Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty

Một phần của tài liệu Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty - Phan Thiết (Trang 62)

lượng nước sông Cà Ty

Bảng 4.6: Phản ứng của người dân đối với các mức giá đề xuất Mức giá (VNĐ) Số phiếu Số câu trả lời "Không" Số câu trả lời "Đồng ý" Tỷ lệ trả lời "Đồng ý" (%) 100,000 45 8 37 82.2% 200,000 42 12 30 71.4% 300,000 40 17 23 57.5% 400,000 42 23 19 45.2% Tổng 169 60 109 64.5%

Hình 4.4: Số người trả lời “đồng ý” trong mỗi mức giá

Với mỗi mức giá đề xuất thì số người đồng ý luôn nhiều hơn số người trả lời “Không” và tỷ lệ người sẵn lòng trả tỷ lệ nghịch với số tiền đóng góp, tức là khi số tiến càng lớn thì số người trả lời “Có” sẽ giảm dần, cụ thể từ 82.2% ở mức 100,000 xuống

còn 45.2% ở mức 400,000 và tỷ lệ sẵn lòng trả trung bình cho cả bốn mức giá là 64.5% (109/169 người).

Dù đồng ý hay không đồng ý trả tiền thì người được hỏi cũng đã nêu ra những yếu tố tác động đến quyết định của họ. Trong bảng 4.7, các lý do được trả lời nhiều nhất là vì lợi ích chung của xã hội (38%), muốn sông Cà Ty trong xanh thoáng mát hơn (21.2%) và 16.3% cho rằng hai dự án trong kịch bản là cần thiết và hợp lý. Một số nguyên nhân khác được đề cập đến: muốn có không gian để vui chơi giải trí, phát triển du lịch, để lại cho con cháu sau này, làm đẹp cho thành phố và có lợi cho bản thân và gia đình, họ có đủ khả năng đóng góp và vì trách nhiệm công dân, nếu môi trường ô nhiễm làm phát sinh dịch bệnh thì tiền đi bệnh viện còn nhiều hơn mức đóng góp…

Bảng 4.7: Lý do đồng ý trả tiền cho dự án Lý do đồng ý đóng góp Số câu trả lời

(n = 184)

Tôi nghĩ hai dự án đó rất cần thiết. 30 16.3%

Tôi có đủ khả năng đóng góp. 13 7.1%

Nhà tôi xả thải ra sông nên phải đóng

góp là đương nhiên. 1 0.5%

Tôi/Nhà tôi sẽ có nhiều lợi ích khi con

sông được cải thiện. 21 11.4%

Tôi muốn sông Cà Ty trong xanh,

thoáng mát hơn. 39 21.2%

Vì lợi ích chung của xã hội. 70 38.0%

Lý do khác 10 5.4%

Trong khi có 32.6% ý kiến cho rằng sông Cà Ty ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt (hình 4.1) và 42% người được hỏi khẳng định nước thải nhà họ đổ ra sông Cà Ty, nhưng chỉ có 1/184 ý kiến về việc gia đình họ xả thải ra sông là một trong những lý do họ sẵn lòng trả tiền khi được hỏi. Điều này nói lên một thực tế là người dân không nghĩ rằng họ phải chịu trách nhiệm đối với những tác hại mình đã gây ra cho môi trường

sống xung quanh và họ cũng chưa quen với việc quản lý môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để bảo vệ và duy trì chất lượng môi trường.

Bảng 4.8: Lý do không đồng ý trả tiền cho dự án Lý do không đồng ý đóng góp Số câu trả lời

(n = 76)

Tôi đã đóng thuế rồi, vì vậy Nhà nước

phải có trách nhiệm giải quyết việc này. 10 13%

Nước ô nhiễm không ảnh hưởng trực

tiếp đến nhà tôi 14 18%

Việc cải thiện chất lượng nước sông không đem lại cho gia đình tôi lợi ích gì

hết. 3 4%

Tôi còn phải chi tiêu nhiều thứ khác nên

không có tiền để trả thêm cho khoản này 20 26%

Tôi nghĩ số tiền mà tôi đóng góp sẽ không được dùng đúng mục đích như những gì mô tả (có thể bị tham nhũng,

lãng phí…) 3 4%

Ý kiến khác 26 34%

Đối với những người không đồng ý, đề tài ghi nhận được 76 câu trả lời về các lý do của đáp viên. Bảng 4.8 cho thấy lý do được nhiều người đồng tình nhất là họ không có tiền để chi thêm cho khoản phí này bên cạnh những chi tiêu khác của gia đình (26%), 18% trong số đó thì cho rằng nước ô nhiễm không ảnh hưởng gì đến gia đình mình nên không muốn đóng góp và 13% cho rằng đây là trách nhiệm của Nhà nước vì người dân đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Ngoài ra còn có một số ý kiến khác: mức đề xuất cao quá, gia đình hưu trí nên không có nhiều tiền, ai gây ô nhiễm thì phải đóng góp, tôi sẽ đóng góp nếu công ty tôi phát động, tôi cần biết rõ chi phí thực hiện dự án là bao nhiêu để có cơ sở quyết định…

