Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 46)

10. Kết cấu luận văn

2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu

Tùy thuộc vào tình hình đặc điểm tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phƣơng. Nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ cùa các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cơ bản tập trung ở những nội dung chính nhƣ sau:

+ Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Sở Khoa học và Công nghệ giao hoặc đặt hàng để phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc ở địa phƣơng.

+ Nghiên cứu, lựa chọn và chủ trì thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, các dự án chuyển giao công nghệ, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các đề tài ứng dụng

tiến bộ kỹ thuật có liên quan đến sản xuất, đời sống khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, các kỹ thuật tiến bộ, các công nghệ mới đã đƣợc kết luận và áp dụng thành công, có hiệu quả ở một số nơi trong nƣớc và thế giới vào địa phƣơng.

+ Xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng công nghệ mới, các kỹ thuật tiến bộ và phổ biến nhân rộng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng

+ Tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong và ngoài nƣớc vào sản xuất và đời sống; thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao và nhân rộng các kết quả đề tài dự án; lựa chọn các khoa học kỹ thuật tiến bộ và tổ chức khảo nghiệm để hoàn thiện quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất của địa phƣơng.

+ Thực hiện các dịch vụ về đào tạo, tập huấn, tƣ vấn chuyển giao tiến bộ khoa học & công nghệ, môi trƣờng cho mọi thành phần kinh tế có nhu cầu để tăng dần nguồn thu đóng góp cho ngân sách.

- Tổ chức xây dựng, lắp đặt và chế tạo thiết bị, sản xuất các sản phẩm hoặc các công trình phục vụ sản xuất và đời sống sau khi nghiên cứu thành công hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nƣớc; Ứng dụng KHCN trong việc tiết kiệm, sử dụng năng lƣợng; thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức trình diễn các mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Tham gia giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới tại các chợ công nghệ thiết bị.

- Hƣớng dẫn đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong, ngoài nƣớc vào sản xuất và đời sống và các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao và nhân rộng các kết quả đề tài dự án trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ trên. Các hoạt động KH&CN của các trung tâm đã có những đặc điểm khác biệt. Đáng chú ý là khía cạnh về độ rủi ro trong hoạt động khoa học, mức độ cách biệt giữa kết quả nghiên cứu khoa học và việc áp dụng kết quả đó vào sản xuất, đời sống và khả năng gắn kết với thị trƣờng. Chính những khác nhau

này có liên quan tới mức độ hỗ trợ, can thiệp và khả năng điều tiết, kiểm soát của Nhà nƣớc và nó cũng ảnh hƣởng nhiều đến quá trình chuyển đổi và vận hành theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Chính vì vậy, cần phân biệt rõ những nhiệm vụ nào có thể thực hiện đƣợc theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và những nhiệm vụ nào chƣa thể thực hiện đƣợc và cần phải có sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc thông qua các nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao và đặt hàng, cụ thể nhƣ sau:

a). Những nhiệm vụ cần có sự hộ trợ của Nhà nước, chưa thực hiện theo cơ chế tự chủ, bao gồm:

+ Nhiệm vụ chuyển giao và áp dụng công nghệ mới, tiên phong vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, vùng sâu vùng xa; Lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật và tổ chức khảo nghiệm để hoàn thiện quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phƣơng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...có thể kết quả còn nhiều rủi ro, chƣa thể thƣơng mại hóa. Những nhiệm vụ này là những hoạt động công ích, không vì mục đích lợi nhuận, nên khuyến khích hoạt động nhƣ những tổ chức KH&CN khác ( khuyến nông, khuyến ngƣ và khuyến công…) .

+ Nhiệm vụ do các cơ quan nhà nƣớc giao để phục vụ công tác quản lý KH&CN ở địa phƣơng; Những nhiệm vụ mà những hoạt động KH&CN còn đang ở dạng nghiên cứu xây dựng mô hình, chƣa có độ ổn định về công nghệ.

Xác định mức độ rủi ro trong hoạt động nhiệm vụ để có cơ sở hỗ trợ từ Nhà nƣớc, cụ thể nhƣ sau:

- Những hoạt động có độ rủi ro lớn, mức độ cách biệt giửa kết quả nghiên cứu khoa học và việc áp dụng kết quả vào thực tế lớn thƣờng cần nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc. Mặt khác, Nhà nƣớc khó điều tiết bằng kế hoạch và khó đánh giá kết quả hoạt động khoa học thông qua ý nghĩa thực tế của kết quả đó.

- Những hoạt động có độ rủi ro nhỏ, mức độ cách biệt giữa kết quả khoa học và việc áp dụng kết quả vào thực tế thấp và khả năng gắn kết với thị trƣờng cao, thƣờng chỉ cần ít sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc. Mặt khác, Nhà nƣớc cũng để điều tiết bằng kế hoạch và dễ đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu thông qua ý nghĩa thực tế của kết quả đó.

- Những hoạt động có độ rủi ro thấp, mức độ cách biệt giữa kết quả khoa học và việc áp dụng kết quả và thực tế thấp, có ít khả năng gắn kết với thị trƣờng, thƣờng đòi hỏi nhiều

hỗ trợ từ Nhà nƣớc. Mặt khác, Nhà nƣớc dễ điều tiết và đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu thông qua ý thực tế.

Rõ ràng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm giữa ba loại tổ chức hoạt động R&D trên không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, không phải là sự khác nhau về tính chất tự chủ. Khác nhau ở đây chỉ là hình thức tự chủ, và để duy trì chúng, cần chú trọng các biện pháp mềm dẻo, linh hoạt trong khuôn khổ đảm bảo tính chất tự chủ. Cụ thể là: thực hiện mức độ cấp phát kinh phí khác nhau nhƣng các đơn vị đều có quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí đƣợc cấp; quản lý nguồn thu khác nhau trên cơ sở tôn trọng tự chủ của đơn vị; mức độ điều tiết khác nhau nhƣng đều là điều tiết gián tiếp; có các cách đánh giá khác nhau nhƣng đều phải tập trung vào năng lực tự chủ của đơn vị.

b). Những nhiệm vụ có thể áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Các tổ chức KH&CN đã sớm thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cơ chế tự hạch toán thu, chi để đảm bảo toàn bộ hoặc một phần nguồn kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và tạo vốn tích lũy để nâng cao năng lực hoạt động, các hoạt động sự nghiệp bao gồm:

+ Hoạt động tƣ vấn và dịch vụ KH&CN: nghiên cứu chế tạo, cung ứng, lắp đặt các thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống sau khi nghiên cứu thành công hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nƣớc.

+ Sản xuất và cung ứng: các sản phẩm, nguyên vật liệu phục vụ triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu KH&CN; các loại sản phẩm, hàng hoá, vật tƣ, hoá chất, nguyên vật liệu… theo yêu cầu thị trƣờng.

+ Thực hiện các hợp đồng tƣ vấn, dịch vụ trong lĩnh vực: đổi mới công nghệ, thiết bị; kiểm định, sửa chữa phƣơng tiện dụng cụ đo lƣờng; đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học & công nghệ; lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; an toàn bức xạ; áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng; các hoạt động chuyên môn khác phù hợp với quy định của luật pháp.

Một phần của tài liệu Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)