Các sản phẩm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dòng sản phẩm tự động hóa trạm tại công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH (Trang 27)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1.3 Các sản phẩm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty EDH thành lập từ ngày 15 tháng 7 năm 1995 và trong suốt hơn 15 năm qua, Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực:

*) Kinh doanh thiết bị điện cao thế, trung thế và hạ thế.

*) Sản xuất tủ bảng điện cung cấp cho các ngành công nghiệp, các nhà máy, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các trạm biến áp đến 500 kV cũng như cho các tòa nhà, siêu thị.

*) Xây lắp các công trình điện đến điện áp 110 kV. 3.1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty từ năm 2007 đến năm 2010:

Bảng 31: Kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh từ năm 2007-2010

Năm 2007 2008 2009 2010 Doanh thu từ bán hàng và cung cấp các dịch vụ 88,039,499,23 3 241,683,679,47 7 258,642,526,45 9 330,682,577,1 86

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 88,039,499,23 3 241,683,679,47 7 258,121,900,90 0 330,676,736,3 29 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp các dịch vụ 20,084,879,01 4 37,231,847,87 4 51,701,148,37 2 70,824,662,7 59

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

9,131,891,14 7 4,377,631,03 0 19,163,055,10 6 6,116,027,2 20 Lợi nhuận khác 934,822,11 0 693,058,25 2 (50,285,00 6) 309,635,3 87 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

10,066,713,25 7 5,070,689,28 2 19,112,770,10 0 6,425,662,6 07

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

7,249,162,81 6 4,521,647,68 6 16,710,353,11 8 4,989,599,9 30

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty EDH Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ:

Biểu đồ 31: Doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ 2007-2010

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp:

Biểu đồ 32: Lợi nhuận từ các sản phẩm và dịch vụ 2007-2010

Như vậy trong khoảng thời gian 4 năm từ 2006-2010 EDH luôn giữ vững được sự phát triển, đặc biệt là từ lúc khủng hoảng kinh tế từ 2008 đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Hơn nữa, những năm gần đây chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ đã làm không ít doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn cũng như giữ vững sự

VNĐ

Năm

Năm VNĐ

tăng trưởng. Với doanh thu đến năm 2010 là hơn 300 tỷ, lãi ròng xấp xỉ 6 tỷ đã chứng tỏ phần nào uy tín cũng như năng lực của EDH trong ngành.

3.1.2 Giới thiệu về sản phẩm và đặc trưng của sản phẩm

3.1.2.1 Sản phẩm tự động hóa trạm

EDH là nhà cung cấp giải pháp tự động hoá hệ thống cung cấp điện hàng đầu tại Việt Nam. Từ các giải pháp đơn giản, kinh tế áp dụng cho hệ thống điện hạ thế 400V đến các hệ thống phức tạp có cấu trúc mạch vòng kép, dự phòng nóng 100% cho các trạm 220kV, 500kV đều đã được công ty EDH thực hiện thành công.

Nguồn: Công ty EDH

Hình 31: Hình trạm sản phẩm Tự động hóa trạm 220kV Đồng hòa

EDH đã thực hiện nâng cấp, mở rộng nhiều trạm sử dụng chuẩn truyền thông của nhà sản xuất như trạm 220kV Bắc Giang với mạng truyền thông LON, SPA của ABB hoặc trạm 220kV Mai Động sử dụng hệ thống điều khiển LSA của Siemens.

Giao thức truyền thông mới nhất IEC61850 cũng đã được công ty EDH áp dụng cho các trạm như trạm 110kV Xi-măng Hoà Phát, trạm 220kV Đồng Hoà, trạm 500kV Quảng Ninh.

Khi ứng dụng giải pháp tự động hóa trạm sẽ đạt được những lợi ích sau:

Giảm được chi phí đầu tư cả vòng đời dự án: Tự động hóa trạm là sự thay thế hệ thống điều khiển bảo vệ kiểu tương tự và điện cơ, hệ thống giám sát và thiết bị thông tin trong trạm bằng các rơle kỹ thuật số (microprocessor relays), các thiết bị số hóa khác gọi chung là IED (Intelligent Electronic Devices) và hệ thống máy tính tích hợp. Tự động hóa trạm liên quan đến việc ứng dụng mạng thông tin số trong trạm, từ trạm này tới trạm khác và tới các trung tâm điều khiển ứng dụng. Do đó chi phí đầu tư ban đầu có thể lớn hơn, tuy nhiên bù lại các chi phí vận hành bảo dưỡng, chi phí nâng cấp mở rộng và đặc biệt giảm thiểu các chi phí do sự cố, thời gian khắc phục sự cố trong các trạm cũ, kiểu truyền thống gây ra sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, tính trong cả vòng đời dự án, có thể dễ dàng nhận thấy lợi ích về mặt kinh tế mà hệ thống tự động hóa trạm biến áp mang lại.

