Phát triển các quan hệ thị trường công nghệ

Một phần của tài liệu Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 93)

10. Kết cấu luận văn

3.1.4. Phát triển các quan hệ thị trường công nghệ

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập chính là thể hiện vai trò chủ thể của những tổ chức này trên thị trƣờng công nghệ. Nhƣ vậy, môi trƣờng để tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN phát huy tác dụng là một thị trƣờng công nghệ phát triển lành mạnh.

Thị trƣờng công nghệ thực chất là phƣơng thức thƣơng mại hóa các sản phẩm của hoạt động KH&CN, thúc đẩy sự gằn kết KH&CN với sản xuất và đời sống.

Ở nƣớc ta, từ lâu các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp đã đƣợc thừa nhận có tƣ cách pháp nhân, là chủ thể của thị trƣờng hoạt động KH&CN với quyết định 175/CP ngày 29/4/1981, Quyết định 268/CP ngày 30/7/1990; Nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992…Bản thân các tổ chức KH&CN cũng đã tích cực tự đổi mới tổ chức, thay đổi chức năng hoạt động để phù hợp với cơ chế thị trƣờng.

Tuy nhiên, thị trƣờng công nghệ ở nƣớc ta trong thời gian qua còn rất sơ khai, hoạt động chƣa mạnh, chƣa hình thành hệ thống tổ chức thị trƣờng khoa học và công nghệ hoạt động theo đúng ý nghĩa của nó (là có quản lý, có trật tự, trên cơ sở luật pháp) mà mới chỉ có các tổ chức hoạt động liên quan đến môi giới chủ yếu là nơi mua bán thiết bị dây chuyền sản xuất và chuyển giao kỹ thuật sản xuất, và các dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ kỹ thuật, tổ chức các hội chợ triển lãm sản phẩm sản xuất trong nƣớc, trong đó có mặt các sản phẩm mới, công nghệ mới; một số hội chợ thƣơng mại quốc tế…Các hội chợ này chƣa phải là hội chợ giao dịch mua bán công nghệ. Mặt khác, số lƣợng sản phẩm hàng hóa của thị trƣờng công nghệ ở nƣớc ta còn nghèo nàn, nhất là các công nghệ phục vụ sản xuất công nghiệp, chế biến sản phẩm, các giống cây, con mới và kiểu dáng công nghiệp cũng còn rất hạn chế. Điều này đƣợc chứng minh là số bằng sánh

chế (patent) đƣợc cấp đăng ký hàng năm chỉ từ 30 – 40 patent cho trên 2000 kết quả đề tài, dự án đƣợc nghiệm thu có kết quả đƣợc đánh giá là tốt. Vì vậy, để các sản phẩm KH&CN đƣợc thƣơng mại hóa, trƣớc hết nó phải đƣợc patent hóa, và trong tƣơng lai, một thị trƣờng phát triển lành mạnh phải là những thị trƣờng diễn ra các các hoạt động mua bán trao đổi patent, licence, know – how trên cơ sở đƣợc luật pháp bảo hộ.

Trong thực tế hiện nay, những nỗ lực tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN cũng đang gặp phải những vấn đề có liên quan tới thƣơng mại hóa sản phẩm khoa học nhƣ:

- Thiếu các thông tin trong giao dịch mua bán công nghệ khiến các tổ chức KH&CN gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu.

- Thiếu các nguồn vốn “mạo hiểm” trong nghiên cứu triển khai là một nguyên nhân khiến các tổ chức KH&CN thực hiện các nhiệm vụ công ích (chủ yếu ở các tổ chức KH&CN khối địa phƣơng) không thể hiện đƣợc năng lực và tính năng động của mình trong cơ chế tự chủ.

- Thiếu các hạ tầng cơ sở cho thƣơng mại hoá là nguyên nhân cản trở các tổ chức KH&CN sử dụng tối đa các tiềm năng của mình trên cơ sở nguồn kinh phí đƣợc cấp từ ngân sách Nhà nƣớc.

- Thiếu các tổ chức môi giới thị trƣờng đã làm cho các tổ chức KH&CN; các doanh nghiệp khó thƣơng thảo với nhau trong mua bán công nghệ, làm cho hoạt động khoa học chƣa tập trung vào các vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm.

