Nhận thức về hiện trạng ô nhiễm và các nguyên nhân gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty - Phan Thiết (Trang 55)

Bảng 4.3: Đánh giá mức độ ô nhiễm sông Cà Ty.

Mức độ ô nhiễm Số người Tỷ lệ

Không Ô Nhiễm 13 7.7%

Ô Nhiễm ít 50 29.6%

Ô Nhiễm khá 50 29.6%

Tổng 169 100.0%

(Nguồn: kết quả điều tra)

Ghi chú:

• Không ô nhiễm: không có hiện tượng nước đổi màu đen hay bốc mùi hôi.

• Ô nhiễm ít: đôi khi nước chuyển sang màu đen trong mùa khô.

• Ô nhiễm khá: vào mùa khô, lúc nào nước cũng có màu đen.

• Ô nhiễm nghiêm trọng: nước đen và bốc mùi hôi.

Theo bảng 4.3, có 92.3% số người được phỏng vấn cho rằng sông Cà Ty đang bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, trong đó 33.1% khẳng định dòng sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Như đã mô tả trong phần tổng quan về sông Cà Ty, dòng sông đang bị ô nhiễm nặng nề nhất ở phía hạ lưu, đặc biệt là đoạn chảy ngang qua trung tâm thành phố Phan Thiết, còn phía thượng nguồn thì tình trạng này không nghiêm trọng lắm. Với thực tế ấy, những hộ được phỏng vấn hiện sống ở phía thượng nguồn, không gần bờ sông và ít có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin thì có xu hướng cho là sông Cà Ty không ô nhiễm (7.7%) hoặc ô nhiễm ở mức độ nhẹ. Ngược lại, những hộ dân đang phải từng ngày chịu ảnh hưởng hoặc thường xuyên đi ngang đều đồng ý là dòng sông đang bị ô nhiễm ở mức đáng báo động.

Khi được hỏi về các nguyên nhân gây ô nhiễm sông Cà Ty, có tất cả 421 câu trả lời (bên cạnh 8 người trả lời là “không biết, không quan tâm”), tính trung bình thì một đáp viên nêu được khoảng 2.5 nguồn gây ô nhiễm thực tế đối với con sông.

Bảng 4.4: Các nguồn gây ô nhiễm sông Cà Ty

Nguồn gây ô nhiễm Số câu trả lời Tỷ lệ

Nước thải sinh hoạt 140 32.6%

Vỏ sò, vỏ ốc 89 20.7%

Tàu thuyền neo đậu 52 12.1%

Nhà chồ (nhà tạm) ven sông 60 14.0%

Không biết, không quan tâm 8 1.9%

Lý do khác 51 11.9%

Tổng 429 100.0%

(Nguồn: kết quả điều tra)

Một số nguyên nhân khác được ghi nhận trong quá trình phỏng vấn là: chất thải từ lò giết mổ heo ở ngay cạnh bờ sông, thuốc trừ sâu, phân hóa học theo nước mưa trôi ra sông, chất thải y tế từ bệnh viện thành phố, hoạt động thương mại ở cảng cá và chợ Phan Thiết, bùn từ thượng nguồn chảy xuống hạ nguồn (do lớp cát phủ đã bị khai thác hết)… Ngoài ra, có ba nguồn gây ô nhiễm được nhắc đến nhiều nhất và chiếm 67.3% trong tổng số, đó là nước thải sinh hoạt, vỏ sò vỏ ốc và nhà chồ ven sông. Số liệu này hoàn toàn phù hợp với nhận định của các cơ quan quản lý môi trường thành phố như đã trình bày ở mục 2.2.2.2. Điều này một lần nữa khẳng định vị trí quan trọng của sông Cà Ty và mối quan tâm, những hiểu biết sâu sát, sự bức xúc của người dân đối với những tác nhân gây tổn hại cho dòng sông biểu tượng của thành phố.

Hình 4.1: Các nguồn gây ô nhiễm sông Cà Ty

Một phần của tài liệu Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty - Phan Thiết (Trang 55)