Quan sát Dự đoán DONGY 0=Không 1=Có DONGY 0=Không 31 29 51.7 1=Có 13 96 88.1 Tỷ lệ đúng tổng thể 75.1 (Nguồn: kết xuất SPSS)
Trong 60 người được phỏng vấn được dự báo là không đồng ý đóng góp thì có 31 người đúng với tỷ lệ là 51.7%. Tương tự, đối với 109 người được dự đoán là đồng ý đóng góp thì số người đúng là 96, tỷ lệ 88.1 %, và mức dự đoán đúng chung cho cả hai trường hợp là 75.1%. Như vậy, mô hình dự đoán được 75.1% đúng với thực tế, đây là một tỷ lệ khá cao. 4.5.3 Mức sẵn lòng trả trung bình s Mean WTP = [ ] [ ] (1+ 4.071+(−1.157*1.79)+0.474*3.4+(−0.819*1.60) 000006 . 0 1 e Ln = 399,434 VNĐ/hộ
Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, thành phố Phan Thiết có 53,670 hộ dân. Trên cơ sở mức sẵn lòng trả trung bình và tổng số hộ dân, có thể xác định tổng giá trị kinh tế của sông Cà Ty đối với người dân Phan Thiết theo công thức:
TUV = mức sẵn lòng trả trung bình/hộ x tổng số hộ = 399,434 x 53,670 = 21,432,738,810 VNĐ
4.6 Giải pháp đề xuất
Trong quá trình phỏng vấn người dân, đề tài cũng đã thu thập được một số ý kiến đóng góp để cải thiện hiện trạng vệ sinh môi trường sông Cà Ty. Trên lập trường của người quản lý, tác giả sẽ phân loại các ý kiến này theo “ma trận chính sách”. Trong đó, công cụ chính sách quản lý tài nguyên và môi trường được chia thành bốn loại: sử dụng thị trường, hình thành thị trường, quy định môi trường và tham gia công cộng.
Bảng 4.13: Các giải pháp được sắp xếp theo ma trận chính sách. Loại công cụ quản lý tài
nguyên và môi trường
Giải pháp cụ thể
1. Sử dụng thị trường Thu phí xử lý nước thải của các hộ dân và các cơ sở
kinh doanh nếu có khu xử lý tập trung.
Quản lý tốt khu chợ Phan Thiết và cảng cá, thu phí của tiểu thương và tàu thuyền neo đậu, đánh bắt ra vào khu cảng.
2. Hình thành thị trường Cấp phép cho các đơn vị tư nhân khai thác sử dụng
sông Cà Ty để phát triển các loại hình du lịch.
3. Quy định môi trường Cấm xả thải xuống sông (bao gồm nước thải, rác thải
sinh hoạt và vò sò ốc).
Có quy định chế tài về vấn đề môi trường sông Cà Ty. Tuần tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện các vi phạm (thành lập đội thanh tra chuyên trách)
Xử thí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
4. Tham gia công cộng Quản lý ô nhiễm hóa học (nhãn sinh thái cho các loại
thuốc bảo vệ thực vật)(1) 5. Cung cấp trực tiếp các
dịch vụ môi trường
Quy hoạch tập trung xử lý nước thải sinh hoạt. Nạo vét bùn đáy sông.
thực hiện hoặc tư nhân hóa theo hình thức “khoán” cho người dân
Trồng cây ngập nước ở đầu nguồn để hạn chế ô nhiễm tập trung xuống hạ nguồn.
Cải thiện chất lượng việc thu gom rác tại hộ gia đình, đặc biệt là các khu lao động phổ thông, để hạn chế tình trạng lén lút xả rác xuống sông.
Ngoài ra, người dân còn nêu lên nhiều ý kiến thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội khác góp phần cải thiện môi trường sông Cà Ty
- Truyền thông về tác hại và những nguy hiểm do việc ô nhiễm nước sông gây ra cho con người (bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm…).Tổ chức tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên và bằng nhiều hình thức đa dạng (báo chí, truyền hình, loa phát thanh, kịch nghệ, sinh hoạt tổ dân phố, phát động thi đua…) để nâng cao ý thức cho người dân không làm ô nhiễm sông Cà Ty cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung.
- Tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên sông Cà Ty để người dân có ý thức giữ gìn dòng sông trong xanh sạch đẹp.