Bảng 4.9 cho thấy có 63.3% (38/60 người) sẵn lòng đóng góp nhưng không đủ khả năng, 36.7% còn lại thì không muốn trả tiền dù có khả năng hay không.

Trong số 60 người không đồng ý trả tiền với những lý do nêu trên, có 17 người đồng ý đóng góp công lao động thay cho tiền, chiếm 28%. Số lượng ngày công người dân có thể tham gia là từ 01 đến 15 ngày với mức lương dao động từ 20,000 VNĐ đến 150,000 VNĐ (hình 4.5).

Bảng 4.9: Miêu tả thái độ của những người không đồng ý đóng góp theo mức đề xuất Nội dung Số câu trả lời Tỷ lệ (%) (n = 60)

Sẵn lòng trả, nhưng không đủ khả năng. 38 63.3%

Có khả năng, nhưng không muốn trả. 8 13.3%

Không có khả năng, và cũng không muốn trả. 14 23.4%

So sánh số liệu của bảng 4.9 và hình 4.5, có 38 người nói là họ sẵn lòng trả tiền nhưng vì không đủ khả năng nên họ không đồng ý đóng góp số tiền được đề xuất nhưng chỉ có 17 người có thể tham gia lao động khi dự án triển khai. Điều này được giải thích vì có đến 16/60 người không đồng ý có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên nên không đủ sức khỏe tham gia lao động. Ngoài ra còn có 16/60 gia đình có mức thu nhập dưới 2,000,000 VNĐ/tháng, hàng ngày họ phải tập trung làm việc để có tiền trang trải cuộc sống nên không thể đóng góp công lao động cho dự án.

Hình 4.5: Tỷ lệ đồng ý góp ngày công lao động cho dự án 4.5 Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

4.5.1 Kết quả ước lượng

Như đã đề cập trong phần 3.1.2.4, các biến được lựa chọn sẽ đưa vào mô hình bao gồm:

Biến phụ thuộc: Dongy = P

Biến độc lập:

- GIA: Mức sẵn lòng trả đề xuất

- Hailong: sự hài lòng của người dân về các chương trình đóng góp trước đây - Thunhap: Thu nhập hộ gia đình

- Ahtructiep: Gia đình có bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sông ô nhiễm hay không - Duanphuhop: mức độ phù hợp của dự án cải thiện chất lượng nguồn nước sông

Cà Ty

Mô hình hồi qui logit được xác định như sau: ε β β β β β β β + + + + + + − =     − TRINHDO DUANPHUHOP AHTRUCTIEP THUNHAP HAILONG MUCSLTRA P P Ln 6 5 4 3 2 1 0 1

Trong đó, P là xác suất trả lời “có”

Bảng 4.10: Giá trị trung bình của các biến

Biến Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

DONGY 0 1 0.64 0.48 THUNHAP 1 11 3.4 2.025 TRINHDO 0 15 8.8 4.203 HAILONG 1 3 1.79 0.616 DUANPHUHOP 1 3 1.6 0.559 AHTRUCTIEP 1 2 1.81 0.393 GIA 100,000.000 400,000.000 246,746.000 113,407.978 (Nguồn: kết xuất SPSS)

Ước lượng mô hình sử dụng phương pháp Backward trong phần mềm thống kê SPSS với các biến đã kỳ vọng, ta có kết quả như bảng 4.11.

Phương pháp Backward giúp loại trừ các biến không có ý nghĩa ra khỏi mô hình theo nguyên tắc biến ít có ý nghĩa nhất sẽ bị loại ra khỏi mô hình trước nhất, bảng...cho thấy, biến “trinhdo” kém ý nghĩa nhất với Sig 0.260 và đã bị loại ra khỏi mô hình trong bước 2, tiếp theo là biến “ahtructiep” với Sig là 0.135 cũng không có ý nghĩa ở mức 10%, và đã bị loại trong bước 3. Mô hình hồi qui cuối cùng với các biến có ý nghĩa bao gồm: Hailong, Thunhap, Duanphuhop và Gia.

Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình

Biến Hệ số B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

THUNHAP 0.474 0.135 12.285 1 0 1.607 TRINHDO 0.056 0.05 1.267 1 0.26 1.057 HAILONG -1.157 0.338 11.719 1 0.001 0.314 DUANPHUHOP -0.819 0.361 5.149 1 0.023 0.441 AHTRUCTIEP -0.806 0.539 2.237 1 0.135 0.447 GIA -6E-06 0 11.233 1 0.001 1 (Nguồn: kết xuất SPSS)

4.5.2 Kiểm định tính hiệu lực của mô hình

4.5.2.1 Hệ số tương quan

Bảng “Ma trận tương quan” trong phụ lục 11 cho thấy rằng, các biến độc lập có sự tương quan rất thấp, giá trị tương quan giữa các biến độc lập không vượt quá 0.3. Như vậy, các biến giải thích không tương quan mạnh với nhau.

4.5.2.2 Dựa vào hệ số Sig.

Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy có bốn biến (GIA, THUNHAP, HAILONG

DUANPHUHOP),có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α = 10%., tức là các biến giải

thích này thực sự có ảnh hưởng đến xác suất chấp nhận đóng góp để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty dựa trên mức giá đề xuất.

4.5.2.3 Dựa vào R2

R2 thể hiện khả năng giải thích của mô hình đối với sự biến động của o biến phụ

thuộc, R2 của mô hình ước lượng là 35.2% cho thấy mô hình giải thích được 35.2% sự

thay đổi của biến phụ thuộc (xem “Bảng tóm tắt mô hình” trong phụ lục 11)

4.5.2.4 Dựa vào khả năng dự đoán của mô hình

Quan sát Dự đoán DONGY 0=Không 1=Có DONGY 0=Không 31 29 51.7 1=Có 13 96 88.1 Tỷ lệ đúng tổng thể 75.1 (Nguồn: kết xuất SPSS)

Trong 60 người được phỏng vấn được dự báo là không đồng ý đóng góp thì có 31 người đúng với tỷ lệ là 51.7%. Tương tự, đối với 109 người được dự đoán là đồng ý đóng góp thì số người đúng là 96, tỷ lệ 88.1 %, và mức dự đoán đúng chung cho cả hai trường hợp là 75.1%. Như vậy, mô hình dự đoán được 75.1% đúng với thực tế, đây là một tỷ lệ khá cao. 4.5.3 Mức sẵn lòng trả trung bình s Mean WTP = [ ] [ ]   (1+ 4.071+(−1.157*1.79)+0.474*3.4+(−0.819*1.60) 000006 . 0 1 e Ln = 399,434 VNĐ/hộ

Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, thành phố Phan Thiết có 53,670 hộ dân. Trên cơ sở mức sẵn lòng trả trung bình và tổng số hộ dân, có thể xác định tổng giá trị kinh tế của sông Cà Ty đối với người dân Phan Thiết theo công thức:

TUV = mức sẵn lòng trả trung bình/hộ x tổng số hộ = 399,434 x 53,670 = 21,432,738,810 VNĐ

4.6 Giải pháp đề xuất

Trong quá trình phỏng vấn người dân, đề tài cũng đã thu thập được một số ý kiến đóng góp để cải thiện hiện trạng vệ sinh môi trường sông Cà Ty. Trên lập trường của người quản lý, tác giả sẽ phân loại các ý kiến này theo “ma trận chính sách”. Trong đó, công cụ chính sách quản lý tài nguyên và môi trường được chia thành bốn loại: sử dụng thị trường, hình thành thị trường, quy định môi trường và tham gia công cộng.

Bảng 4.13: Các giải pháp được sắp xếp theo ma trận chính sách. Loại công cụ quản lý tài

nguyên và môi trường

Giải pháp cụ thể

1. Sử dụng thị trường Thu phí xử lý nước thải của các hộ dân và các cơ sở

kinh doanh nếu có khu xử lý tập trung.

Quản lý tốt khu chợ Phan Thiết và cảng cá, thu phí của tiểu thương và tàu thuyền neo đậu, đánh bắt ra vào khu cảng.

2. Hình thành thị trường Cấp phép cho các đơn vị tư nhân khai thác sử dụng

sông Cà Ty để phát triển các loại hình du lịch.

3. Quy định môi trường Cấm xả thải xuống sông (bao gồm nước thải, rác thải

sinh hoạt và vò sò ốc).

