùng với việc cô giáo phụ trách lớp thêu liên tục cập nhật các mẫu thêu phức tạp đòi hỏi người thêu có trình độ cao mà những sản phẩm thêu do các em làm ra luôn được khách hàng đón nhận, mua nhiều hơn. Các em sau khi trở về với gia đình đều có thể tự hành nghề và bỏ mối hàng cho các cửa hàng bán tranh thêu, hoặc thêu áo quần cho các cửa hàng quần áo.

Các em học làm hoa lụa nhờ sự khéo léo, tỷ mỷ mà đã tạo ra những sản phẩm sống động, rực rỡ như hoa thật, sản phẩm của các em làm ra tới đâu đều

104

được tiêu thụ hết đến đó. Nhờ vậy mà sau một thời gian thành thạo nghề các em trở về với gia đình có thể tự sản xuất và bán sản phẩm của mình.

“Con gái cô tưởng không biết làm gì ai mà ngờ được các cô giáo ở

Làng Hữu Nghị đã dạy cho nó biết thêu cháu ạ. Những bức tranh em nó thêu đẹp lắm cháu ạ. Cô đang tính sau khi em nó hoàn thành khóa học thêu ở đây sẽ mở cho nó một cửa hàng bán tranh thêu do em nó làm ra. Nhà cô ở thị trấn, cô thấy chưa có cửa hàng bán tranh thêu nào nên cô hi vọng tranh của em nó bán sẽ đắt hàng cháu ạ”

(PVS, Nữ 52 tuổi, phụ huynh học sinh) Các em học lớp tin học văn phòng đã có thể soạn thảo văn bản thành thạo, kể từ khi mở lớp tới giờ đã có khoảng 20 em được cấp chứng chỉ tin học văn phòng. Đã có một số em sau khi kết thúc khóa học tin học văn phòng ở Làng nhờ có kết quả tốt và khả năng tiếp thu nhanh nhạy, thông minh mà đã được gửi đi học lập trình viên ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Một số em đã có thể kiếm sống bằng việc soạn thảo văn bản, đánh máy thuê… với thu nhập tạm ổn. Một em sau thời gian học tập ở Trung tâm Aptech- Đại học Bách khoa Hà Nội đã trở về giúp đỡ các em khác có cùng hoàn cảnh với mình bằng việc làm trợ giảng cho cô giáo dạy bảo các em.

“Em Q sau khi học tin học văn phòng ở Làng đã xin được việc đánh

máy thuê ở một hàng photocopy ở gần nhà với mức thu nhập 1.800.000đồng/ tháng đấy em ạ. Tuy mức thu nhập chưa phải là cao nhưng với các em ấy đó là cả một sự cố gắng nỗ lực rất lớn đấy em ạ.”

(PVS, Nữ, 32 tuổi, giáo viên dạy nghề)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam (Xã Vân C161628 (Trang 108)