- Thông qua mạng lưới khuyến nông đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có kỹ thuật bảo vệ đất chống xói mòn và suy thoái bạc màu, kỹ thuật bón phân hợp lý và phòng trừ sâu bệnh nhằm hạn tối đa việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm giảm lượng chất thải hóa học đổ ra sông Cà Ty.
- Tìm cách đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý ô nhiễm, vì cứ quy hoạch mà không thấy làm nên người dân mất lòng tin. (vận động người dân đóng góp để có kinh phí, lập bảng thi đua vinh danh tại khu phố về ý thức đóng góp bảo vệ môi trường để mọi người đầu thấy nhằm tác động đến lòng tự trọng của những người không đóng góp để người ta phấn đấu, những người là cán bộ Nhà nước cần phải làm gương cho dân, phải công bố công khai kinh phí cho dự án là bao nhiêu, cần người dân đóng góp bao nhiêu, số tiền thu được là bao nhiêu…).
- Giải tỏa dân cư hai bên bờ sông (các điểm nóng vỏ sò ốc đều tập trung ở đây) nhưng phải có quy hoạch tái định cư hợp lý (trước đây Nhà nước cũng giải tỏa nhưng giải quyết đền bù, tái định cư không thỏa đáng nên không hợp lòng dân, làm châm dự án). Khu tái định cư phải có đầy đủ các công trình hạ tầng cơ sở. Đối với những hộ bị thiệt hại do việc di dời, phải có chế độ đền bù thỏa đáng. Phải đảm bảo cho họ có cuộc sống it nhất là bằng nơi ở cũ.
- Tìm cách giảm thiểu lượng phù sa đầu nguồn thì hạ nguồn sẽ thông thoáng hơn (quản lý khai thác và bảo vệ hợp lý rừng đầu nguồn, phát triển công tác trồng rừng, kiên quyết loại bỏ kiểu canh tác nương rẫy, du canh du cư nhằm loại bỏ việc phá rừng làm nương rẫy, chống xói mòn...)
Tuy rằng những giải pháp này không mang tính hệ thống và chưa được cân nhắc từ nhiều khía cạnh kinh tế xã hội, nhưng chúng phản ánh mức độ quan tâm và nguyện vọng của họ trong trường hợp này. Thiết nghĩ, các nhà quản lý cũng cần ghi nhận và xem xét nghiêm túc những đề xuất này về khả năng áp dụng thực tế. Những gì xuất phát từ nhu cầu cộng đồng sẽ được cộng đồng hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, góp phần tạo nên hiệu quả cao hơn cho các quyết định.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Kết quả xếp hạng các giá trị của sông Cà Ty cho thấy người dân rất quan tâm đến chức năng điều hòa không khí, giúp cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần cho con người. Tuy nhiên, những ý kiến ghi nhận được đều tập trung vào giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp, nhóm giá trị không sử dụng chưa được người dân đề cập đến.
Đề tài đã cho thấy người dân Phan Thiết có trình độ nhận thức tương đối cao về mức độ và nguồn gây ô nhiễm sông Cà Ty, về ảnh hưởng của ô nhiễm sông Cà Ty đối với các hộ được phỏng vấn vấn. Họ có sự quan tâm khá rõ ràng và sát thực tế đối với con sông này.
Điều này dẫn đến việc gần 2/3 số người được phỏng vấn đồng ý trả tiền để cải thiện chất lượng nước con sông. Kết quả phân tích mô hình cho thấy một số yếu tố chi phối quyết định của người dân có đồng ý đóng góp hay không, đó là mức độ hài lòng về các chương trình đóng góp trước đây, tổng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình, tính khả thi của các dự án được mô tả. Đa số những người không đồng ý đóng góp là vì họ không đủ khả năng tài chính hoặc vì quan niệm rằng việc ô nhiễm không ảnh hưởng đến gia đình họ. Điều này có nghĩa là nếu họ có ý thức cao hơn về những giá trị của sông Cà Ty và hiểu về tầm quan trọng của dự án thì có thể họ sẽ đồng ý trả tiền để triển khai các dự án này. Về mặt định lượng, trung bình mỗi hộ dân sẵn lòng đóng góp
399,434 VNĐ để triển khai các dự án cải thiện vệ sinh môi trường sông Cà Ty. Trên cơ sở đó, đề tài xác định được tổng giá trị kinh tế sông Cà Ty ở Phan Thiết là
21,432,738,810 VNĐ.
