6. Kết cấu của đề tài
3.2.1 Tiêu chí về thị phần của sản phẩm
Thị phần của các nhà cung cấp sản phẩm Tự động hóa trạm:
Bảng 33: Doanh số các năm của dòng sản phẩm Tự động hóa trạm ( đơn vị: Tỷ VNĐ)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Jun-11 EDH - - 5.80 14.90 13.20 8.60 ATS 20.50 39.80 24.60 55.90 40.80 22.90 ENTEC - - - 5.5 0 6.9 0 5.5 0 Nguồn: Phòng dự án-Công ty EDH
Theo như bảng thống kê doanh số các công trình mà mỗi nhà thầu thấy rằng, ATS là công ty tiên phong phát triển dòng sản phẩm này đầu tiên tại Việt Nam với sự hỗ trợ của hãng rơ le SEL của Mỹ, bởi lẽ đó ATS luôn có được doanh số từ dòng
sản phẩm này hơn hẳn so với EDH và ENTEC. Năm 2006 EDH bắt đầu định hướng chiến lược phát triển dòng sản phẩm này bằng việc đầu tư trang thiết bị và nhân lực nhằm dành thị phần dòng sản phẩm này với ATS dưới sự hỗ trợ của các hãng ABB, Siemens, AREVA. Tuy nhiên phải đến năm 2008 EDH mới có được hợp đồng đầu tiên với dòng sản phẩm này với hợp đồng xây dựng trạm 110kV Xi măng Hòa phát. Năm 2009 ENTEC cũng đánh dấu sự có mặt của mình trong phân khúc này với dự án trạm 220kV Bạc Liêu bằng sự hỗ trợ của hãng Siemens.
Từ biểu đồ phân tích thị phần của ba nhà cung cấp dòng sản phẩm Tự động hóa trạm tại Việt Nam cho thấy: Mặc dù thị phần của các nhà cung cấp có thay đổi, tuy nhiên ATS vẫn là đơn vị đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần phân khúc này. Điều này cũng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ATS rất tốt trong phân khúc. Thị phần của EDH và ENTEC đang có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên tốc độ thay đổi còn chậm, nguyên nhân xuất phát từ năng lực cạnh tranh trong phân khúc còn nhiều hạn chế.
Với yêu cầu cấp bách của Đảng và nhà nước về việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện, Tự động hóa trạm và lưới điện thông minh được coi là giải pháp tiết kiệm năng lượng. Nhà nước đã và đang đầu tư rất nhiều vào việc phát triển các hệ thống này, bởi vậy phân khúc sản phẩm Tự động hóa trạm được rất nhiều nhà cung cấp quan tâm. Trong tương lai gần EDH ngoài việc cạnh tranh với ATS và ENTEC có thể phải cạnh tranh với một số đối thủ nhứ Công ty CP SEE Sài Gòn, Công ty TNHH LS-Vina. Trong bối cảnh này việc xây dựng các lợi thế cạnh tranh bền vững trong dài hạn là yếu tố tiên quyết cho việc chiếm lĩnh thị trường dòng sản phẩm này.
Để thấy được năng lực thực hiện các dự án qua thời gian tác giả cũng đánh giá doanh thu và lợi nhuận của dòng sản phẩm Tự động hóa trạm từ năm 2006 – 6/2011 (đơn vị VNĐ):
Bảng 34: Doanh thu và lợi nhuận dòng sản phẩm Tự động hóa trạm từ 2006-2011
Nguồn: Thống kê doanh số - Phòng Dự án – Công ty EDH
Từ bảng phân tích cho thấy rằng, hai năm đầu EDH bắt đầu định hướng phát triển dòng sản phẩm này nhưng chưa có doanh thu bởi lẽ năng lực kỹ thuật chưa đáp ứng được với yêu cầu của chủ đầu tư. Tháng 10-11 năm 2007 EDH bất đầu cử người đi học phát triển hệ thống này của hãng Siemens, đến đầu năm 2008 tiếp tục cử người đi học hệ thống này của hãng ABB và có được hợp đồng đầu tiên năm 2008. Tính từ thời điểm đó đến bây giờ doanh thu và lợi nhuận trực tiếp từ dòng sản phẩm này có nhiều tín hiệu khả quan, mặc dù tốc độ tăng trưởng chưa cao nhưng có nhìn chung có sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng.