Xác định mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại ôtô quốc tế (Trang 44)

- Hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực

2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực hàng năm, Công ty cổ phần đầu tư thương mại ôtô quốc tế đưa ra mục tiêu của công tác đào tạo nguồn nhân lực hàng năm đó là nhằm:

- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, các kỹ năng thực hiện công việc, khả năng tổ chức quản lý cho người lao động để họ có thể thực hiện hiệu quả công việc của mình.

- Nhằm giúp người lao động có thể nắm bắt được những xu hướng phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi tham gia đào tạo, từ đó giúp họ có thể áp dụng những kiến thức thu được vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhằm làm cho những người lao động có thể nắm bắt và ứng dụng kịp thời vào công việc với sự thay đổi của công nghệ sản xuất trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể của công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty với người lao động đó là:

- Với đội ngũ cán bộ quản lý thì:

+ Bồi dưỡng và nâng cao các kiến thức về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ,... Qua đó đảm bảo cho những cán bộ này có đủ khả năng quản lý, các năng lực, phẩm chất cần thiết của một nhà quản lý để có thể điều hành tốt các hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty.

+ Đảm bảo cho đội ngũ lao động quản lý của Công ty có đầy đủ năng lực và phẩm chất chính trị.

- Còn đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật thì:

+ Sau khi tham gia học tập thì người lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức, kỹ năng thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ được giao.

+ Phải có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong công việc, đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu của công việc với trình độ chuyên môn của người lao động; phải có trình độ lành nghề cao và có khả năng sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại.

+ Phải có tác phong công nghiệp, thực hiện đúng những quy định của Công ty về bảo hộ an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường làm việc, kỷ luật lao động,...

2.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Trong hoạt động lựa chọn đối tượng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty thì được xác định dựa trên nhu cầu đào tạo của Công ty và sự phù hợp với mục tiêu của công tác đào tạo. Công ty cổ phần đầu tư thương mại ôtô quốc tế đã dựa trên nhiều tiêu chí để lựa chọn ra các đối tượng phù hợp cho công tác đào tạo của Công ty như:

Đối với các khóa học về công tác bảo hộ an toàn lao động hay công tác vệ sinh môi trường sản xuất hay công tác an toàn phòng chống cháy nổ,... thì đối tượng được lựa chọn tham gia hoạt động đào tạo là toàn bộ các cán bộ công nhân viên của Công ty. Qua đó nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người lao động và doanh nghiệp trong quá trình lao động và sản xuất, phòng tránh những rủi ro, tai nạn đáng tiếc xảy ra, gián tiếp giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí không đáng có. Dó đó đây là một yêu cầu bắt buộc nên toàn bộ lao động trong Công ty đều được tham gia đào tạo qua khóa học này.

Còn đối với các khóa học để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng công việc thì Công ty thường ưu tiên chọn những cán bộ công nhân viên đang làm việc tại những vị trí chính và quan trọng của Công ty để cử đi học tập. Những người lao động này phải thỏa mãn những yêu cầu như: phải ký hợp đồng lao động dài hạn với Công ty (để đảm bảo sự gắn bó với Công ty trong thời gian dài); có định hướng phát triển bản thân, nghề nghiệp; có tâm huyết muốn phát triển Công ty, ...

Ngoài ra, hàng năm, để phù hợp với sự mở rộng quy mô của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì Công ty còn tổ chức đào tạo cho các cán bộ là nhân viên mới được tuyển dụng của Công ty. Qua khóa đào tạo này, các nhân viên mới sẽ nhanh chóng hòa nhịp với tiến độ làm việc của Công ty và sớm nắm bắt được công việc, nhiệm vụ được giao.

Qua các tiêu chí lựa chọn đối tượng tham gia công tác đào tạo ở trên thì có thể thấy những người lao động được Công ty cử tham gia công tác đào tạo chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Công ty hàng năm.

2.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

● Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực

Khi xây dựng chương trình đào tạo thì cần chú ý đó là các chương trình đào tạo này phải bao gồm được những môn học, những bài giảng mà thông qua đó phải thể hiện được những kiến thức và kỹ năng mà người lao động tiếp thu được sau mỗi khóa học. Theo đó, các chương trình đào tạo tại Công ty đã được xây dựng khá hợp lý, có đầy đủ về đối tượng tham gia, kiến thức và kỹ năng cần được đào tạo, thời gian đào tạo trong bao lâu,... Mặc dù Công ty có khá nhiều chương trình đào tạo dành cho các đối tượng khác nhau như: chương trình đào tạo cho toàn bộ lao động về công tác an toàn, bảo hộ trong lao động, nội quy lao động; chương trình đào tạo các kỹ năng hành chính, văn phòng cho các nhân viên,... nhưng các

chương trình đó cũng đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Cụ thể, các chương trình đào tạo của Công ty thực hiện năm 2011 được thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.5: Nội dung các chương trình đào tạo nguồn nhân lực lao động của Công ty

STT Chỉ tiêu Hình thức

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Người được đào tạo Thời gian đào tạo Người được đào tạo Thời gian đào tạo Người được đào tạo Thời gian đào tạo 1 Công tác an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường Đào tạo tại nơi làm việc

36 1 ngày 52 1 ngày 62 1 ngày

2

Nâng cao nghiệp vụ

kế toán

Cử đi

đào tạo 1 1 tuần 2 5 ngày 3 1 tuần

3 Nâng cao nghiệp vụ kế tóan thuế Cử đi

đào tạo 1 1 tuần 1 1 tuần 1 2 tuần

4 Tiếng anh giao tiếp, thương mại Cử đi đào tạo 2 3 tháng 4 2 tháng 5 2 tháng

5 Tin học văn phòng Đào tạo tại nơi làm việc

1 2 tuần 3 1 tuần 4 2 tuần

6

Nghiệp vụ văn thư

lưu trữ

Cử đi

đào tạo 0 0 1 1 ngày 1 2 ngày

7 Quản lý lương thưởng và các chế độ khác Cử đi

đào tạo 0 0 1 2 ngày 1 1 ngày

8 Đào tạo cơ bản cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật mới Đào tạo tại nơi làm việc 10 3 tháng 17 2 tháng 15 2 tháng

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại ôtô quốc tế - Năm 2009,2010,2011)

Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy Công ty đã chú trọng vào công tác đào tạo với các chương trình dành cho cả khối kinh tế và kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng tay nghề, trình độ chuyên môn và đào tạo những kỹ năng

cơ bản cho người lao động. Tùy từng mức độ phức tạp của công việc, yêu cầu về nội dung của chương trình học mà thời gian đào tạo cho người lao động có thể dài ngắn khác nhau. Có thể thấy rằng nội dung chương trình đào tạo của Công ty đã được quy định khá cụ thể. Trong quá trình xây dựng các chương trình đào tạo Công ty đã dựa vào những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của người lao động thông qua bản mô tả công việc và những kỹ năng mà họ đã có để xây dựng nên nội dung chương trình đào tạo trên.

● Lựa chọn phương pháp đào tạo

Các phương pháp đào tạo mà Công ty hiện đang sử dụng cũng khá linh hoạt. Tùy từng đối tượng tham gia và nội dung của chương trình đào tạo mà Công ty sử dụng các phương pháp khác nhau: Công ty sử dụng hình thức đào tạo là đào tạo tại nơi làm việc cho những người lao động ở những chương trình đào tạo mà giáo viên dạy chính là cán bộ công nhân viên của Công ty. Ở hình thức này, Công ty sử dụng chủ yếu hai phương pháp đào tạo, đó là: phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn và phương pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp chỉ bảo. Đối với hình thức cử đi học thì thường là phương pháp cử đi học ở các trường chính quy và các cuộc hội thảo, hội nghị. Cụ thể như sau:

- Đối với phương pháp chỉ dẫn trong công việc: phương pháp này được Công ty áp dụng chủ yếu với những người lao động mới vào Công ty. Họ được những người lao động có kinh nghiệm hướng dẫn cách thực hiện công việc và làm quen với hệ thống làm việc, thiết bị của Công ty. Phương pháp đào tạo này được Công ty áp dụng nhiều trong quá trình kinh doanh vì Công ty luôn mở rộng quy mô kinh doanh, tuyển thêm nhiều lao động mới để đáp ứng yêu cầu đó.

- Đối với phương pháp kèm cặp và chỉ bảo thì được dùng trong Công ty để đào tạo chủ yếu là những lao động quản lý, lao động chuyên môn. Với những cán bộ chuyên môn mới thì được người lãnh đạo trực tiếp như các trưởng phòng ban

chức năng hay trưởng các bộ phận giám sát và hướng dẫn giúp họ làm quen với công việc nhanh hơn.

- Đối với phương pháp cử đi học ở các trường lớp chính quy: Công ty thường áp dụng phương pháp này đối với những người lao động làm công tác quản lý, phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù trong Công ty hay đối với những nhân viên muốn hoặc cần được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra của Công ty.

- Đối với phương pháp đào tạo thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị: Công ty thường áp dụng phương pháp này cho những cán bộ nguồn, giữ vai trò và vị trí quan trọng trong công việc.