Trong hệ thống tự động hóa trạm các thiết bị rơle bảo vệ, điều khiển và thu thập dữ liệu được đặt trong các tủ điều khiển bảo vệ ngoài trời hoặc các tủ đặt trong container, ngay tại chân các thiết bị nhất thứ của trạm. Các tủ này được kết nối lên mạng LAN quang và nối tới hệ thống máy tính trong phòng điều khiển trung tâm. Tín hiệu liên động giữa các ngăn lộ được truyền qua mạng LAN theo giao thức chuẩn IEC-61850. Do đó lượng cáp điện giảm đi khoảng 50-70% so với kiểu truyền thống, một lượng chi phí đầu tư rất ấn tượng.

Chi phí rủi ro sự cố: Mạng LAN bằng cáp quang của hệ thống tích hợp thay thế phần lớn cáp đồng trong sân trạm biến áp, giảm thiểu rất nhiều nguy cơ sự cố do chạm chập cáp điện gây ra đối với hệ thống kiểu cũ. Hệ thống tích hợp làm giảm thiểu đáng kể các thiết bị trung gian, các thiết bị với chức năng riêng lẻ và rất linh hoạt trong việc thay đổi các yêu cầu liên động trong vận hành, bảo dưỡng cũng như giảm thiểu thời gian khắc phục sự cố với sự trợ giúp tích cực của hệ thống tích hợp và các thiết bị điện tử thông minh. Đồng thời, các IED luôn được giám sát liên tục

và hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo liên quan tới tình trạng làm việc của các thiết bị này ngay khi phát hiện bất thường. Nhiều thiết bị mạng với khả năng rút kéo giảm thiểu thời gian sửa chữa thay thế. Tất cả những điều đó cho thấy lợi ích thu được do chi phí rủi ro sự cố giảm đi so với trạm kiểu truyền thống.

Chi phí vận hành bảo dưỡng: Tự động hóa trạm cung cấp khả năng chưa từng có hoặc vượt trội trong công tác giám sát vận hành hệ thống, thu thập dữ liệu vận hành tự động, xuất các báo cáo, lưu trữ dữ liệu làm đầu vào cho các tiện ích và ứng dụng mới. Nhờ đó, các thiết bị quan trọng như máy biến áp, máy cắt, … có thể được bảo dưỡng đúng thời điểm cần thiết thay vì phải kiểm tra định kỳ như trước đây. Dựa trên các thông tin đầy đủ và chính xác được lưu trữ và phân tích trong quá trình vận hành, các thiết bị chỉ được thay thế, trạm chỉ được mở rộng nâng công suất khi thực sự cần thiết mà không phải đầu tư lãng phí.

Hệ thống tích hợp trạm biến áp được xây dựng tuân theo các quy trình kỹ thuật an toàn điện của trạm biến áp do Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành. Cụ thể là: - Giao diện vận hành được thiết kế thân thiện, giúp người vận hành dễ dàng thao tác cũng như giám sát hoạt động của toàn trạm.

- Hệ thống mạng LAN kép, với cấu trúc ngang bằng, và hệ thống điều khiển mimic tại các ngăn tủ ngoài trời, cho phép người vận hành vẫn có thể điều khiển được thiết bị ngay cả khi hệ thống máy tính bị sự cố bảo đảm cho hệ thống có độ tin cậy cao. Đặc điểm này nằm trong nguyên lý thiết kế chung: khi xảy ra trục trặc ở bất cứ phần tử nào cũng không được gây gián đoạn hoạt động của các phần tử khác trong hệ thống.