Có quy định chế tài về vấn đề môi trường sông Cà Ty. Tuần tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện các vi phạm (thành lập đội thanh tra chuyên trách)

Xử thí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

4. Tham gia công cộng Quản lý ô nhiễm hóa học (nhãn sinh thái cho các loại

thuốc bảo vệ thực vật)(1) 5. Cung cấp trực tiếp các

dịch vụ môi trường

Quy hoạch tập trung xử lý nước thải sinh hoạt. Nạo vét bùn đáy sông.

thực hiện hoặc tư nhân hóa theo hình thức “khoán” cho người dân

Trồng cây ngập nước ở đầu nguồn để hạn chế ô nhiễm tập trung xuống hạ nguồn.

Cải thiện chất lượng việc thu gom rác tại hộ gia đình, đặc biệt là các khu lao động phổ thông, để hạn chế tình trạng lén lút xả rác xuống sông.

Ngoài ra, người dân còn nêu lên nhiều ý kiến thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội khác góp phần cải thiện môi trường sông Cà Ty

- Truyền thông về tác hại và những nguy hiểm do việc ô nhiễm nước sông gây ra cho con người (bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm…).Tổ chức tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên và bằng nhiều hình thức đa dạng (báo chí, truyền hình, loa phát thanh, kịch nghệ, sinh hoạt tổ dân phố, phát động thi đua…) để nâng cao ý thức cho người dân không làm ô nhiễm sông Cà Ty cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung.

- Tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên sông Cà Ty để người dân có ý thức giữ gìn dòng sông trong xanh sạch đẹp.

- Thông qua mạng lưới khuyến nông đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có kỹ thuật bảo vệ đất chống xói mòn và suy thoái bạc màu, kỹ thuật bón phân hợp lý và phòng trừ sâu bệnh nhằm hạn tối đa việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm giảm lượng chất thải hóa học đổ ra sông Cà Ty.

- Tìm cách đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý ô nhiễm, vì cứ quy hoạch mà không thấy làm nên người dân mất lòng tin. (vận động người dân đóng góp để có kinh phí, lập bảng thi đua vinh danh tại khu phố về ý thức đóng góp bảo vệ môi trường để mọi người đầu thấy nhằm tác động đến lòng tự trọng của những người không đóng góp để người ta phấn đấu, những người là cán bộ Nhà nước cần phải làm gương cho dân, phải công bố công khai kinh phí cho dự án là bao nhiêu, cần người dân đóng góp bao nhiêu, số tiền thu được là bao nhiêu…).

- Giải tỏa dân cư hai bên bờ sông (các điểm nóng vỏ sò ốc đều tập trung ở đây) nhưng phải có quy hoạch tái định cư hợp lý (trước đây Nhà nước cũng giải tỏa nhưng giải quyết đền bù, tái định cư không thỏa đáng nên không hợp lòng dân, làm châm dự án). Khu tái định cư phải có đầy đủ các công trình hạ tầng cơ sở. Đối với những hộ bị thiệt hại do việc di dời, phải có chế độ đền bù thỏa đáng. Phải đảm bảo cho họ có cuộc sống it nhất là bằng nơi ở cũ.

- Tìm cách giảm thiểu lượng phù sa đầu nguồn thì hạ nguồn sẽ thông thoáng hơn (quản lý khai thác và bảo vệ hợp lý rừng đầu nguồn, phát triển công tác trồng rừng, kiên quyết loại bỏ kiểu canh tác nương rẫy, du canh du cư nhằm loại bỏ việc phá rừng làm nương rẫy, chống xói mòn...)

Tuy rằng những giải pháp này không mang tính hệ thống và chưa được cân nhắc từ nhiều khía cạnh kinh tế xã hội, nhưng chúng phản ánh mức độ quan tâm và nguyện vọng của họ trong trường hợp này. Thiết nghĩ, các nhà quản lý cũng cần ghi nhận và xem xét nghiêm túc những đề xuất này về khả năng áp dụng thực tế. Những gì xuất phát từ nhu cầu cộng đồng sẽ được cộng đồng hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, góp phần tạo nên hiệu quả cao hơn cho các quyết định.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Kết quả xếp hạng các giá trị của sông Cà Ty cho thấy người dân rất quan tâm đến chức năng điều hòa không khí, giúp cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần cho con người. Tuy nhiên, những ý kiến ghi nhận được đều tập trung vào giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp, nhóm giá trị không sử dụng chưa được người dân đề cập đến.

Đề tài đã cho thấy người dân Phan Thiết có trình độ nhận thức tương đối cao về mức độ và nguồn gây ô nhiễm sông Cà Ty, về ảnh hưởng của ô nhiễm sông Cà Ty đối

Một phần của tài liệu Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty - Phan Thiết (Trang 62)