2.2.5. Dự tính chi phí đào tạo

Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty chủ yếu được lấy từ nguồn lợi nhuận của Công ty. Do đó, có thể nói, mối quan hệ giữa công tác đào tạo nguồn nhân lực và hiệu quả kinh doanh của Công ty là mối quan hệ qua lại, phụ thuộc, có ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, chỉ khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lợi nhuận thì công tác đào tạo mới có kinh phí để thực hiện. Hàng năm, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty được dự tính dựa trên kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm của Công ty. Theo đó, phòng Tổ chức hành chính sẽ tập hợp kế hoạch đào tạo hàng năm của các bộ phận, đơn vị trực thuộc rồi sau đó dự tính số người học, lựa chọn hình thức đào tạo và giáo viên tham gia giảng dạy,… từ đó lên dự toán về kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Riêng đối với những khóa đào tạo cho người lao động dưới hình thức đào tạo là đào tạo tại nơi làm việc của doanh nghiệp và giảng viên chính là các cán bộ giỏi, có kinh nghiệm,… đang làm việc tại Công ty thì Công ty sẽ trả tiền giảng dạy cho giáo viên kiêm nhiệm theo các quy định của Công ty và các khoản chi phí phát sinh khác: chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ giảng dạy, … Ví dụ như:

ngoài việc người lao động tham gia giảng dạy được hưởng lương và các chế độ như khi đang thực hiện nhiệm vụ của mình thì người đó còn được hưởng thêm một khoản bồi dưỡng từ việc giảng dạy,…

Còn đối với những cán bộ công nhân viên được đào tạo dưới hình thức là cử đi học ở các trường lớp chính quy hay các trung tâm giáo dục hay các cuộc hội thảo, hội nghị thì tùy từng mức độ quan trọng, vị trí hay chức vụ công việc mà người lao động đó đang làm việc thì Công ty sẽ hỗ trợ cho mỗi học viên một khoản tiền hay sẽ chịu toàn bộ tiền học phí khi người đó tham gia học tập. Ngoài ra, Công ty cũng tạo những điều kiện linh hoạt về thời gian, hỗ trợ một phần về vật chất,… để cho người lao động được thuận lợi hơn trong việc học tập của mình.

2.2.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Với hai hình thức đào tạo là đào tạo tại chỗ và cử đi học nên giáo viên thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư thương mại ôtô quốc tế bao gồm cả giáo viên thuộc bên trong và bên ngoài Công ty. Cụ thể như sau:

Đối với những giáo viên thuộc bên trong Công ty thì Công ty chủ yếu lựa chọn những người lao động là các cán bộ quản lý của Công ty như là: các phó tổng giám đốc, trưởng hoặc phó các phòng ban chức năng có kinh nghiệm lâu năm trong công việc đó.

Còn đối với những giáo viên đến từ bên ngoài Công ty thì sẽ do các trường, các trung tâm, tổ chức giáo dục mà người lao động đó theo học sắp xếp và bố trí giảng dạy. Sự sắp xếp đó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi tổ chức, trung tâm giáo dục đó.

Theo đó, tùy vào từng phương pháp đào tạo mà Công ty sử dụng để giảng dạy cho người lao động mà Công ty sẽ xác định giáo viên thực hiện công tác giảng dạy là giáo viên thuộc bên trong hay từ bên ngoài Công ty. Thường thì khi cần củng cố lại các kiến thức hay kỹ năng thực hiện công việc của cán bộ công nhân

viên hay giúp người lao động mới làm quen với công việc thì Công ty sẽ sử dụng giáo viên thuộc bên trong Công ty. Còn nếu muốn cung cấp cho người lao động những kiến thức mới hay nâng cao trình độ tay nghề một cách có hệ thống thì Công ty có xu hướng là sử dụng giáo viên từ bên ngoài Công ty.

Sau khi xác định được nhu cầu cần được đào tạo thì phòng Tổ chức hành chính sẽ kết hợp với các phòng ban, bộ phận cơ sở, đơn vị trực thuộc khác trong Công ty để lên danh sách những người lao động nào sẽ là giáo viên kiêm nhiệm để tham gia giảng dạy theo kế hoạch. Các giáo viên tham gia vào công tác đào tạo người lao động được Công ty giao cho một số quyền hạn và nhiệm vụ như:

- Phải có trách nhiệm biên soạn nội dung, lên đề cương bài giảng của các chương trình đào tạo dành cho học viên và phải dựa trên cơ sở nội dung và mục tiêu của khóa đào tạo để thực hiện.

- Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo cho mỗi học viên sau mỗi khóa học mà người lao động tham gia.

- Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên kiêm nhiệm này sẽ được hưởng các quyền lợi như khi đang làm việc. Đồng thời những giáo viên đó sẽ có thêm các khoản phụ cấp từ việc tham gia giảng dạy.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại ôtô quốc tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w