- Hệ thống cung cấp nhiều ứng dụng đi kèm thuận tiện trong vận hành và xử lý sự cố, ví dụ như tự động ghi sự cố có đồng bộ thời gian với đồng hồ vệ tinh GPS, tính toán nhiệt độ dầu máy biến áp theo thời gian thực, truy xuất các thông số đo lường qua hệ thống tin nhắn SMS v.v…

Chi phí nâng cấp mở rộng: Như đã nêu ở trên, chi phí nâng cấp mở rộng được tiết kiệm do đầu tư đúng lúc, đúng chỗ. Hơn nữa, đặc tính mở của hệ thống cho

phép tích hợp nhiều thiết bị của các hãng khác nhau, đồng thời cho phép người sử dụng có thể tự xây dựng các ứng dụng riêng phù hợp với từng trạm riêng biệt. Hệ thống được xây dựng theo các tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới, không những giảm đi tính độc quyền trong việc cung cấp hàng hóa mà còn tạo ra thuận lợi lớn cho người dùng trong việc nâng cấp, mở rộng hệ thống trong tương lai.

Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống: Ngoài các chức năng cảnh báo, đo lường giám sát trực tiếp các thiết bị và thông số vận hành như trong các trạm truyền thống vốn có, các phần tử trong hệ thống tích hợp được giám sát liên tục, thông tin vận hành được lưu trữ tự động theo thời gian, cảnh báo được lưu trữ với thông tin chính xác về thời gian, ca trực, thiết bị có trục trặc,… đảm bảo cho công tác vận hành đạt được hiệu quả cao nhất trong mọi tình huống.

Báo cáo được lưu trữ và in ra máy in theo nhu cầu vận hành hệ thống đảm bảo thông tin chính xác cả về mặt thông số và thời gian.

Dữ liệu quá khứ của hệ thống rất hữu ích cho công tác điều tra phân tích sự cố, phân tích tính ổn định của hệ thống và đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các đối tượng liên quan.

Các tiện ích tính toán thời gian thực sẵn có của hệ thống hoặc các tiện ích được phát triển bởi người dùng mở ra cơ hội rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả vận hành theo nhu cầu của người sử dụng cũng như các yêu cầu mới xuất hiện trong tương lai.

Đón đầu xu hướng phát triển: Ứng dụng hệ thống tích hợp trạm biến áp là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ thông tin. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu nâng cấp mở rộng hệ thống một cách dễ dàng, hệ thống tích hợp còn là khởi điểm cho công tác số hóa và lưu trữ dữ liệu hệ thống điện, từng bước thay thế hoàn toàn quan niệm vận hành hệ thống theo kinh nghiệm thực tế.

Dữ liệu hệ thống điện theo thời gian thực được lưu trữ và khai thác tập trung theo nhu cầu người dùng là một phần không thể thiếu trong công tác xây dựng và điều tiết thị trường điện đang được hình thành.

Hệ thống sẵn sàng cho xu hướng trạm không người trực theo định hướng phát triển của Tập đoàn điện lực Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu giám sát vận hành từ xa của các Công ty truyền tải điện, các Công ty điện lực ngay tại văn phòng công ty.

Hệ thống tích hợp trạm biến áp là bước đi khởi đầu trong công tác xây dựng lưới điện thông minh (Smart Grid), một khái niệm mới đang trở thành xu hướng tất yếu trong việc cải hóa hệ thống điện trên toàn thế giới.

Đối với dòng sản phẩm Tự động hóa trạm có ba sản phẩm chính tương ứng với 3 cấp điện áp 500kV, 220kV và 110kV, các sản phẩm này chỉ khác nhau về cấp điện áp và vật tư sử dụng. Tuy nhiên chúng đều có kết cấu, phần cứng, phần mềm, cách lắp đặt và vận hàng giống nhau. Với lý do đó trong các phân tích tiếp theo tác giả coi dòng sản phẩm này như một sản phẩm đồng nhất để quá trình phân tích đánh giá tập trung hơn.

3.1.2.2 Tiềm năng phát triển của thị trường

Nước ta vẫn đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất cả các lĩnh vực. Đứng trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế với tốc độ phát triển nhanh của các phụ tải lớn như các nhà máy, khu công nghiệp thì vấn đề an ninh năng lượng được Chính phủ coi là vấn đề trọng tâm và đã phê duyệt Chiến lược phát triển phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 tầm nhìn 2025.

Theo công văn số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007, tác giả đã thống kế khối lượng các công trình cũng như nhà máy điện cần xây dựng:

Bảng 32: Số lượng Trạm biến áp và khối lượng đường dây theo dự định xây dựng

Cấp điện áp Đường dây (km) Trạm biến áp (số lượng/MVA)

500kV 21 468 76/58 800

220kV 18 212 540/13 2341

110kV 26 000 3000/179 250

Nguồn: Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg

Số lượng các nhà máy điện cần xây dựng giai đoạn 2011-2015 là 154 nhà máy bao gồm nhà máy Thủy điện, Nhiệt điện, Điện hạt nhân, Năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên để quản lý, vận hành và khai thác một cách tối ưu nguồn năng lượng trên. Quy định của Bộ Công thương có thông tư số 12/2010/TT-BCT về việc Quy định hệ thống truyền tải điện có nêu rõ việc xây dựng các công trình có sự dụng hệ thống Tự động hóa như sau:

- Các trạm biến áp từ cấp điện áp 220kV trở lên phải được trang bị hệ thống điều khiển phân tán DCS có hai (02) cổng kết nối trực tiếp, đồng thời và độc lập về vật lý với hệ thống SCADA/EMS của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định phân cấp vận hành hệ thống điện. Các trạm biến áp 110kV phải được trang bị hệ thống điều khiển phân tán DCS hoặc RTU có hai (02) cổng kết nối trực tiếp, đồng thời và độc lập về vật lý với hệ thống

SCADA/EMS của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định phân cấp vận hành hệ thống điện.

- Các nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30MW và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải phải được trang bị hệ thống điều khiển phân tán DCS có hai (02) cổng kết nối trực tiếp, đồng thời và độc lập về vật lý với hệ thống SCADA/EMS của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định phân cấp vận hành hệ thống điện.

Không những vậy một số khách hàng công nghiệp như xi măng, thép… cũng rất quan tâm phát triển hệ thộng này vì họ muốn tích hợp vào hệ thống Tự động hóa chung của toàn nhà máy.

Qua phân tích trên cho thấy phân khúc của dòng sản phẩm Tự động hóa Trạm đang rất phát triển. Tuy nhiên đứng trước một cơ hội lớn bao giờ cũng đi cùng một thách thức lớn, vì dòng sản phẩm này là dòng sản phẩm tích hợp công nghệ cao nên yêu cầu năng lực của các doanh nghiệp tham gia vào phân khúc này cũng rất lớn.

3.1.2.3 Quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng

Bước 1. Nhận thông tin về đấu thầu:

Mọi thành viên trong Công ty khi biết thông tin mời tham gia dự án, đấu thầu, chào hàng cạnh tranh đều có thể thông báo cho Tổng Giám đốc, phòng Dự án biết. Phòng Dự án tiếp nhận thông tin và ghi tóm tắt yêu cầu, địa chỉ và người liên hệ vào sổ tiếp nhận yêu cầu khách hàng.

Bước 2. Xem xét:

Phòng Dự án cử người tiếp xúc, thăm dò, nghiên cứu tìm hiểu nội dung của HSMT, xem xét chi tiết các chủng loại hàng hoá và ghi lại kết quả xem xét vào biểu P-21- F1 rồi trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định, nếu không có khả năng thì dừng, nếu có khả năng thì mua HSMT.

Nguồn: ISO công ty EDH

Bước 3. Mua hồ sơ mời thầu:

Sau khi đã nghiên cứu và phân tích kỹ thế mạnh, khả năng cung cấp hàng, phòng Dự án tiến hành mua hồ sơ mời thầu HSMT.

Bước 4. Nghiên cứu và phân công:

Phòng Dự án sau khi nghiên cứu kỹ nội dung HSMT và các thông tin liên quan đến HSMT, báo cáo với Tổng Giám đốc về kế hoạch sơ bộ rồi tiến hành lập kế hoạch để thực hiện hồ sơ dự thầu, phân công cụ thể cho các đơn vị liên quan thực hiện các yêu cầu của HSMT, nếu không có khả năng hoặc đủ điều kiện dự thầu thì

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dòng sản phẩm tự động hóa trạm tại công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ EDH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w