Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty - Phan Thiết (Trang 34)

Một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong định giá tài nguyên môi trường là tổng giá trị kinh tế. Tổng giá trị kinh tế (TEV) của tài nguyên nước bao gồm giá trị sử dụng (UV) và giá trị không sử dụng (NUV). Giá trị sử dụng bao gồm sử dụng trực tiếp (DUV - có tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp với tài nguyên), sử dụng gián tiếp (IUV - cung cấp, hỗ trợ những dịch vụ quan trọng đối với hệ sinh thái) và giá trị nhiệm ý (OV – các lợi ích hiện tại chưa sử dụng nhưng sẽ được sử dụng trong tương lai). Giá trị không sử dụng hình thành từ việc mong muốn nguồn tài nguyên được duy trì, bao gồm ba nhóm cơ bản: giá trị tồn tại (EV), giá trị vị tha (AV – bảo vệ nguồn tài nguyên để những người khác được sử dụng) và giá trị lưu truyền (BV – giữ gìn cho các thế hệ sau) (trích CCME 2010, tr. 12-14)

TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (EV + AV + BV) 3.1.2 Định giá tài nguyên môi trường

3.1.2.1 Khái niệm định giá tài nguyên môi trường

Định giá tài nguyên môi trường là quá trình gán một giá trị định lượng, thường là bằng đơn vị tiền tệ, cho một nguồn tài nguyên, sản phẩm hoặc hoạt động môi trường nhất định (Douglas, 1995).

Theo Barbier và các cộng sự (1997), định giá kinh tế là nỗ lực nhằm áp các giá trị định lượng đối với hàng hoá và dịch vụ do các nguồn tài nguyên môi trường tạo ra, dù có hay không có sẵn giá thị trường để giúp chúng ta. Giá trị kinh tế của bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào nói chung được đo theo nghĩa chúng ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho loại hàng hoá đó, ít hơn giá trị để làm ra nó. Ở nơi mà, nguồn tài nguyên môi trường đơn giản là tồn tại và cung cấp cho chúng ta các sản phẩm và dịch vụ không có

giá, thì chỉ có giá mà chúng ta mong muốn trả sẽ thể hiện giá trị của nguồn tài nguyên cung cấp cho chúng ta hàng hoá đó, cho dù trong thực tế chúng ta có trả tiền hay không.

Hình 3.1: Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của tài nguyên nước

Theo PTG.Tâm (2007) “Định giá giá trị tài nguyên môi trường là nỗ lực đưa ra những giá trị bằng tiền của các tài nguyên tự nhiên và dịch vụ môi trường vốn không có giá trên thị trường.”

Theo ĐT.Hà (2006) “Định giá là việc thừa nhận giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên môi trường thông qua các chức năng của nó như cung cấp nguyên liệu thô, hấp thụ chất thải, cân bằng sinh thái, hỗ trợ cuộc sống con người, nuôi sống các loài….Nghĩa là gán một giá trị được lượng hóa bằng tiền tệ cho các hàng hóa và dịch

TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ (TEV)

Giá trị sử dụng

(UV) Giá trị không sử dụng(NUV)

Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV) Giá trị sử dụng gián tiếp (IUV) Giá trị nhiệm ý (OV) Giá trị tồn tại (EV) Giá trị vị tha (AV) Giá trị lưu truyền (BV) Nước sinh hoạt, thủy lợi, nước sản xuất, giải trí… Chu trình dinh dưỡng, thoát lũ, môi trường sống thủy sinh, điều hòa khí hậu, đồng hóa chất thải… Các lợi ích được lựa chọn sử dụng trong tương lai Nhận thức về sự tồn tại tiếp tục của tài nguyên Mong muốn giữ gìn tài nguyên để người khác sử dụng Nhận thức về việc giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau

vụ mà tài nguyên thiên nhiên môi trường cung cấp cho các quá trình kinh tế và đây là

việc làm có ý nghĩa.”.

Có thể thấy rằng, khái niệm về định giá tài nguyên môi trường được diễn giải dưới nhiều cách khác nhau, nhưng đều có một đặc điểm chung là định giá trị các lợi ích mà tài nguyên môi trường mang lại cho con người dưới thước đo bằng tiền cho dù nó có giá trên thị trường hay không.

Đa số các sản phẩm, dịch vụ môi trường đều không có thị trường thực. Do vậy, người ta thường áp dụng các phương pháp định giá không dựa vào thị trường (hình 3.2) để xác định giá trị của chúng.

Hình 3.2: Các phương pháp xác định giá trị tiền tệ của môi trường

(Nguồn: Turner, 1994) Các phương pháp định giá Phương pháp dựa vào đường cầu Phương pháp phát biểu sở thích Phương pháp không dựa vào đường cầu Phương pháp bộc lộ sở thích Phương pháp định giá ngẫu nhiên Phương pháp chi phí du hành Phương pháp đánh giá hưởng thụ Phương pháp đáp ứng theo liều lượng

Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp hành vi xoa dịu

3.1.2.2 Vai trò của định giá tài nguyên môi trường trong việc ra quyết định

Việc định giá tài nguyên môi trường luôn có vai trò nền tảng trong phân tích lợi ích – chi phí các vấn đề về sức khỏe, sự an toàn và môi trường. Ngày nay, vai trò này càng rõ ràng hơn trong việc đánh giá thiệt hại tài nguyên thiên nhiên (natural resource damage assessment – NRDA) và phân tích lợi ích – chi phí phục hồi môi trường (environmental restoration – ER), quản lý chất thải (waste management – WM). Vì thế, các chuyên gia môi trường ngày càng quan tâm đến việc các giá trị tài nguyên thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào từ các hoạt động này (trích Ulibarri, 1997).

Có thể thấy, định giá trị tài nguyên môi trường đem lại rất nhiều thông tin về tài nguyên hay dịch vụ môi trường đó. Những thông tin này đặc biệt có ý nghĩa trong việc ra quyết định đối với người làm chính sách. Điều này được thể hiện ở các mặt sau:

- Lượng giá môi trường hay hệ sinh thái (HST) sẽ rất hữu ích nếu nó được sử dụng như một công cụ góp phần xác định những ưu tiên chính sách và hành động môi trường đối với các dự án bảo tồn HST với các giá trị chức năng của chúng.

- Lượng giá HST có thể giúp cho các nhà quản lý tài nguyên đo được chi phí xã hội về những lợi ích kinh tế bị mất. Những chi phí xã hội đó có thể được sử dụng để xác định giá trị của hành động làm giảm thiểu hoặc loại bỏ tác động đối với môi trường.

- Lượng giá kinh tế dưới cách tiếp cận hỏi mức sẵn lòng trả chính là số đo về tầm quan trọng của nguồn tài nguyên hoặc dịch vụ môi trường đó đối với con người thông qua số tiền họ sẵn lòng bỏ ra để bảo tồn hay cải thiện chất lượng của tài nguyên đó. Đây cũng là cơ sở để cân nhắc xem có nên hay không nên triển khai những dự án có liên quan đến tài nguyên này.

- Việc định giá giúp cho việc so sánh chi phí và lợi ích giữa những ảnh hưởng có thể lượng hóa được và không thể lượng hóa được hoặc giữa các giá trị đo được bằng tiền tệ và phi tiền tệ được dễ dàng hơn.

- Một số ví dụ cho thấy việc định giá phi thị trường cần thiết trong việc triển khai các công cụ kinh tế tối ưu nhất, góp phần tăng hiệu quả quản lý môi trường:

• Việc thiết lập các mức phí môi trường đòi hỏi các mức này phải bằng với chi phí thiệt hại do hành động ô nhiễm gây ra, như thế mới đảm bảo hiệu quả cải thiện môi trường của các loại phí. Trong những trường hợp không có dữ liệu thị trường (giá trị giải trí, giá trị tồn tại bị ảnh hưởng bởi một dự án nào đó) thì phương pháp định giá phi thị trường rất cần thiết để xác định những chi phí thiệt hại có liên quan.

• Trong hoạt động đấu thầu, định giá phi thị trường có thể được sử dụng để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xác định lợi ích cận biên của việc cải thiện môi trường cao hơn chi phí triển khai dự án hay không và nếu thế thì ngân sách cho dự án cần được phân bổ thêm.

• Trong trường hợp đền bù cho việc suy giảm chất lượng môi trường ở nơi

này nhưng góp phần cải thiện cho một khu vực khác, cộng đồng có thể trả những mức giá khác nhau cho những sự thay đổi chất lượng môi trường tương tự nhau về mặt sinh thái. Việc định giá phi thị trường giúp xác định lợi ích cận biên của những sự thay đổi này đối với cộng đồng có tương đương hay không và dự án đền bù này có cần điều chỉnh (tăng hoặc giảm) góp phần đem lại an sinh cộng đồng.

3.1.3 Cơ sở lý thuyết của phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

Phương pháp CV được sử dụng để ước lượng giá trị của các sản phẩm, dịch vụ môi trường. Theo Ulibarri và Wellman (1997), khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, các nhà kinh tế có thể áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên dựa vào việc xây dựng một thị trường giả định. Thông qua thị trường giả định đó các nhà nghiên cứu có thể thăm dò mức sẵn lòng trả hay sẵn lòng nhận đền bù cho một sự thay đổi trong chất lượng môi trường. Phương pháp này thường được dùng trong các lĩnh vực như chất lượng nước, chất lượng không khí, những nơi có các hoạt động vui chơi giải trí (như câu cá, săn bắn…), bảo tồn đa dạng sinh học, những ảnh hưởng đối với sức khỏe con người… mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây tác động đến chúng (tích cực hay tiêu cực).

a) Ưu điểm

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau. Bên cạnh việc ước lượng được các giá trị sử dụng trực tiếp và

gián tiếp, nó còn có thể đánh giá được giá trị không sử dụng. Như vậy có thể thấy rằng CVM là một phương pháp rất linh hoạt, áp dụng được cho hầu hết các loại giá trị của một hàng hóa môi trường hay một loại tài nguyên.

CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm, dịch vụ của tài nguyên môi trường khi không tồn tại thị trường. Đây là một ưu điểm nổi trội của CVM. Thông thường, các phương pháp định giá cần một thị trường cụ thể về giá cả của một loại hàng hóa nào đó, để biết được các yếu tố môi trường tác động lên giá cả của hàng hóa đó như thế nào. Các dạng phương pháp này có thể kể đến như là phương pháp đánh giá hưởng thụ (Hedonic Pricing Method – HPM), chi phí thay thế (Replacement Cost Method – RCM)… Đối với các giá trị không sử dụng sẽ không có thị trường để quyết định giá cả, vì thế muốn định giá được nó không có phương pháp nào ngoài việc sử dụng CVM. Một thị trường giả định sẽ được xây dựng lên để ước lượng cho các loại giá trị đó.

b) Nhược điểm

Các kết quả nghiên cứu khi sử dụng CVM bị phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường giả định, cách lấy mẫu, cách thức điều tra phỏng vấn… Một số sai lệch thường gặp trong việc ứng dụng CVM là:

- Sai lệch xuất phát từ tình huống giả định (cung cấp thông tin về “hàng hóa” đang nghiên cứu, cách thức đóng góp, đơn vị thu tiền…). Kết quả CVM phụ thuộc rất nhiều vào các chi tiết và tính hợp lý của tình huống giả định. Do đó, tình huống này cần được xây dựng trên một cơ sở vững chắc và kiểm nghiệm thực tế cẩn thận.

- Sai lệch tổng thể và bộ phận: nếu hỏi WTP của một cá nhân cho một phần tài sản môi trường (ví dụ: một khúc sông trên cả dòng sông) và toàn bộ tài sản môi trường (một dòng sông), người được phỏng thường đưa ra số tiền như nhau.

- Sai lệch chiến thuật: trường hợp này xảy ra khi người được hỏi cố tình đưa ra số tiền sẵn lòng trả cao hơn hoặc thấp hơn mức mà họ sẽ trả thực tế. Tuy vậy, tỷ lệ chênh lệch này tương đối nhỏ nên các nhà nghiên cứu khẳng định đây không phải là vấn đề nghiêm trọng.

- Sai lệch giữa WTP và WTA: WTA thường cao hơn WTP rất nhiều trong cùng một nội dung nghiên cứu. Có những nguyên do về tâm lý và kinh tế cho thấy người ta thường cảm nhận về “chi phí của việc mất mát” mạnh mẽ hơn nhiều so với “lợi ích của việc đạt được”. Ngoài ra, đa số người dân quen thuộc với khái niệm “trả tiền cho cái gì đó” hơn là “nhận bồi thường vì mất đi cái gì đó”. Vì thế, cách hỏi WTP thường được sử dụng rộng rãi hơn là WTA, ngay cả trong trường hợp có tổn thất môi trường thì các nhà nghiên cứu cũng có thể hỏi “sẵn lòng trả bao nhiêu để ngăn ngừa xảy ra thiệt hại”.

- Sai lệch do điểm khởi đầu trong phương pháp hỏi về mức sẵn lòng trả theo cách “trả giá” (bidding game). Nghĩa là khi hỏi có đồng ý trả theo một mức giá nào đó, nếu câu trả lời là ‘có” thì tiếp tục hỏi một mức giá được nâng lên, nếu câu trả lời là “không” thì hạ giá xuống. Quá trình mặc cả này ngừng khi người hỏi đạt được giá trị tối đa mà người được hỏi muốn trả. Nhiều số liệu được tổng hợp đã chứng minh kết quả CVM sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức giá khởi đầu. Do vậy, trong các nghiên cứu gần đây người ta thường ít sử dụng phương pháp hỏi này mà thường vận dụng cách hỏi có câu trả lời “có” hay “không’ với một mức giá đưa ra.

Bên cạnh đó cũng có thể có những sai lệch do thông tin cung cấp cho người được điều tra, sai lệch do sự không hiểu giữa phỏng vấn viên và người được điều tra, sai lệch do cách chọn phương thức đóng góp. Do vậy, để thực hiện được một nghiên cứu CVM đúng qui cách cần phải có nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực.

Tất cả các yếu tố trên đã dẫn đến nhiều sự tranh luận về cơ sở thực tế cũng như lí thuyết, tính bền vững và tin cậy của CVM.. Tuy nhiên, việc áp dụng CVM trong các nghiên cứu đã và đang được tiến hành rất phổ biến ở các nước, trong các tổ chức và trong các trường đại học. Các chuyên gia hàng đầu trong ngành, những người yêu thích CVM không ngừng cải tiến các khâu trong tiến trình thực hiện các nghiên cứu CVM để nó phù hợp, logic và thực tế hơn.

c) Các nội dung quan trọng trong bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi trong các nghiên cứu sử dụng CVM thường là những bảng câu hỏi tương đối dài và khó hiểu. Vì thế, việc xác định các nội dung then chốt trong bảng câu

hỏi nhằm làm cho bảng câu hỏi chặt chẽ và dễ hiểu là một việc làm hết sức cần thiết. Có năm vấn đề quan trọng nhất trong bảng câu hỏi CV, bao gồm:

(1) Lựa chọn giữa hỏi mức sẵn lòng trả (WTP) hay nhận đền bù (WTA)

WTP thường được dùng trong các trường hợp cải thiện chất lượng môi trường hoặc để bảo tồn một loại tài nguyên nào đó… và người dân sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để các dự án đó được tiến hành.

WTA thường được hỏi khi có dự án gây ô nhiễm, và người ta muốn biết người dân sẽ nhận một mức đền bù là bao nhiêu để chấp nhận sống chung với ô nhiễm hay khi dự án đó làm mất đi một khu rừng, mất đi loài động vật mà họ thích ngắm…

Về mặt lí thuyết, WTP và WTA có giá trị tương đương nhưng thực tế lại khác. Người được hỏi thường phát biểu mức WTP tối thiếu nhưng WTA thì tối đa vì WTP chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập còn WTA thì không bị ảnh hưởng.

Thông thường thì WTP được ứng dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu. Nói như thế không có nghĩa là hỏi WTP sẽ phản ánh đúng giá trị của tài nguyên thiên nhiên vì WTP thường là mức tối thiểu, nhưng nếu hỏi về WTA sẽ đánh giá quá cao giá trị của tài nguyên hoặc chi phí của ô nhiễm.

(2) Tình huống giả định

Tình huống giả định là nội dung then chốt đối với bảng câu hỏi CV. Tình huống giả định càng cụ thể, càng thực tế sẽ giúp cho việc phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn. Các nghiên cứu CV có kết quả cao thường là những nghiên cứu xây dựng được tình huống giả định thuyết phục.

(3)Các cách hỏi WTP/WTA :

- Câu hỏi mở (Open - ended question) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người trả lời sẽ được hỏi câu “anh/chị sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để…” và số tiền bao nhiêu là do người trả lời suy nghĩ và nói ra. Những trường hợp có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này:

+ Tiết lộ mức WTP thật: người trả lời có thể phát biểu WTP cực đại thật của họ, mức này phản ánh đúng giá trị thực tế tài nguyên đó mang lại cho họ. Đây là điều mà

Một phần của tài liệu Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước sông Cà Ty - Phan Thiết (Trang 34)