Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dòng sản phẩm tự động hóa trạm tại công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH (Trang 60)

6. Kết cấu của đề tài

3.4 Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Những thành tựu đã đạt được:

Qua hơn 5 năm kể từ lúc định hướng và phát triển dòng sản phẩm Tự động hóa trạm EDH đã đạt được thành tựu như: Khởi đầu vào năm 2008 EDH ký được hợp đồng đầu tiên cung cấp cho trạm 110kV Xi măng Hòa Phát (hệ thống của Siemens). Đến 2009 làm dự án trạm 220kV Đồng Hòa (hệ thống của Siemens). Năm 2010 là mở rộng trạm 500kV Quảng Ninh (hệ thống của Siemens), trạm 220kV Bắc Giang (hệ thống của ABB) và trạm 220kV Sóc Sơn (hệ thống của ABB). Năm 2011 mở

rộng trạm 500kV Quảng Ninh giai đoạn hai (hệ thống của Siemens), trạm 220kV Hà Giang (hệ thống của Alstom - Areva). Như vậy EDH có thể tham gia đấu thầu cạnh tranh tất cả các dự án mời thầu cũng như chỉ định thầu về lĩnh vực Tự động hóa trạm từ 110kV đến 500 kV cấp cao nhất của lưới điện Việt Nam. Để đạt được kết quả này Ban giám đốc cũng như toàn thể những kỹ sư được đào tạo và phát triển dòng sản phẩm này phải cố gắng rất nhiều để nắm bắt và phát triển công nghệ.

Việc nghiên cứu ứng dụng tiêu chuẩn IEC61850 cho việc truyền thông giữa các rơ le của các hãng khác nhau đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho dòng sản phẩm này. Bởi lẽ lưới điện Việt Nam không chỉ đơn thuần hiện đại hóa các công trình xây mới mà còn cải tạo và nâng cấp các công trình hiện có,vì thế tiêu chuẩn IEC61850 là lời giải cho bài toán giao tiếp giữa các phần tử hiện hữu và các phần tử mới trong quá trình xây dựng một hệ thống tích hợp toàn diện. Đây có thể tạm thời coi là một lợi thế cạnh tranh rõ ràng của EDH, tính đến thời điểm hiện tại EDH là nhà thầu đầu tiên có thể kết nối rơle của 3 hàng hàng đầu thế giời về lĩnh vực này là Siemens, ABB, Areva. Mặc dù lợi thế này có thể không được lâu vì các đơn vị khác cũng có khả năng học hỏi rất cao, nhưng điều này có ý nghĩa rất lớn về mặt công nghệ với vai trò là người tiên phong trong việc ghép nối các hệ thống khác nhau.

Những hạn chế và tồn tại:

Mặc dù dòng sản phẩm này đã đạt được một số lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên dòng sản phẩm này vẫn còn rất nhiều hạn chế, đó là lý do khiến khả năng cạnh tranh chưa cao:

- Về chất lượng sản phẩm: Sản phẩm đã đạt được một số tiểu chuẩn chất lượng của IEC, TCVN, EVN và một số tổ chức khác. Tuy nhiên trên thực tế các sản phẩm khi lắp đặt vận hành tại các công trường vẫn còn những sai sót về mặt thiết kế hay thử nghiệm, có thể sai sót không quá lớn nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của khách hàng. Hơn nữa vì vòng đời của dòng sản phẩm dài nên EDH chưa thực sự đảm bảo tuyệt đối về các sản phẩm đưa vào vận hành.

- Về quá trình cải tiến sản phẩm: Tuy đã đầu tư về vấn đề nghiên cứu phát triển và đạt được thành tựu là ứng dụng tiêu chuẩn IEC61850 cho việc truyền thông giữa các rơ le của các hãng khác nhau. Nhưng quá trình nghiên cứu & phát triển sản phẩm chưa có tính hệ thống và được đầu tư thích đáng nên việc triển khai thiết kế cũng như lắp đặt vận hành vẫn còn nhiều vướng mắc.

- Về giá thành sản phẩm: Mặc dù đã cố gắng để có mức giá bán cạnh tranh, nhưng giá thành sản phẩm vẫn còn cao. Trên thực thế đấu thầu cạnh tranh, trong nhiều gói thầu giá EDH đưa ra có thể cao hơn đối thủ cạnh tranh 15-20 % tùy vào từng gói thầu. Ở thời điểm hiện tại các chủ đầu tư vẫn lấy tiêu chí về giá làm tiêu chí chính cho các nhà thầu, vì lý do này mà EDH đã mất đi lợi thế cạnh tranh rõ ràng.

- Về dịch vụ khách hàng: Với đội ngũ kinh doanh được đào tạo bài bản để tiếp thị những sản phẩm mang tính công nghệ cao đã phần nào gây được ảnh hưởng tốt đến khách hàng. Tuy nhiên vấn đề sau bán bán hàng chưa được EDH quan tâm như một lợi thế cạnh tranh rõ ràng, trên thực tế số lượng cán bộ cũng như trình độ về dịch vụ khách hàng kỹ thuật là còn nhiều yếu kém, chưa có chương trình cam kết hỗ trợ khách hàng sau bán hàng một cách chi tiết.

Trong hầu hết các dự án EDH hầu như đều giao hàng chậm so với tiến độ như hợp đồng đã ký kết. Thiệt hại về mặt hữu hình là phạt hợp đồng thì đã rõ ràng, tuy nhiên thiệt hại về mặt uy tín thì khó có thể mà đo lường vì khi niềm tin của khách hàng bị sói mòn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các dự án trong tương lai.

- Về uy tín của dòng sản phẩm: Tính đến thời điểm hiện tại thương hiệu sản phẩm Tự động hóa trạm bắt đầu có tiếng nhưng chưa đi vào tiềm thức của các chủ đầu tư, bởi thị phần về tâm trí khách hàng sẽ quyết định rất nhiều đến việc mua hàng.

Như vậy với những gì EDH đã làm được và chưa làm được cho thấy: Đối với dòng sản phẩm Tự động hóa đã có sức cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên năng

lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế và chưa đạt được vị thế có năng lực cạnh tranh cao cũng như vị thế dẫn đầu mà ban giám đốc mong muốn.

Nguyên nhân:

- Hậu cần kinh doanh: Dịch vụ khách hàng còn nhiều hạn chế đặc biệt trong vấn đề xử lý đơn hàng ảnh hưởng đến thời gian giao hàng.

- Sản xuất: Nỗ lực trong quản lý chất lượng chưa cao

- Marketing và bán hàng: Chiến lược Marketing và bán hàng chưa được hoạch định cụ thể với tiềm năng phát triển của sản phẩm. Đặc biệt đội ngũ bán hàng chưa chuyên nghiệp, chương trình định giá chưa xây dựng một cách khoa học, chiến lược truyền thông chưa được hoạch định một cách bài bản.

- Nghiên cứu phát triển: Phòng R&D chưa được đầu tư đúng với vai trò quan trọng của nó như: cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự, chương trình định hướng nghiên cứu và một yếu tố nữa đóng vai trò xúc tác cho quá trình sáng tạo là cơ chế đãi ngộ với các nhân viên R&D.

- Nhân sự: Đội ngũ nhân sự tuổi nghề nhìn chung còn tương đối trẻ so với các đơn vị cũng ngành, cần tăng cường công tác đào tạo và phát triển nhằm thúc thẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nhanh và bền vững.

- Cơ sở hạ tầng: Cần tăng cường công tác quản trị tổng quát, tài chính kế toán, quản trị chất lượng hệ thống nói chung.

