Nguồn vốn:

Một phần của tài liệu Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 50)

10. Kết cấu luận văn

2.1.3.Nguồn vốn:

Nguồn vốn của các trung tâm chủ yếu dựa một phần vào kinh phí chi thường xuyên từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Việc phân bổ kinh phí không có sự nhất quán trong cả nƣớc mà tuỳ thuộc vào từng địa phƣơng, có địa phƣơng phân bổ chỉ tiêu, hạn mức kinh phí cho biên chế sự nghiệp của Trung tâm nhƣ đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhƣng có địa phƣơng chỉ cấp bằng 50% (phần lƣơng). Do vậy, có tỉnh đƣợc cấp 500 triệu đồng/năm, nhƣng có tỉnh chỉ đƣợc cấp 50 triệu đồng/năm. Nguồn kinh phí cho hoạt động các Trung tâm phải tự lo liệu, thu nhập và đời sống CBNV rất khó khăn.

Theo số liệu tổng hợp (2003 – 2008)[10] nguồn kinh phí từ 52 tỉnh thì:

(1). Kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm:

+ Kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên: 27,2 tỷ đồng. - Bình quân 100 triệu đồng/năm/Trung tâm.

- Bình quân cho 1 lao động: 27.167.889.000: 815: 5= 6.625.700đ. + Kinh phí từ các nhiệm vụ được giao ( 26/52 tỉnh) là:55,1 tỷ đồng.

- Bình quân mỗi trung tâm (trong số 26/52 Trung tâm) là:420 triệu đồng năm .

+ Kinh phí từ các đề tài, dự án (qua đấu thầu): 82,2 tỷ đồng.

- Bình quân các trung tâm (52 Trung tâm) nhận đƣợc 300 triệu đồng/ năm chi cho các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Tổng cộng kinh phí đƣợc cấp từ ngân sách Nhà nƣớc là:164,5 tỷ đồng.

+ Gía trị tài sản (không tính nhà xƣởng) bình quân: 1,8 tỷ đồng/Trung tâm.

(2).Kinh phí thu từ hoạt động sự nghiệp: Nguồn kinh phí thu từ các sản phẩm, dịch vụ không đáng kể ( chỉ đạt trên 20%). Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ KH&CN của Trung tâm đều đƣợc Nhà nƣớc bao cấp (thu không đủ chi).

Qua số liệu trên cho thấy, chi phí cho đầu tƣ duy trì bộ máy và hoạt động của các trung tâm là rất thấp không tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao. Đặc biệt thu nhập của cán bộ viên chức, lao động nếu tính kinh phí sự nghiệp cho một CBVC trong một năm chỉ là 6,6 triệu đồng.

Bảng 2.1. Tổng hợp nguồn thu của 52 Trung tâm sau 5 năm (2003 – 2008) .

ĐVT: tỷ đồng ST Nguồn thu Tổng số Tỷ lệ (%) Năm thực hiện 2003 2004 2005 2006 2007 1. Ngân sách cấp 164,5 72,4 19,0 22,0 32,9 37,0 53,6 1.1 Kinh phí thƣờng xuyên 27,2 11,9 3,1 3,6 5,4 6,0 8,8 1.2 Kinh phí từ nhiệm vụ 55,1 24,2 6,3 7,3 11,0 12,3 17,8 1.3 Kinh phí từ ĐT-DA 82,2 36,1 9,4 10,9 16,4 18,4 26,7 2. Thu sự nghiệp 62,7 27,6 5,8 12,7 15,0 14,2 15,0 2.1 Thu từ CGCN 15,3 6,7 2,1 3,0 3,4 3,2 3,6 2.2 Thu từ d.vụ KH&CN 47,4 20,8 2,7 9,7 12,3 11,2 11,4 Tổng cộng: 227,2 100 24,8 34,7 47,9 51,2 68,6

Nguồn: Hội thảo toàn quốc các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN địa phương lần I, Đà Nẵng, 11/2008.

Nguồn thu của các trung tâm thuộc khối địa phƣơng trong cả nƣớc chủ yếu vẫn dựa vào nguồn kinh phí từ ngân sánh Nhà nƣớc cấp thông qua các nhiệm vụ KH&CN do Nhà nƣơc giao. Tuy nhiên, nếu tách riêng phần thu nhập kinh phí có nguồn gốc từ

NSNN (164,5 tỷ), chỉ tính số thu nhập từ các hoạt động SX-KD, tƣ vấn và dịch vụ KH&CN (62,7 tỷ) thì thu nhập bình quân của mỗi trung tâm chỉ đạt 241 triệu đồng/năm/trung tâm. Bình quân mức thu nhập này thấp. Bởi vậy, việc tự hạch toán kinh phí hoạt động ngay từ ban đầu trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là rất khó.

2.1.4. Nguồn nhân lực[11]:

Tổng số cán bộ viên chức, lao động hợp đồng của 52/63 Trung tâm là 815 ngƣời, trong đó:

2.1.5. Mô hình tổ chức:

Tất cả các Trung tâm đều là đơn vị sự nghiệp, hoạt động theo vai trò,chức năng là cầu nối, tiếp thu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới vào sản xuất. Tuy nhiên, về tên gọi của các trung tâm chƣa thống nhất theo Thông tƣ 15/2003 ( Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ):

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 cơ cấu L Đ B iê n c hế Hợp đồng Tổng số

Nguồn nhân lực của các Trung tâm hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ năng lực, khả năng và kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, nhiều cán bộ chƣa thực sự gắn bó với nghề nghiệp.

+ Biên chế 590, chiếm 72,4% .

+ Lao động hợp đồng: 225 chiếm: 27,6 % - Trình độ chuyên môn:

+ 37 trình độ trên đại học chiếm: 4,57 %. + 357 trình độ đại học chiếm: 45,4%. + 421 trình độ trung cấp kỹ thuật: 52%.

Biểu đồ cơ cấu nguồn nhân sự

Đại học 357 44% TCKT 421 52% Trên ĐH 37 4%

Các trung tâm có bộ máy cấu trúc theo lý thuyết cơ học và vận hành mang tính hành chính, đƣợc Nhà nƣớc bao cấp, một tổ chức có quyền lực tập trung (theo chế độ thủ trƣởng) nhƣng thực hiện nhiệm vụ lại phân tán, thiếu năng động đây là nét đặc thù của quản lý kém hiệu quả hiện nay.

Tóm lại, để bƣớc vào cơ chế chuyển đổi, một trong những yêu cầu đòi hỏi các tổ chức KH&CN nói chung và các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN khối địa phƣơng phải năng động và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình, không đƣợc phép ỷ lại hoặc trì trệ, phải chủ động trong tính toán, lập kế hoạch công tác hằng năm với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm để tạo ra các sản phẩm khoa học có ý nghĩa thực tế, có giá trị trên thị trƣờng và thật sự hữu ích cho xã hội. Ðiều này có nghĩa là đơn vị đó phải tính toán và tự chủ đƣợc "đầu vào" cũng nhƣ "đầu ra" của các sản phẩm khoa học. Đồng thời, để cải thiện bộ máy và mô hình tổ chức, Nhà nƣớc phải chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính Nhà nƣớc can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và các hoạt động khác có liên quan của đơn vị. Cần tinh giảm thủ tục hành chính, loại bỏ phiền hà, chống tham nhũng và xoá bỏ hiện tƣợng thiếu thống nhất

trong quản lý Nhà nƣớc giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các ngành... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có 34/60 Trung tâm theo đúng tên của Thông tƣ 15/2003 (Trung tâm Ứng dụng TBKH&CN), chiếm 56,6%.

+ Có 15/60 Trung tâm mang tên Trung tâm Ứng dụng tiến bộ CGCN chiếm 25%. + Còn lại là 11/60 Trung tâm có tên gọi khác chiếm 14,4%. 0 5 10 15 20 25 30 35 Tên gọi TT TBKHCN TBCGCN Khác

2.2. Thực trạng hoạt động các Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN khu vực vùng Đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL).

2.2.1. Những đặc trưng của chuyển giao kết quả nghiên cứu trong vùng sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.

- Đối tƣợng tiếp nhận công nghệ trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nông dân. Nông dân Việt nam nói chung và nông dân vùng ĐBSCL nói riêng, nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần nghèo nàn, trình độ dân trí chƣa cao, trình độ tiếp cận với công nghệ và khả năng đổi mới công nghệ thấp, không đủ kinh phí để tiếp nhận, đổi mới công nghệ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào sinh sống ở vùng sâu vùng xa nơi rất cần hỗ trợ các tiến bộ kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bao gồm các kỹ thuật tiến bộ, các qui trình trồng trọt, chăn nuôi, các giống cây trồng, vật nuôi…là những công nghệ khó giữ đƣợc bản quyền khi đƣợc chuyển giao vào sản xuất. Bên cạnh đó, thị trƣờng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cũng chƣa đƣợc phát triển, các công nghệ muốn chuyển giao vào sản xuất cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội, do đó các tiến bộ kỹ thuật, qui trình sản xuất thậm chí cả giống cây trồng, vật nuôi cũng chƣa thực sự trở thành hàng hóa.

- Những vấn đề trên có ảnh hƣởng lớn đến khả năng lựa chọn, tiếp nhận công nghệ, đến hiệu quả của quá trình chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL.

2.2.2. Thực trạng hoạt động các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN khu vực ĐBSCL. vực ĐBSCL.

Qua khảo sát các trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN thuộc các Sở KH&CN vùng ĐBSCL và phân tích kết quả đã đƣợc công bố, hiện trạng hoạt động của các tổ chức KH&CN này đƣợc khái quát nhƣ sau:

a). Về Cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực.

Đồng bằng Sông Cửu long có 13 trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN trực thuộc các sở KH&CN ở địa phƣơng, do UBND tỉnh ra Quyết định thành lập. Các

Trung tâm đều là các đơn vị sự nghiệp, hoạt động công ích, có con dấu riêng và tài khoản giao dịch tại ngân hàng Nhà nƣớc.

a1. Cơ cấu tổ chức bộ máy.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của các trung tâm cơ bản gống nhau: + Cơ cấu tổ chức: các trung tâm có BGĐ và các phòng chức năng nhƣ sau: - Lãnh đạo trung tâm, gồm: Giám đốc và từ 1 – 2 phó giám đốc.

- Phòng Hành chính – Quản trị

- Phòng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ - Phòng dịch vụ, tƣ vấn KH&CN

- Phòng sản xuất và kinh doanh

- Phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất thực nghiệm.

+ Cơ cấu cán bộ viên chức và ngƣời lao động: Tổng số CBVC và lao động của 13 trung tâm là: 299ngƣời, trong đó:

- Số cán bộ trong biên chế hiện có: 197 ngƣời (66%). - Số lao động hợp đồng dài hạn: 102 ngƣời (34%).

- Bình quân mỗi trung tâm có 15 cán bộ viên chức trong biên chế và từ 08 lao động hợp đồng ngoài biên chế. Số cán bộ viên chức của các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN còn rất mỏng và thấp hơn nhiều so với số CBVC của các tổ chức Khuyến nông, khuyến ngƣ và khuyến công ở địa phƣơng từ 5 – 7 lần. Do đó, nguồn nhân lực này không đủ khả năng hoạt động chuyển tải thông tin khoa học, kỹ thuật để phục vụ sản xuất cho nông dân ở tận những vùng sâu, vùng xa của địa bàn.

+ Mô hình hoạt động:

- Về tên gọi của các trung tâm, có 8/13 trung tâm theo đúng tên gọi là Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ. Số trung tâm còn lại có tên gọi khác nhau. chƣa thống nhất theo Thông tƣ liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/7/2003 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ ở địa phƣơng.

- Quản lý về công tác tổ chức, hoạt động bộ máy của các Trung tâm đều theo quy định của Nhà nƣớc, theo phân cấp của UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ,

theo nhiều tầng nấc nên tổ chức bộ máy còn mang nặng tính hành chính, bao cấp (theo cơ chế nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, ngân sách Nhà nƣớc cấp), quản lý cán bộ còn dập khuôn theo chế độ công chức Nhà nƣớc. Với cấu trúc chức năng nhƣ vậy, các trung tâm này chỉ hoàn toàn thích nghi và phát huy năng lực trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nhƣng từ khi đổi mới đến nay, cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN này không phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Các tổ chức KH&CN chƣa có đƣợc đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động sáng tạo.

a2. Nguồn nhân lực.