Trong khuôn khổ của đề tài này, chưa có cơ sở nào để có thể khẳng định con số này là cao hay thấp, tuy nhiên điều này giúp khẳng định rằng các nghiên cứu định giá ngẫu nhiên hoàn toàn có thể thực hiện được tại một địa phương nhỏ và trình độ dân số
tương đối thấp như thành phố Phan Thiết. Chỉ có 19% hộ gia đình chịu tác động trực tiếp từ sông Cà Ty nhưng tỷ lệ đồng ý trả tiền là 64.5%, điều này cho thấy dù có hưởng lợi/bị ảnh hưởng hay không thì người dân vẫn đồng ý trả một số tiền nhất định cho mục đích cải thiện chất lượng nước sông. Người dân sẵn sàng hy sinh một phần nguồn lực của họ để đóng góp cho các dự án. Vấn đề hiện nay là hành động của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.
5.2 Kiến nghị
Căn cứ trên những kết quả đạt được, đề tài có một số kiến nghị quan trọng như sau:
Do giới hạn về thời gian và tài chính,với 169 phiếu phỏng vấn, những kết quả của đề tài chắc chắn có những hạn chế nhất định. Nếu trong một điều kiện thuận lợi hơn, nghiên cứu này cần được thực hiện với quy mô mẫu khảo sát lớn hơn nhằm tăng mức ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu.
Thực hiện các nghiên cứu xã hội học đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của người dân đối với vấn đề sông Cà Ty nói riêng và các lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung ở thành phố Phan Thiết. Tính đến hiện tại vẫn chưa có một công trình khảo sát tương tự được triển khai. Đây là một thiếu sót trong việc thu thập thông tin dẫn đến những lệch lạc tất yếu trong quá trình quyết định và thực thi các chính sách quản lý tài nguyên môi trường địa phương.
Tiếp theo đề tài này, nên có một nghiên cứu chuyên sâu về việc xác định các công cụ chính sách quản lý tài nguyên môi trường phù hợp (đặc biệt là các công cụ kinh tế) và áp dụng thực tế trong bối cảnh kinh tế xã hội địa phương nhằm hướng đến mục tiêu sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.
Tổng số tiền các hộ dân thành phố Phan Thiết sẵn lòng đóng góp là 21,432,738,810 VNĐ cho việc đấu nối đường ống thoát nước và nạo vét bùn đáy sông Cà Ty. Số tiền này mặc dù ít hơn tổng kinh phí đầu tư cho các hạng mục nêu trên nhưng cũng là một nguồn bổ sung ngân sách hữu ích, nhất là trong giai đoạn ngân sách Nhà nước đang khó khăn làm châm tiến độ các dự án như hiện nay. Chính quyền địa
phương cần cân nhắc việc huy động đóng góp toàn dân để có những hành động kịp thời nhằm cải thiện chất lượng môi trường sông Cà Ty, góp phần củng cố an sinh xã hội. Ngoài ra, nếu kết hợp tốt với các biện pháp tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ hơn các giá trị của sông Cà Ty và những nguy hại do ô nhiễm gây ra thì mức đóng góp có thể sẽ cao hơn rất nhiều so với con số ước tính ở trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vina Mekong – VMEC (2010), Thuyết
minh Dự án cải tạo cảnh quan và vệ sinh môi trường (CTCQ & VSMT) sông Cà Ty.
2. Đặng Thanh Hà (2008), Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Sử Dụng
Nước ở TP.HCM Để Bảo Vệ Lưu Vực Sông Đồng Nai.
3. Đoàn Duy Trí (2009), Định Giá Dịch Vụ Cung Cấp Nước Rừng Nam Cát
Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai.
4. Lâm Quang Hiền và các đồng chủ biên (2006), Địa chí Bình Thuận, Sở
VHTT Bình Thuận, tr 48-54, 143-150, 425-442.
5. Phòng VHTT – TDTT thành phố Phan Thiết (2000), Phan Thiết – 5 năm
(1996-2000) Một chặng đường phát triển, tr 2-15, 34-40, 48-52.
6. Nhà xuất bản Hồng Đức (2010), Bản đồ thành phố Phan Thiết.
7. Nguyễn Văn Hậu (2008), Ứng dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để
tính tổng giá trị kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp.HCM, tr 6 -8, 26 – 31.
8. Theodore Pana yoyou, Thị trường xanh, kinh tế về phát triển bền vững (Phan
Thị Giác Tâm dịch). Tài liệu giảng dạy “Kinh tế Môi Trường” do IDRC tài trợ năm 1995. Lưu hành nội bộ
9. Thomas Sterner (2002), Công cụ chính sách cho quản lý tài nguyên và môi
trường (Đặng Minh Phương dịch), NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
10. R.Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman (1994), Kinh tế môi trường
(Nhóm Cán bộ giảng dạy lớp kinh tế tài nguyên môi trường dịch).
11. Trung tâm Quản lý dự án và Tư vấn xây dựng công trình NN&PTNT, Trung
tâm Nghiên cứu động lực-công trình sông (2004), Dự án quy hoạch sử dụng tổng
hợp và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Cà Ty.
Tài liệu tiếng Anh
1. Binh Thuan Provincial People’s Committee (2011), Viet Nam: Central
Region Small and Medium Towns Development - Sewerage and Interceptor Systems in Phan Thiet City, Binh Thuan Province, Asian Development Bank
2. Binh Thuan Provincial People’s Committee (2011), Viet Nam: Central
Pumping Station in Phan Thiet City, Binh Thuan Province, Asian Development Bank
3. Margaret M. Calderon, Leni D. Camacho, Myrna G. Carandang, Josefina T.
Dizon, Lucrecio L. Rebugio and Noel L. Tolentino (2000), A Water User Fee For
Households in Metro Manila, Philippines.
4. CU University Australia, Guide to resource economics.
5. Lipton Douglas W., Katherine Wellman, Isobel C. Sheifer, 1995. Economic
Valuation of Natural Resources: A Handbook for Coastal Resource Policymakers, National Oceanic and Atmospheric Adminstration (NOAA), USA.
6. Randall B. Dunham (1996), The Delphi Technique.
7. FAO of The United (2007), The History of RRA and PRA.
8. Hanemann (1994), Valuing the Environment through Contigent Valuation,
Journal of Economic Perspective 8(4).
9. David Hoyos and Petr Mariel (2010), Contingent valuation: past, present and
future, 334-342
10. Jack L Knestch (1993), Environmental valuation: some practical problems of
wrong questions and misleading answers, Occational publication Number 5, The Australian Government Puplishing Service, Canberra.
11. John B. Loomis (1997), Use of non-market valuation studies in Water
resource management assessments.
12. Pham Khanh Nam, Tran Vo Hung Son (2001), Analysis of the Recreational
Value of the Coral-surrounded Hon Mun Islands in Vietnam
13. Pham Khanh Nam, Tran Vo Hung Son (2005), Household Demand for
Improved Water Services in Ho Chi Minh City: A Comparison of Contingent Valuation and Choice Modeling Estimates.
14. Churai Tapvong, Jittapatr Kruavan (1999), Water Quality Improvements: A
Contingent Valuation Study of the Chao Phraya River.
15. C.A. Ulibarri và K.F. Wellman (1997), Natural Resource Valuation: A Primer on Concepts and Techniques.
16. Dale Whittington, V. Kerry Smith, Apia Okorafor, Augustine Okore, Jin
Contigent Valuation Studies: A Developing Country Application, Journal of Enviromental Economics and Management, 205-225.
17. Dale Whitington (1996), Administering Contingent Valuation Surveys in
Developing Countries.
18. Dale Whittington (2002), Improving the Performance of Contingent
Valuation Studies in Developing Countries, Kluwer, 323 – 367.
19. Du Yaping (1998), The Value Of Improved Water Quality For Recreation In
East Lake, Wuhan, China.
20. Du Yaping (1999), The Use Of Benefit Transfer In The Evaluation Of Water
Quality Improvement: An Application In China.
Trang web
1. http://cucthongke.vn/NewsDetail.asp?Msg=56&Catid=6
2. www.msnweather.com
3. www.binhthuan.gov.vn/
4. http://www.wau.boku.ac.at/fileadmin/_/H81/H811/Skripten/811308/2_W
orldBankparticipation.pdf, Rapid Rural Appraisal, Participatory Rural Appraisal
and Participatory learning and action.
5. http://www.baomoi.com/Hay-cuu-song-Ca-Ty/148/5704500.epi, Hãy cứu sông
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÀ TY,
PHAN THIẾT Mã số: …………
PVV: ……… GIỚI THIỆU:
Xin Chào Anh/Chị, tôi là thành viên của nhóm phỏng vấn đến từ trường ĐH NL TP.HCM. Chúng tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát ý kiến người dân về tình hình ô nhiễm của Sông Cà Ty nhằm xác định khả năng đóng góp của người dân để giải quyết