Do đó, cùng với chủ trƣơng tăng cƣờng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN, Nhà nƣớc cũng chú trọng phát triển các quan hệ thị trƣờng phục vụ sự gắn kết nghiên cứu và sản xuất. Bên cạnh đó, xây dựng và hoàn thiện các thiết chế làm cơ sở cho thƣơng mại hoá hoạt động khoa học và công nghệ, tích cực hình thành quan hệ mới tƣơng ứng với yêu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN. Chú ý quan tâm phát triển hệ thống dịch vụ môi giới, tăng cƣờng hỗ trợ tài chính dƣới nhiều hình thức hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ KH&CN và lành mạnh thị trƣờng công nghệ.

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trƣờng, một thị trƣờng công nghệ lành mạnh và phát triển là nhu cầu tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, đây chính là thị trƣờng cho toàn bộ chuỗi hoạt động đổi mới KH&CN.

Để phát triển nhanh chóng thị trƣờng công nghệ cần có các yếu tố sau:

(1) Các tổ chức KH&CN phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ KH&CN: Sản phẩm KH&CN đƣợc cung cấp trên thị trƣờng phải khả thi, có số lƣợng nhiều và phong phú đa dạng để có thể hình thành một thị trƣờng cạnh tranh.

(2) Sự tham gia của các doanh nghiệp đối với thị trƣờng công nghệ: Các doanh nghiệp có nhu cầu thƣờng xuyên cải tiến, đổi mới công nghệ và sản phẩm và họ cũng rất quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm KH&CN nhằm tạo ra ƣu thế cạnh tranh và tăng cƣờng lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh. Chỉ có nền kinh tế thị trƣờng lành mạnh, các doanh nghiệp mới thực sự có nhu cầu này. Bên cạnh các doanh nghiệp tham gia thị trƣờng công nghệ, còn có hiện diện của quản lý của Nhà nƣớc một chủ thể quan trọng trong vai trò tổ chức và điều phối mọi hoạt động của thị trƣờng công nghệ.

(3) Các tổ chức môi giới trung gian. Những tổ chức này là cầu nối giữa bên mua và bên bán các sản phẩm KH&CN. Vai trò của các tổ chức trung gian môi giới đặc biệt quan trọng trong thị trƣờng công nghệ, bởi vì các sản phẩm KH&CN là một loại hàng hóa đặc biệt chứa đựng nhiều yếu tố mạo hiểm, rủi ro khi giao dịch công nghệ. Các tổ chức môi giới trung gian có chức năng giảm thiểu những mạo hiểm đó.

(4) Hệ thống pháp lý. Luôn có một hệ thống pháp luật hữu hiệu để điều hòa hoạt động của thị trƣờng công nghệ và giải quyết các tranh chấp, cụ thể các văn bản QPPL nhƣ: Luật về sở hữu công nghiệp; luật SHTT ( bản quyền, patent, licence, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích…); luật hợp đồng chuyển giao, mua bán công nghệ, hợp đồng dịch vụ KH&CN…Những luật trên phải đủ chi tiết để có thể xử lý những tranh chấp xẩy ra trong hoạt động của thị trƣờng công nghệ.

3.2. Nhà nƣớc phải đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô về KH&CN.

Đối tƣợng quản lý thay đổi sẽ đòi hỏi về phƣơng thức quản lý cũng phải thay đổi. Không thể giữ nguyên phƣơng thức quản lý vĩ mô nhƣ cũ, cũng không phải xoá bỏ hoàn toàn vai trò quản lý của Nhà nƣớc. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức nghiên cứu và triển khai (R&D) chỉ có thể thực hiện trong điều kiện tồn tại cơ chế quản lý vĩ mô thích hợp.

Nhà nƣớc chỉ nên tập trung vào chức năng quản lý Nhà nƣớc và vai trò chủ sở hữu thay vì nhiệm vụ quản lý trực tiếp, toàn diện đơn vị R&D, cụ thể:

1) Đổi mới quản lý kế hoạch, coi trọng cơ chế điều tiết của thị trƣờng, đồng thời cải tiến quản lý kế hoạch theo hƣớng giảm tỷ lệ giao kế hoạch mang tính pháp lệnh, mở rộng phạm vi kế hoạch mang tính chỉ đạo, thực hiện biện pháp quản lý nhiệm vụ theo cơ chế chào hàng, hợp đồng và trách nhiệm.

2) Tiến hành đổi mới đối với cơ quan nghiên cứu khoa học, bao gồm đồng bộ các khâu liên quan nhiều đến chất lƣợng đầu ra, hiệu quả thực tế. Trong đó,

- Cải cách thể chế quản lý cơ quan nghiên cứu khoa học.

- Cải cách theo chiều sâu chế độ cấp phát theo hƣớng gắn với kết quả đầu ra, hiệu quả kinh tế cao, cấp phát kinh phí cho nghiên cứu khoa học chủ yếu dựa trên nguyên tắc hỗ trợ có mức độ và tuyển chọn qua cạnh tranh.