Nhân lực hoạt động KH&CN của 13 trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN hiện nay là 299 ngƣời, trong đó:

- Trên đại học (thạc sỹ): 27 ngƣời (9%). - Đại học: 176 ngƣời (59%). - Trung cấp chuyên nghiệp: 56 ngƣời (19%). - Lao động kỹ thuật: 40 ngƣời (13%).

Từ kết quả điều tra, khảo sát về hoạt động của các trung tâm khu vực ĐBSCL năm 2009, trên cơ sở dữ liệu thu đƣợc, chúng tôi có bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp thực trạng nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: người

STT Tên các trung tâm Năm TL Nhân lực Trình độ chuyên môn Tổng số Biên chế đồng Hợp Trên ĐH (ths) Đại học Trung, sơ cấp 1 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ

KH&CN Long An 2004 15 13 02 01 10 04

2 Trung tâm NC U7D &DV

KHCN Tiền Giang 1999 47 12 35 02 13 32

3 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ

KH&CN Bến Tre 1997 22 12 10 01 11 10

4 Trung tâm ứng dụng Tiến bộ

KH&CN Trà Vinh 1998 21 16 05 02 14 05

5 Trung tâm ứng dụng tiến bộ

KH&CN Vĩnh Long 1988 24 19 5 02 19 03

6 Trung tâm ứng dụng tiến bộ

7 Trung tâm T.tin và ƢDTB

KH&CN Hậu Giang 2004 21 16 05 05 12 04

8 Trung tâm ứng dụng tiến bộ

KH&CN Sóc Trăng 1998 14 07 07 02 07 05

9 Trung tâm ƢD TB KH&CN

An Giang 1997 21 18 03 02 15 04

10 T.tâm K. thuật TN và ƢDTB

KH&CN Đồng Tháp 1995 24 21 03 02 16 06

11 Trung tâm KH&CN

Kiên Giang 1996 25 19 06 02 18 05

12 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ

KH&CN Bạc Liêu 1999 14 10 04 0 10 04

13 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ

KH&CN Cà Mau 1997 17 10 07 01 12 04

Tổng cộng 299 197 102 27 176 96

Nguồng: Báo cáo kết quả hoạt động KH&CN các trung tâm (2005-2009).

Hầu hết cán bộ của các trung tâm đều đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn nhất định ở nhiều ngành, nghề khác nhau tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi địa phƣơng. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ viên chức KH&CN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, kiến thức và năng lực quản lý nền kinh tế thị trƣờng, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…, chƣa ngang tầm với nhiệm vụ mới. Bên cạnh đó, công tác tổ chức, sắp xếp, điều động, luân chuyển và đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực cán bộ chƣa đáp ứng kịp với nhu cầu đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ hiện nay (số lƣợng cán bộ KH&CN qua đào tạo sau đại học còn ít, chỉ có 6% trình độ thạc sỹ), chƣa hợp lý về cơ cấu ngành nghề, thiếu lực lƣợng trẻ có trình độ cao, thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu, chuyển giao, tƣ vấn dịch vụ và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ.

Nhìn chung, so với nguồn nhân lực KH&CN ở các viện, trƣờng Trung ƣơng thì nguồn nhân lực KH&CN của khối địa phƣơng, đặc biệt khu vực vùng ĐBSCL còn gặp rất nhiều khó khăn, chƣa đáp ứng với yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ là cầu nối giữa tiếp thu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất và đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b). Cơ sở vật chất.

+ Trụ sở làm việc: Đa số các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN đƣợc các sở KH&CN sắp xếp, bố trí tạm thời địa điểm làm việc riêng, bình quân mỗi trung tâm có

gần 300 m2 diện tích trụ sở làm việc (còn hai trung tâm phải thuê địa điểm làm việc là Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Hậu Giang và Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Trà Vinh). Tuy nhiên, các trụ sở nhà làm việc của trung tâm đều bố trí chung với phòng thí nghiệm với máy móc thiết bị, dụng cụ và hóa chất. Vì vậy, diện tích và công năng sử dụng cho nơi làm việc còn khá nhiều khó khăn, chật hẹp, không đáp ứng nhu cầu làm việc của cơ quan.

+ Phòng thử nghiệm: Trƣớc kia, phòng thử nghiệm đƣợc giao cho Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lƣờng – Chất lƣợng (đơn vị thuộc sở KH&CN) sử dụng để phục vụ quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng hàng hóa. Khi Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995

Một phần của tài liệu Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 50)