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Còn nhiều vấn đề bất cập, cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008 còn chưa thực sự chấm dứt và đang đối đầu với nguy cơ của cuộc khủng hoảng mới ảnh hưởng tới bất ổn kinh tế vĩ mô gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là trong dài hạn EDH cần nỗ lực xây dựng cho mình những lợi thế cạnh tranh bền vững. Muốn đạt được điều này phải bắt đầu từ tầm nhìn và định vị của ban giám đốc để từ đó thấy được vị trí thực tại của dòng sản phẩm này trên thị trường. Trên cở định vị và mong muốn về

vị thế cạnh tranh tốt trong tương lai ban giám đốc phải để gia các chiến lược cụ thể, trên cở sở đó đưa ra nhóm những giải pháp để tạo dựng và duy trì những lợi thế cạnh tranh này. Để trả lời cho vấn đề này tác giả sẽ đề xuất các giải pháp chủ yếu ở Chương 4 của luận văn.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DÒNG SẢN PHẨM TỰ ĐỘNG HÓA TRẠM

4.1Lựa chọn chiến lược phát triển

Với tầm nhìn đến năm 2020 EDH trở thành một nhà cung cấp sản phẩm & dịch vụ kỹ thuật về Tự động hóa trạm hàng đầu Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển lưới điện thông minh ( Smart Gird ) một xu hướng của phát triển điện lực hiệu suất cao không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới khi đứng trước thách thức cạn kiệt về tài nguyên.

Với tầm nhìn đó các mục tiêu chiến lược EDH đề ra là:

Bảng 41: Các mục tiêu chiến lược

Giai đoạn 2011-1014 Giai đoạn 2014-2017 Định hướng 2017 -2020

Tăng trưởng doanh số hàng năm từ 20-40%

Tăng trưởng lợi nhuận từ 15-30%

Trở thành nhà cung cấp giải pháp lưới điện thông minh hàng đầu Việt Nam và có thể hỗ trợ một số dự án trong khu vực Đông Nam Á.

Lợi nhuận hàng năm

khoảng 10-15 % Giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu Nguồn: Công ty EDH

Trong giai đoạn 2011 -2014 theo tác giả nên EDH tập trung khắc phục những yếu kém về các mặt và đầu tư mạnh về nghiên cứu phát triển nhằm nắm bắt hầu hết các xu hướng công nghệ trong lĩnh vực nhằm tạo ra những sản phẩm có độ tin cậy cao. Sản phẩm chất lượng có độ tin cậy cao sẽ làm tiền đề cho uy tín cũng như duy trì lòng trung thành của khách hàng trong các dự án sau. Trong giai đoạn này tác giả vẫn đánh giá là giai đoạn khó khăn khi chưa có lợi thế cạnh tranh bên vững, bởi lẽ đó mục tiêu tăng trưởng số lượng dự án cũng như doanh thu là mục tiêu số lượng để

có cơ hội năng cao năng lực triển khai dự án chứ không phải là mục tiêu lợi nhuận, bên cạnh đó là đầu tư vào R&D để có được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Một vấn đề nữa tác giả cho rằng, đây không chỉ đơn thuần là xu hướng Marketing hiện đại mà nó còn phù hợp với đặc trưng của sản xuất theo dự án đó là Marketing mối quan hệ khách hàng. EDH phải đầu tư thu hút, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.

Trong giai đoạn 2011-2014, theo nhận định của tác giả đây là giai đoạn EDH bắt đầu tăng trưởng theo chỉ tiêu lợi nhuận vì đã đạt được năng lực cạnh tranh tương đối bền vững khi làm chủ được các công nghệ tiên tiến tương ứng với năng lực đầu tư tài chính của chủ đầu tư. Bên cạnh đó vẫn duy trì mối quan hệ với khách hàng mục tiêu và tiếp tục đầu tư hơn nữa vào R&D để có thể cung cấp những gói dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dòng sản phẩm tự động hóa trạm tại công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w