3) Nhà nƣớc luôn thể hiện vai trò của mình trƣớc những vấn đề đòi hỏi phải bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của quốc gia. Cũng nhƣ kinh tế, an ninh, quốc phòng..., lĩnh vực KH&CN đã nẩy sinh các khía cạnh liên quan tới Nhà nƣớc. KH&CN ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển đất nƣớc; là nhân tố quyết định năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, hiệu quả quản lý xã hội, chất lƣợng cuộc sống của một dân tộc. Đồng thời, để hoạt động tự phát, KH&CN sẽ khó phát triển mạnh mẽ bởi có rất nhiều hoạt động nghiên cứu không hấp dẫn đối với khu vực tƣ nhân. Hoạt động tự phát của KH&CN cũng còn gây nên những hậu quả tiêu cực nhƣ định hƣớng nghiên cứu vào những mục tiêu có hại cho cộng đồng hoặc một phƣơng hƣớng so với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc...

4) Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động KH&CN, Nhà nƣớc trong vai trò quản lý vĩ mô nên cần sử dụng nhiều biện pháp nhƣ:

- Vạch ra chính sách định hƣớng và hệ thống pháp luật tạo cơ chế, khuôn khổ pháp luật cho các hoạt động KH&CN diễn ra đúng hƣớng ổn định và công bằng.

- Vạch ra những dự án chiến lƣợc để tập trung lực lƣợng và tài nguyên vào các chƣơng trình trọng điểm quốc gia; phát triền nguồn nhân lực, hệ thống hạ tầng cơ sở cho hoạt động KH&CN.

- Thể hiện vai trò điều phối và can thiệp vào hoạt động của các tổ chức KH&CN khác nhau với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Sự xuất hiện của tổ chức R&D nhà nƣớc dựa trên những kỳ vọng lớn hơn của Nhà nƣớc (so với quản lý vĩ mô) vào hoạt động KH&CN phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Có thể chia ra làm 3 loại tổ chức KH&CN sau:

- Tổ chức KH&CN hoạt động trong các lĩnh vực mà khu vực tƣ nhân không muốn tham gia do thiếu cơ chế thị trƣờng hoặc do không đem lại lợi nhuận hấp dẫn hoặc trong các trƣờng hợp nhiệm vụ công ích (ví dụ một số lĩnh vực thuộc KH&CN phục vụ nông nghiệp, y tế, chống ô nhiễm, chống thiên tai, năng lực nguyên tử, vũ trụ....).

- Tổ chức KH&CN hoạt động trong những trƣờng hợp lực lƣợng KH&CN tƣ nhân còn quá yếu kém, bất cập với ý đồ sử dụng KH&CN đẩy mạnh phát triển đất nƣớc.

- Tổ chức KH&CN phục vụ những mục tiêu chiến lƣợc phát triển đất nƣớc của Nhà nƣớc: Những lĩnh vực quan trọng cần tập trung ƣu tiên phát triển; Những lĩnh vực KH&CN liên quan tới bí mật quốc gia, cần quản lý chặt chẽ kết quả nghiên cứu.

Về nguyên lý, mức độ sự can thiệp của Nhà nƣớc vào tổ chức KH&CN khác nhau ở 3 loại hình trên. Ở loại thứ nhất, sở hữu Nhà nƣớc tạm hiểu nhƣ là sự bổ sung cho khu vực tƣ nhân. Trong khi lấp chỗ trống cho các tổ chức NC-PT tƣ nhân, nhìn chung các tổ chức NC-PT nhà nƣớc không đòi hỏi cần có một cách thức quản lý khác biệt. Trong loại thứ 2, tác động của Nhà nƣớc phải đủ mạnh để định hƣớng hoạt động và quản lý chặt chẽ sản phẩm nghiên cứu tạo ra từ các tổ chức KH&CN. Chẳng hạn tại các viện nghiên cứu phục vụ quốc phòng, nhiệm vụ nghiên cứu sẽ đƣợc Chính phủ xác định cụ thể trên cơ sở chién lƣợc quân sự của quốc gia. Các nhà khoa học trong các viện nghiên cứu phục vụ quốc phòng cũng không thể tuỳ ý công bố hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu của mình ra thị trƣờng, mà trái lại, phải tuân thủ quy định của Nhà nƣớc.

5) Khuyến khích, thúc đẩy tiến bộ KH&CN của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất dịch vụ; đẩy mạnh nghiên cứu, sáng chế, ứng dụng KH&CN mới vào các đơn vị. việc chuyển giao công nghệ, mua sắm thiết bị phải đƣợc chế tài bởi chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc.

6) Đổi mới thể chế quản lý cán bộ KH&CN phù hợp với nền kinh tế tri thức, hội nhập với thế giới, có chính sách cụ thể tôn vinh nhà khoa học giỏi, coi trọng hiệu quả, chất lƣợng thực sự

của hoạt động khoa học. Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đƣợc thực hiện liên tục, rộng khắp, cán bộ khoa học đƣợc tạo điều kiện để học tập, trao đổi kiến thức, cạnh tranh lành mạnh.

Những tác động khác nhau của Nhà nƣớc vào tổ chứcKH&CN công lập: Tác động thông qua các công cụ quản lý vĩ mô; can thiệp ở nhiều mức độ tuỳ theo ý đồ ra đời tổ chức KH&CN công lập. Những phân biệt này sẽ là cơ sở tiếp tục tiến hành phân tích và ý nghĩacủa vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN. Thực hiện tốt các biện pháp trên là Nhà nƣớc đã góp phần quan trọng thúc đẩy KH&CN phát triển. Tuy nhiên, chỉ nhƣ vậy thì chƣa đủ. Trên thực tế, ngoài các công cụ quản lý vĩ mô, Nhà nƣớc còn thể hiện vai trò của mình trong hoạt động KH&CN với tƣ cách là chủ sở hữu một số tổ chức nghiên cứu và triển khai (R&D).

Nhìn chung, có thể thấy đổi mới cơ chế quản lý về KH&CN ở nƣớc ta trong thời gian qua đã đạt đƣợc một số điểm mới sau đây:

- Mở rộng lƣu thông sản phẩm nghiên cứu KH & CN thông qua việc cho phép ký kết hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật (R&D).

- Giải phóng lực lƣợng lao động KH & CN thông qua việc cho phép cán bộ KH & CN đƣợc làm công tác kiêm nhiệm.

- Tiến hành phân cấp trong quản lý KH & CN.

- Đa dạng hoá thành phần tham gia hoạt động KH & CN. - Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KH & CN.

Trong quá trình đổi mới quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoa học công nghệ thực tế cho thấy xoá bỏ tận gốc cơ chế hành chính quan liêu bao cấp là đòi hỏi bức xúc và là quá trình phức tạp nhƣng đó là đòi hỏi khách quan, cần phải xây dựng lộ trình đổi mới, thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở đổi mới cơ chế hoạt động KH & CN mới có thể tiến hành có hiệu quả việc thay đổi cơ cấu của hệ thống KH & CN và nâng cao trình độ KH & CN ở nƣớc ta hiện nay.

Kết luận Chƣơng 3.

Giả thuyết về Điều kiện để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập phải bao gồm đồng thời các vấn đề cơ bản và cốt lõi sau: 1) Thƣơng mại hóa hoạt động KH&CN đã mang lại lợi ích rõ rệt trên thực tế. Lợi ích của ngƣời sản xuất sản phẩm KH&CN và lợi ích của ngƣời sử dụng sản phẩm

đó cùng đƣợc tăng cƣờng, và nhờ đó mà thúc đẩy sự hoạt bát, năng động của nhà khoa học và cả của ngƣời sản xuất. Những lợi ích do thƣơng mại hóa hoạt động mang lại càng lớn lao thì những hậu quả do sự hạn chế của quá trình thƣơng mại hóa gây ra cũng càng rõ ràng. Tình trạng hạn chế của thị trƣờng hoạt động KH&CN ảnh hƣởng tới nỗ lực đổi mới hoạt động của các tổ chức KH&CN, nỗ lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, nỗ lực xóa bỏ bao cấp trong hoạt động KH&CN.

2) Nội dung về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu triển khai không phải chỉ là việc xác định nhiệm vụ đặt ra mà còn liên quan tới cách thức (phƣơng pháp) giải quyết vấn đề:

- Nỗ lực thúc đẩy thƣơng mại hóa phải hƣớng vào những vấn đề thực tiễn đòi hỏi nhƣ: đổi mới các chính sách về chủ thể của thị trƣờng hoạt động KH&CN, hệ thống thông tin về thƣơng mại KH&CN, tài chính cho KH&CN, SHCN buộc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải năng động, bám sát thực tiễn và khắc phục sự trì trệ, thái độ chần chừ...

- Thƣơng mại hóa kết quả R&D cần tích cực, nhƣng cũng không thể quá nóng

Một phần của tài liệu Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)