Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu nước mặt điểm cầu Trần Hưng Đạo – 2003
Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 TCVN-Bộ y tế 2002 Độ pH 7,3 7,3 6,5 – 8,5 TSMT mg/l 30.54 30.72 1 EC µs/cm 50.9 51.2 - Độ cứng tổng số Mg/l 835,9 1.704 300 Cl- Mg/l 1.609,2 1.623,6 250 NH4+ mgN/l 0,59 0,36 1,5 Chất rắn lơ lửng Mg/l 12,9 10,1 <10 Fe ts Mg/l 0,09 - 0,5 COD mgO2/l 27,2 70,4 0,5 – 2 SO42- Mg/l 2.256,6 637,4 250 HCO3- Mg/l 122 115,6 - NO3- mgN/l 79,9 - 50 NO2- mgN/l 0,03 0,03 3 Coliform MPN/100ml 130 260 0 Ecoli MPN/100ml 0 0 0 Clostridiumperfringgens Khuẩn lạc/10ml 1 20 0
Theo kết quả khảo sát chất lượng nước mặt trong mùa khô tháng 3/2003 của Trung tâm Tài nguyên nước và môi trường – Viện khoa học thủy lợi cho thấy chất lượng nước mặt tại một số vị trí có các đặc tính: Các chỉ tiêu TSMT, độ cứng TS, Cl-, COD, SO4--, NO3-, Coliform, Clostridiumperfringgens không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt (bảng 2.4).
Bảng 2.5: Kết quả phân tích mẫu nước mặt bờ kè chắn sóng C2 (hạ nguồn) STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả
phân tích 08:2008/BTNMTQCVN Nước sinh hoạt A1
1 Độ pH 7.18 6 – 8,5 2 Độ đục NTU 140 - 3 Chất rắn lơ lửng Mg/l 230 20 4 Fe ts Mg/l 2.51 0,5 5 COD Mg/l 80.3 10 6 BOD5 Mg/l 12.6 4 7 DO Mg/l 7.65 >=6 8 NH3- Mg/l 5.2 2 9 Amoni Mg/l 0.75 0,1 10 Nitrit Mg/l KPH 0,01 11 Hàm lượng kẽm Mg/l 0.03 0,5 12 Hàm lượng Mangan Mg/l 0.05 - 13 Hàm lượng chì Mg/l KPH 0,02
(Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án nạo vét sông Cà Ty)
Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nạo vét sông Cà Ty, kết quả phân tích hai mẫu nước mặt được lấy tại vị trí kè chắn sóng C2 và tại khúc sông cách
cầu Dục Thanh khoảng 50m về hướng cầu Lê Hồng Phong vào lúc 16g00 ngày 08/10/2009 được miêu tả trong bảng 2.5.
Nhận xét: So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn nước sinh hoạt A1 của QCVN 08:2008/BTNMT, có 6/13 chỉ tiêu phân tích có kết quả vượt chuẩn cho phép, thể hiện qua hình 2.1.
Hình 2.1: Biểu đồ so sánh kết quả phân tích mẫu nước mặt và QCVN 08:2008/BTNMT tại vị trí kè chắn sóng C2.
Bảng 2.6 cho thấy các chỉ tiêu như BOD5, chất rắn lơ lửng vượt giới hạn cho phép nhưng mức độ vượt không nhiều so với tiêu chuẩn. Điều này được giải thích do vị trí lấy mẫu nằm trên thượng nguồn sông Cà Ty nên hàm lượng các chất ô nhiễm thấp hơn so với khu vực hạ nguồn.
Các kết quả được nêu ở trên chỉ phản ánh phần nào tình hình ô nhiễm nước sông Cà Ty vì đa số là các dữ liệu cũ. Hiện tại, bộ số liệu quan trắc chất lượng nước mặt của sông Cà Ty trong khoảng thời gian gần đây nhất vẫn chưa được công bố.
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả phân tích
QCVN 08:2008/BTNMT Nước sinh hoạt A1
1 Độ pH 6,12 6 – 8,5 2 Độ đục NTU 98,8 - 3 Chất rắn lơ lửng mg/l 98,8 20 4 Fe ts mg/l 1,67 0,5 5 COD mg/l 24,5 10 6 BOD5 mg/l 20,6 4 7 DO mg/l 7,42 >=6 8 NH3- mg/l 1,61 2 9 Amoni mg/l 0,4 0,1 10 Nitrit mg/l 0,01 0,01 11 Hàm lượng kẽm mg/l 0,02 0,5 12 Hàm lượng Mangan mg/l 0,06 - 13 Hàm lượng chì mg/l KPH 0,02
(Báo cáo ĐTM dự án nạo vét sông Cà Ty)
Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Nguồn gây ô nhiễm sông Cà Ty
Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Phan Thiết, có khoảng một vạn hộ dân phía nam TP Phan Thiết đang xả nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống cống rồi đổ trực tiếp vào dòng sông Cà Ty. Dọc hai bên bờ sông thuộc các phường Bình Hưng, Đức Thắng, Đức Nghĩa, Phú Trinh… là những ống nước thải sinh hoạt đen ngòm ngày đêm đổ vào dòng Cà Ty. Mỗi ngày sông Cà Ty phải “tiếp nhận” hơn 5.000m3 nước thải chưa qua xử lý (trích http://www.baomoi.com).
Hàng ngày, hàng chục tấn vỏ sò của người dân và các doanh nghiệp đổ trộm xuống sông tạo thành những bãi rác khổng lồ lấn chiếm lòng sông, làm hẹp luồn lạch, cản trở dòng chảy và phân hủy các chất ô nhiễm vào nguồn nước sông.
Hiện nay còn khoảng 300 hộ dân các phường Đức Nghĩa, Phú Trinh, Phú Tài vẫn cất nhà tạm ven bờ (trên bãi vỏ sò) và giữa dòng sông Cà Ty. Họ sinh sống lâu đời tại đây và sông Cà Ty trở thành hố rác thiên nhiên của mọi gia đình thay vì phải đóng góp để thuê người thu gom.
Thêm vào đó, hàng trăm thuyền ghe đánh cá xả thải trực tiếp xuống sông Cà Ty, tập trung tại khu vực của sông tiếp giáp với biển (các loại rác thải như túi ni-lông, cọng rau, đá lạnh, cơm thừa, phân người…)
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU